0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT

Một phần của tài liệu ĐỊA CHÍ TOÀN THƯ - QUÃNG NGẢI PHẦN 7 DOC (Trang 33 -39 )

I. NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 1 NGH Ệ THUẬT DIỄN XƯỚ NG

1.1. NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT

Các loại hình dân ca

Trong suốt nhiều thế kỷ ựịnh cư trên vùng ựất Quảng Ngãi, người Việt ở vùng ựất này ựã dùng nhiều loại hình dân ca ựể bày tỏ tình cảm, thái ựộ của mình trước thiên nhiên, trước sựựổi thay của lịch sử và ựời sống xã hội, ựể tỏ tình, ựể ru con, ựể nói về tình cha mẹ, nghĩa xóm giềng... Căn cứ vào hình thức diễn xướng, có thể tạm chia loại hình nghệ thuật diễn xướng của người Việt ở Quảng Ngãi thành các thể loại: hò, hát, lý.

* Các loại hò

Người Việt ở Quảng Ngãi có các loại hò dùng trong lao ựộng sản xuất, trong sinh hoạt cộng ựồng. Nếu chia theo môi trường diễn xướng thì có thể chia làm 2 loại: hò trên cạn và hò trên sông, nước.

Hò trên cn có các thể loại: hò giã gạo, hò ựầm nền, hò ựi cấy, hò xay lúa, hò tát nước, hò ựạp xe nước, hò giã vôi, hò ựẩy che mắa... Tất cả các loại hò này là những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thường gắn liền với môi trường hoạt ựộng sinh hoạt, sản xuất trên ruộng lúa, ruộng mắa, trên rẫy, trong nhà, ngoài sân, bến bãi, sân ựình... Tiết tấu, giai ựiệu của từng ựiệu hò phù hợp với hoạt ựộng sinh hoạt hoặc

CHƯƠNG

lao ựộng sản xuất, như vòng quay của cối xay lúa, vòng quay của xe ựạp nước, nhịp chày giã gạo, nhịp chân ựầm nền, nhịp tay cấy lúa... Nội dung của các loại hò này tùy thuộc vào sự "tức cảnh sinh tình" của một cá nhân hay của hai người (nếu là ựối ựáp), hoặc của một nhóm người, không phân biệt là mỗi loại hò có mỗi nội dung riêng. Có khi là những lời trêu chọc, có khi là ựể tỏ bày tình cảm, có khi là ựể quên nỗi vất vả trong lúc lao ựộng... Thường một cuộc sinh hoạt theo các loại hò có nhiều người cùng tham gia. Trong ựó có một người xướng (hô), một số người hò theo (xô, ứng), theo trình tự có xướng, có vào hò và kết hò.

đó là những ựiệu hò phổ biến, giai ựiệu, tiết tấu, lời ca tùy hứng, mặc dù có nhiều bài ựã có sẵn lời (lời cũ). Tuy nhiên, cũng có ựiệu hò có tiết tấu ổn ựịnh, gọn ghẽ, giai ựiệu trong sáng, mạnh, như hò giã vôi chẳng hạn.

Hò trên sông nước là loại hò thường ựược sử dụng trong sinh hoạt, lao ựộng sản xuất trên sông, trên biển. Hò trên sông nước có các loại: hò chèo thuyền, chèo ựò, hò giựt chì, hò ba lý, hò mái ba, hò mái nhì, hò mái nhặt... Trong các loại hò này, có loại tiết tấu lúc khoan nhặt (nên còn gọi là hò khoan), lúc trầm lúc bổng, lúc khỏe khắn, nhanh, chắc, như hò chèo thuyền, hò chèo ựò trên các dòng sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ...; có loại mạnh mẽ, dồn dập như hò giựt chì, hò kéo lưới, hò hụi...; có loại vui nhộn, sảng khoái, như hò ba lý, hò mái nhì, hò mái ba... Trong loại hình hò chèo ghe, nếu hò trên ựoạn sông ngắn, thì ựiệu hò ựó gọi là hò mái

ngơi, nếu là hò trên một chặng ựường sông thì gọi là hò mái dài. Hò mái ngơi, do dung lượng, thời lượng ngắn nên thường chỉ dưới hình thức hát ựối ựáp giữa nam và nữ, và chấm dứt trong 3 lần xô. Còn hò mái dài thì không hạn chế về dung lượng, thời lượng, bởi người ta hát trong một ựường sông nước dài, có khi từ miền xuôi lên miền ngược.

Trong các loại hò trên sông, biển còn có một loại hò gọi là hò một cung ba cách,

có 4 làn ựiệu chắnh: hò chèo ghe, hát bội, ru con và giã gạo. đây là loại hò của dân chài trên biển, do nhiều người cùng tham gia, là một hình thức hát tập thể, do một người hát chắnh và nhiều người cùng xô theo.

* Các loại lý

Lý là một thể loại dùng trong sinh hoạt ca hát dân gian ựược nhiều người ưa thắch. Cấu trúc của giai ựiệu lý rất chặt chẽ, hoàn chỉnh từ giai ựiệu, lời ca, nhịp. Lý thường ựược dùng trong các loại hình dân ca nghi lễ, như hát sắc bùa, hát bả trạo, hò ựưa linh, hoặc các loại hình sân khấu truyền thống, như các vở tuồng cổ... Ở Quảng Ngãi, có các ựiệu lý phổ biến như: lý vẽ rồng, lý tang tắt, lý con chuồn chuồn, lý năm canh, lý thương nhau, lý mừng xuân... Trong các vở tuồng cổ, các ựiệu lý thường ựược các nhân vật thuộc tầng lớp dưới sử dụng ựể bày tỏ thái ựộ oán trách ựối với tầng lớp trên (như các bài lý năm canh, lý thương nhau...). Trong hát bả trạo, thường sử dụng các bài lý tang tắt, lý năm canh... Trong múa hát sắc bùa thường sử dụng các bài lý, như lý mừng xuân, lý vẽ rồng, lý năm canh...(trong phần múa hát giúp vui).

* Các loại hát

Người Việt ở Quảng Ngãi có nhiều loại hát khác nhau. Nếu nhìn dưới góc ựộ nội dung thể hiện thì có các loại hát: hát nhân ngãi, hát huê tình... Nếu theo chức năng thì có hát ru, hát khóc (nay không còn), hát mừng tuổi (dùng trong hát sắc bùa)... Nếu theo mục ựắch diễn xướng thì có hát sắc bùa, hát bả trạo... Nếu theo phương thức diễn xướng thì có hát ống, hát lô tô, hát bài chòi...

Tất cả các loại hát nhân ngãi, hát huê tình..., chủ yếu cũng chỉ là hát ựối ựáp của nam nữ vào những lúc rỗi rãi, hội hè, trong những ựêm trăng thanh, gió mát, ở sân ựình, bến bãi, hiên nhà, bãi mắa, nương dâu... Người Việt ở Quảng Ngãi thường gọi loại hát này là hát hố.

Cũng trong loại hát ựối giao duyên còn có hát ống. Hát ống là hát bằng ống. Hai người ở hai ựầu hát qua ống làm bằng ống tre hoặc bằng ống sắt (như lon sữa bò), nối hai ống là một sợi chỉ giăng. Cách hát này vừa kắn ựáo, vừa dễ bày tỏ tình cảm. Nội dung các bài hát ống thường là bày tỏ nỗi niềm yêu thương giữa trai và gái, chia sẻ lẫn nhau những vướng mắc trong ựời sống, ựặc biệt trong ựời sống gia ựình còn nhiều khó khăn và những bất công trong xã hội phong kiến.

Hát ru là ựiệu hát của bà, của mẹ, của chị, và cả của ông, của cha dùng ựể ru con, ru cháu. Nhịp ựiệu khoan thai, lúc trầm lúc bổng, bao giờ cũng bắt ựầu bằng từ "ầu ơ..". Vắ dụ:

Ầu ơ...

Ngó lên trên trời, trời cao lồng lộng Ngó ra ngoài biển, biển rộng thinh thinh Ngó vô trong dạ buồn tình

đêm nằm nước mắt...(ầu ơ) nhỏ như bình trà nghiêng

đêm nằm nước mắt...(ầu ơ) triền miên Áo em năm vạt (à) ướt liền cả năm.. (à ơ)...

Bà Phù Thị Sẻ - Thôn Tây, An Vĩnh, Lý Sơn hát (1)

Hát lô tô, còn gi là hô lô tô, là lối hát nói, ngoài lời chúc theo kiểu nói lối còn lại nội dung chắnh của bài hát chủ yếu bằng thể thơ 4 chữ, mà thực chất ựó là những bài vè về nhiều ựề tài khác nhau, nhằm ựể chúc tụng, ựể mời mọc mọi người tham gia các trò chơi. Lời bài hát mộc mạc dễ hiểu, dễ nhớ, giai ựiệu ựơn giản, vui nhộn. Hát lô tô thường ựược dùng trong lễ hội dân gian, trong hội vui xuân.

Ngoài ra, người Việt ở Quảng Ngãi còn hát vè. Nôi dung của vè thường là kể lại một câu chuyện nào ựó, ca ngợi hay phê phán về cảnh ựẹp, một sự kiện, một con người hay kể về các loài cá, về các loài chim... Có kiểu vè nói xuôi, có kiểu vè nói ngược. Lời vè thường trong sáng dễ hiểu, thường theo thể thơ 4 chữ, 6 chữ...

Các loại hình diễn xướng tiêu biểu

Trong các loại hình diễn xướng dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi, có 3 thể loại diễn xướng tiêu biểu: hát bài chòi, hát bả trạo và hát sắc bùa.

* Hát bài chòi

Hát bài chòi là một hình thức ca hát dân gian phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Cách ựây vài chục năm về trước, tại Quảng Ngãi, hội hát bài chòi có mặt ở hầu hết các làng xã trong tỉnh, nhất là ở các làng xã ven biển vào mỗi dịp Tết Nguyên ựán, có khi bắt ựầu từ khoảng 20 tháng Chạp ựến hết Rằm tháng Giêng. Ngày nay, ở một vài nơi cũng còn tổ chức hội bài chòi, trên 9 chòi và cả hội bài chòi chiếu, nhưng thường chỉ bắt ựầu từ 26 - 27 tháng Chạp ựến mùng 4 mùng 5 Tết.

Một cỗ bài chòi có 27 cặp con (còn gọi là quân, hoặc thẻ bài), ựược chia làm 3

pho. Pho Sách gồm 9 cặp có tên: Nhứt nọc, Nhì nghèo, Ba gà, Tứ xách, Ngũ dụm, Sáu hường, Bảy thưa, Tám dậy, Cửu ựiều. Pho Vạn gồm 9 cặp có tên: Nhứt trò, Nhì bắ, Tam quăng, Tứ ghế, Ngũ trợt, Lục trạng, Thất vung, Bát bồng, Cửu chùa.

Pho Văn gồm 9 cặp có tên: Nhứt gối, Nhì bánh, Ba bụng, Tứ tượng, Ngũ rốn, Sáu xưởng, Bảy liễu, Tám miếu, Chắn cu. Ngoài ra còn có 3 cặp: Lão, Thang, Chi. Lão có Ông ầm, Thang có Thái tử, Chi có Bạch huê (2).

Một sân khấu bài chòi ựược bố trắ theo dạng hình vuông, gồm có 8 chòi con và 1 chòi trung ương. Người chơi ngồi trên 8 chòi con. Chòi trung ương dành cho các anh hiệu (có khi vài người ựể thay nhau hát, xướng) và ban nhạc (ngũ âm). Khi anh hiệu xướng lên con bài nào thì chòi trúng con bài sẽ ựánh mõ tre báo hiệu là trúng con bài ựó, và anh chạy hiệu sẽ cắm cờ vào ống tre giắt bên chòi của người chơi. Kết thúc một lần chơi là lúc có một chòi trúng cả 3 con bài, và anh hiệu sẽ ựánh một hồi trống báo hiệu chấm dứt, các chòi con sẽựánh một hồi mõ chúc mừng.

Nội dung các bài hát (hô thai) thường là dễ thuộc, dễ nhớ, hóm hỉnh, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thể, hoặc thơ 4 chữ. Nhiều bài hát có nội dung hết sức sâu sắc, ựề cao lối sống tốt ựẹp, phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội, nhưng cũng có bài hát chỉ nhằm ựể ựố vui, mặc sức người nghe, người chơi tưởng tượng, như các bài hát về con Bạch huê, hoc Nhứt nọc...

Giai ựiệu của bài chòi thường theo lối hát thông thường, như nói thơ, nói vè, và cũng có lúc vận dụng cả các ựiệu xuân nữ, xàng xê, hò Quảng... Nói chung, bài chòi là một hình thức diễn xướng dân gian mang tắnh tổng hợp, như hát, hô, nói, khua trống, mõ, nhạc ựệm, diễn trò...

Bài chòi chiếu cũng có nội dung và bài bản tương tự như bài chòi trên 9 chòi, nhưng ựơn giản hơn, người chơi chỉ ngồi trên chiếu.

Nhờ những yếu tố tắch cực của hình thức diễn xướng này mà bài chòi bước lên sân khấu chuyên nghiệp lẫn không chuyên nghiệp, từựộc tấu, song tấu ựến ca kịch, từ những bài ca ựơn lẻ ựến vở diễn dài hơi. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài thơ nôm na ựược sáng tác cho lối hát bài chòi, ựã thực sự lôi cuốn ựông ựảo quần chúng nhân dân, và góp phần tuyên truyền ựường lối chủ trương của đảng, của Cách mạng. Chắnh bài chòi ựã làm nên những tên tuổi các nghệ sĩ là người Quảng Ngãi: Lệ Thi, Hữu Ích, Bắch Liên, Nguyễn Văn Khánh...

* Hát bả trạo

Hát bả trạo còn gọi là chèo bả trạo, có nơi gọi là chèo bá trạo, là một hình thức diễn xướng dân ca nghi lễ, diễn ra vào mỗi dịp tế Cá Ông, hoặc khi Cá Ông lụy, là một bộ phận của nghi lễ thờ cúng Cá Ông của các vạn chài ven biển Quảng Ngãi.

đội chèo bả trạo thường có 15 - 17 người, trong ựó có một Tổng lái, một Tổng thương, một Tổng mũi, và còn lại là các con trạo. Một chương trình hát bả trạo diễn ra trong thời lượng 90 ựến 120 phút ngay tại sân lăng thờ Cá Ông hoặc ngoài bãi biển. Nội dung chắnh một bài bả trạo theo trình tự: phần ựầu kể về chuyện ngư dân ựi làm biển, rồi bị sóng to gió lớn; khi thuyền sắp ựắm, ựức Ngư Ông xuất hiện và ra tay cứu giúp, ựưa thuyền về nơi an toàn; phần tiếp theo là hát múa kể về công ựức Cá Ông, suy tôn Ông; phần cuối là hát các bài vè, bài lý giúp vui.

Người giữ vai trò lĩnh xướng một cuộc hát bả trạo là Tổng mũi, có sự giúp sức của Tổng thương và Tổng lái. Các con chèo xô theo từng ựoạn và múa các ựộng tác như ựang chèo thuyền (nên còn gọi là chèo cạn). Giai ựiệu các bài bả trạo thường ựược sử dụng là nói lối, hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò kéo neo, hò giựt chì, hò mái ngơi, nam xuân, nam ai..., và các bài lý, như lý tang tắt, lý vãi chài... Nhờ sự tắch hợp nhiều giai ựiệu, làn ựiệu, có nói lối, có hát, có múa, có diễn, có sênh, trống và dàn nhạc phụ ựệm phụ họa, và có thể xem, hát bả trạo là một loại hình diễn xướng mang tắnh tổng hợp (như hát sắc bùa, hát bài chòi).

Hiện nay, nhiều làng, vạn ven biển Quảng Ngãi, hàng năm vào dịp tế Cá Ông còn tổ chức hát bả trạo, như vạn đông Yên (Bình Dương, huyện Bình Sơn), vạn Cù Lao - Mỹ Tân (Bình Chánh, huyện Bình Sơn), vạn Tuyết Diêm (Bình Thuận, huyện Bình Sơn)... Cách ựây vài năm, vạn Thạch Bi (Phổ Thạnh, huyện đức Phổ) cũng tổ chức lại ựội bả trạo ựể diễn trong lễ tế tại lăng Ông, và nghĩa tự của vạn vào lệ tế xuân và lệ tế thu.

* Hát sắc bùa

Hát sắc bùa là một hình thức diễn xướng dân gian mang tắnh chất nghi lễ - phong tục, chủ yếu diễn ra vào dịp Tết Nguyên ựán. Trước năm 1945, nhiều làng xã ven biển thuộc các huyện Tư Nghĩa, Mộ đức, đức Phổ có hát sắc bùa. đến nay,

vì nhiều lý do khác nhau, tục hát sắc bùa chỉ còn ở xã đức Phong (huyện Mộđức), các xã Phổ An, Phổ Cường, Phổ Khánh, Phổ Thạnh (huyện đức Phổ), mà trong ựó tiêu biểu nhất là ở Phổ An.

Thời gian ựội bùa lưu diễn thường bắt ựầu từ ựêm trừ tịch ựến hết tháng Giêng, không chỉ trong một làng, xã mà còn ựi diễn ở nhiều nơi, ựặc biệt là ở những làng, xã dọc ven biển Quảng Ngãi, có khi ựi tận Bình định hoặc Quảng Nam. Chắnh tắnh chất lưu diễn này mà hát sắc bùa ựược xem là một hình thức diễn xướng mang tắnh bán chuyên nghiệp.

Biên chế một ựội sắc bùa (còn gọi là phường bùa, ựội bùa) thường có 11 người, trong ựó có một ông cái kiêm chơi trống tầm vinh (còn gọi là tùng dinh, là một dạng trống cơm), một ông phụ cái, một ông chơi ựàn cò, một ông chơi kèn tiểu, một ông chơi phách, và 6 nữ làm quân xô. Quân xô thường chỉ từ 12 - 16 tuổi.

Một chương trình biểu diễn hát sắc bùa ở dạng tương ựối ựầy ựủ, gồm có:

Phần thủ tục ban ựầu mang tắnh nghi lễ - phong tục, gồm hát các bài: Mở ngõ, Bước vào khỏi ngõ, Vào sân, Tạ miếu Thổ thần, Mở cửa, Lễ tạ ông bà, Bộc trúc, Tổ trống, Tổ ựôi sinh, Tạ trang ông Táo, Trang Tiên sư, Trang thờ Quan công..., Phạt mộc, Trấn bùa.

Phần chúc nghề và múa hát giúp vui, gồm các tiết mục: chúc nghề (nghề nông, nghề làm biển, nghề chăn tằm, nghề làm thuốc, nghề ựi buôn, nghề thợ mộc...; múa

hát theo các bài lý, vè (Lý huê là, Lý vẽ rồng, Lý hoa thơm, Lý vọng phu, Vè cá biển, Vè hoa lá cỏ cây...).

Phần kết có Múa hát Trấn ngũ phương, Múa trình lục cúng, Chúc gia chủ, Hát

ựi ra...

Nội dung chắnh của hát sắc bùa là chúc mừng năm mới cho gia chủ (trong gia ựình mời ựội bùa ựến biểu diễn), làm các thủ tục xua quỷ, trừ tà, tống cựu, nghinh

Một phần của tài liệu ĐỊA CHÍ TOÀN THƯ - QUÃNG NGẢI PHẦN 7 DOC (Trang 33 -39 )

×