NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI HRÊ * Các loại hình dân ca

Một phần của tài liệu Địa Chí Toàn Thư - Quãng Ngải phần 7 doc (Trang 39 - 43)

I. NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 1 NGH Ệ THUẬT DIỄN XƯỚ NG

1.2. NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI HRÊ * Các loại hình dân ca

* Các loại hình dân ca

Các loại hình dân ca chắnh của người Hrê ở Quảng Ngãi bao gồm: ta lêu (ca

lêu), ca choi (ca chơi), ta jeo, vaựhô con...

Dân ca Hrê có giai ựiệu trong sáng, tình cảm và thang âm phong phú, nên nhiều nhạc sĩ ựã mượn làn ựiệu từ dân ca Hrê ựể phát triển thành những ca khúc nổi tiếng, như: Phan Huỳnh điểu với Bóng cây kơnia (thơ Ngọc Anh), Nhật Lai với

Thương anh cán bộ, Cánh chim pôngkle, Hái rau tặng anh bộ ựội, Phan Quý với

Chiều sông Rhe (thơ Nguyễn Ngọc Trạch)...(3).

* Ta lêu

Ta lêu (ở huyện Sơn Hà, và những vùng dưới của huyện Sơn Tây gọi là ca lêu),

là ựiệu hát kể, có tắnh chất tự sự. Người Hrê thường dùng ta lêu ựể hát kể cho con cháu nghe bên bếp lửa nhà sàn, trên rẫy vào mùa chờ thu hoạch. Có hai dòng ta lêu là ta lêu cổ và ta lêu mới.

Ta lêu cổ, là loại ta lêu có hệ thống bài bản vốn ựược truyền từựời này sang ựời khác. Loại ta lêu này có các ựề tài như: kể về các loài vật, cây cối; kể về các anh hùng huyền thoại của cộng ựồng tộc người, về các vị thần linh, về những con người tài trắ, dũng cảm... đây là loại ta lêu có cốt truyện nên khi hát kể ta lêu,

người Hrê gọi là cà eng, vì có nhng bài ta lêu ựược các nghệ nhân Hrê hát suốt cả ựêm. Trong các truyện cổ dân gian của người Hrê thường có những ựoạn xen bằng văn vần, ựó chắnh là những khúc ta lêu cổ.

Ta lêu mới, là loi ta lêu mới ựược sáng tác trong giai ựoạn chống Pháp, chống Mỹ và cả sau ngày hòa bình, thống nhất ựất nước. Nội dung chắnh của loại ta lêu

này là ca ngợi đảng, Bác Hồ, bộựội; tình ựoàn kết Kinh - Thượng, mối tình gắn bó giữa quân và dân; ca ngợi cuộc sống mới, về tinh thần hăng say lao ựộng, sản xuất... và ựặc biệt là về tình yêu ựôi lứa.

* Ca choi

Ca choi (có nơi gọi là ca chơi) là một loại hát ựối ựáp. Ca có nghĩa là ca hát,

choi (hay chơi) có nghĩa là ựối lại. Giai ựiệu của ca choi trong sáng, ựơn giản, nhưng rất mượt mà, tình cảm. Nội dung của ca choi thể hiện nhiều ựề tài khác

nhau: chuyện yêu ựương, chuyện gia ựình, chuyện xã hội, mừng quê hương, ựất nước... Người Hrê còn dùng ca choi ựể hát ựố lẫn nhau.

Ngoài chức năng dùng ựể ựối ựáp, người Hrê còn dùng chắnh giai ựiệu trong sáng, tình cảm của ca choi ựể có thể hát những bài hát mang tắnh chất giãi bày những nỗi niềm riêng tư, như nói về nỗi khổ nhọc, nghèo túng, mồ côi... Những người lớn tuổi thường sử dụng loại ca choi này.

* điệu ta jeo

điệu ta jeo là ựiệu hát cúng thần linh. Người Hrê cũng như các dân tộc miền núi Quảng Ngãi vốn theo tắn ngưỡng ựa thần, gồm các thiên thần, nhiên thần. để khấn mời các vị thần linh, thầy cúng phải thuộc lòng các bài ta jeo khác nhau, tùy thuộc vào vị thần nào ựược khấn mời mà thầy cúng dùng bài hát cúng có nội dung phù hợp với vị thần ựó. Giai ựiệu, tiết tấu cũng thay ựổi trong từng ựoạn hát cúng. Có các bài hát cúng như cúng thần gió, cúng thần sông, cúng thần suối, cúng ông bà, tổ tiên, cúng gọi hồn...

* Vaựhô con

Vaựhô con có nghĩa là hát ru con. Cũng như nhiều tộc người khác, hát ru của người Hrê dùng ựể ru con, ru cháu. Người Hrê có thể hát ru con ngay cả lúc ựịu con lên nương rẫy. Nội dung chắnh của các bài hát ru của người Hrê là chủ yếu là mong con ngủựể cha mẹ ựi làm ruộng làm rẫy, ựểựi bẫy con thú, ựể vào rừng hái rau, hái củi và mong con lớn lên khỏe mạnh, thành người, biết bẫy thú, bẫy chim, biết làm ruộng, làm nương...

Các loại nhạc cụ

Nhạc cụ của người Hrê chủ yếu ựược chế tác bằng chắnh bàn tay của các nghệ nhân dân gian, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, bằng tai nghe, tay làm, mắt thấy, và sự trao truyền từựời này sang ựời khác. Ngoại trừ các bộ chiêng, còn lại hầu hết các loại nhạc cụựều làm bằng những vật liệu sẵn có.

Người Hrê sử dụng các nhạc cụ dân gian ựể chơi trong những lúc rỗi rãi, trên nhà sàn, hoặc ngoài nương rẫy, cũng có khi ựược sử dụng trong các hội mùa, hội ăn trâu, ựể ru con ngủ, ựể tỏ tình... Tiêu biểu có các loại nhạc cụ sau:

* đàn brook

Là một loại ựàn phổ biến của nhiều dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, với các tên gọi hơi khác biệt chút ắt, như brook, bro, vrook... đàn brook có bầu ựàn bằng trái bầu phơi khô, ựược khoét ruột; cần ựàn là một ống lồ ô hoặc ống nứa dài khoảng 60 - 70cm, có ựường kắnh khoảng 3 - 4cm; các phắm ựàn là những thẻ gỗ cây gạo hoặc bằng cật mây; có 2 dây, gồm một dây chồng (kxi klô) và một dây vợ

mô phỏng tiếng chiêng, có khi còn ựể ru con ngủ, dùng trong tang ma của người Hrê...

* đàn krâu

Cũng là một loại ựàn phổ biến của các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, với các tên gọi khác: goong, goong ựe, tinh ninh, teng neng, puôi brol, brook tru...

đàn krâu cũng có bầu ựàn bằng trái bầu khô, cần ựàn ngắn hơn ựàn brook (khoảng 50 - 60cm), nhưng ựường kắnh lớn hơn ựàn brook, khoảng 5 - 6cm; không có phắm ựàn. đàn krâu thường có 8 -15 dây, nhưng phổ biến là 8 dây. Các khóa ựể căng dây ựàn ựược làm bằng gỗ hoặc tre già. đàn krâu cũng dành cho nam giới, dùng ựể chơi các bài ta lêu, ựệm hát, mô phỏng các ựiệu chiêng ba, chiêng năm của người Hrê.

* đàn chinh kla

Tiếng Hrê chinh có nghĩa là chiêng, kla có nghĩa là tre, chinh kla có nghĩa là

chiêng bằng tre. đây là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất trong tất cả các loại hình nhạc cụ có mặt ở Việt Nam. đàn chinh kla ựược làm bằng một ựốt tre già, dài khoảng 25 - 30cm, ựường kắnh khoảng 15 - 20cm. Chung quanh ống tre có 8 - 10 dây ựàn, ựược tước ra từ cật tre, hai ựầu dây có những thanh gỗ, hoặc thanh tre nhỏ làm ngựa cho dây ựàn. Bụng ựàn có một lỗ thoát âm, vốn ựược khoét theo chiều dài của ống tre. Chinh kla cũng dành cho nam giới, dùng ựể mô phỏng tiếng chiêng, chơi các giai ựiệu ru con, các ựiệu ta lêu... Nhiều nơi người Hrê quan niệm, lúc trời giông thì không ựược chơi loại ựàn này, vì nếu chơi trời sẽ nổi giận làm ra nhiều sấm sét, giông bão.

* đàn rơựoang

đàn rơựoang là một loại nhạc cụ họ dây kéo, có nơi gọi là kỖny. đàn chỉ có một dây, ựược làm bằng gân thú, hoặc dây dứa, dây tơ, dây nilông, dây kẽm. Cung kéo là một thanh tre, hoặc nứa nhỏ (dùng ựể kéo). Cần ựàn là một ống nứa dài khoảng 40 - 50cm, có 4 - 5 phắm bằng sáp ong. Một sợi chỉ ựược buột chặt từ phắa dưới thân ựàn nối với một miếng kim loại. Khi diễn tấu, ngoài việc dùng cung kéo ựể kéo vào dây ựàn, người diễn còn ngậm vào miếng kim loại ựể tạo nên một sự cộng hưởng âm thanh từ khoang miệng. đàn rơựoang cũng chỉ dành cho ựàn ông, dùng ựể chơi các giai ựiệu tự sự vào những lúc nhàn rỗi, hoặc mối mai vợ chồng...

* đàn a khung

được làm bằng 5 ống nứa, ống canh dài hơn 1m, ựường kắnh khoảng 3,5cm; ống con mói dài khoảng 1m, ựường kắnh khoảng 3,2cm; ống con váy dài khoảng hơn 80 cm, ựường kắnh khoảng hơn 3cm; ống con pắ dài khoảng hơn 70cm, ựường kắnh khoảng 3cm; ống con pun dài khoảng hơn 60cm, ựường kắnh khoảng gần 4cm. Khi diễn tấu ựàn a khung phải có 2 người, một nam, một nữ, hoặc cả 2 nữ trong tư thế quỳ, ngồi bệt, hoặc ựứng, tùy

vị trắ ựặt ựàn. Người ta dùng 2 bàn tay ựể vỗ vào ựầu ống theo các giai ựiệu giao duyên, mừng ngày tết, hoặc chỉựơn thuần là giải trắ.

* đàn và pút

Cũng ựược làm bằng ống nứa, có kắch thước to, nhỏ như ựàn rơựoang, nhưng chỉ có 3 ống. Cách chơi cũng giống như ựàn rơựoang, nhưng thường chỉ ựược sử dụng vào dịp Tết, hoặc ở trong rừng, trong rẫy, ắt thấy sử dụng trong nhà. Nhiều nơi cho rằng chơi và pút tài sản sẽ bay ựi hết.

* Sáo tà lắa

Là loại sáo dọc dài, ựược làm bằng ống nứa (trúc) già, có ựường kắnh khoảng 1,5 - 2cm, dài khoảng 40 - 50cm. Sáo có một lỗ thổi ở ựầu ống (ra pét) và 5 lỗ bấm dọc ựường thẳng thân ống ựể tạo các thang âm. Sáo tà lắa ựược dùng ựể hòa âm với các loại ựàn brook, krâu, sáo a mó... vào dịp lễ tết, hoặc có khi chỉ ựể giãi bày tâm sự vào những ựêm trăng sáng...

* Sáo a mó

được làm bằng một ống triêng rừng, có ựộ dài khoảng 20 - 25cm, chỉ có một lưỡi gà, không có lỗ ựể bấm (người Cor gọi là a máp). đây là nhạc cụ chỉ dành cho phụ nữ. Người chơi sẽ vừa thổi một ựầu vừa lấy hai bàn tay ựặt vào ựầu kia làm hộp cộng hưởng... Sáo a mó dùng ựể hòa tấu cùng các nhạc cụ khác, ựể gọi con thức dậy vào sáng sớm, ựể giãi bày tâm sự...

* Sáo tà vố

Sáo tà vố là một nhạc cụ làm bằng ựất sét. đất sét dùng ựể làm sáo tà vố là loại ựất sét màu ựỏ, không pha cát, sỏi. Sau khi ựập nhuyễn, nặn thành hình tròn như quả trứng, người làm sáo khoét rỗng ruột, làm các lỗ thổi, xong ựem phơi khô. Sáo tà vố thường có 3 - 5 lỗ, khi diễn tấu các ngón tay sẽ bịt hoặc thả ra ựể tạo nên các thang âm. Sáo tà vố là một loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người, là loại nhạc cụ dành cho trẻ em, dùng ựể gọi bạn tâm tình, khi chăn trâu, hoặc lên rẫy, lên nương.

* Sáo ra ngoái

Còn gọi là ựàn ra ngoái, là loại kèn môi, cấu tạo ựơn giản: chỉ là một miếng gỗ bằng tre, nứa, hoặc bằng gỗ mứt, và một thanh thép hoặc ựồng. Khi diễn tấu, người chơi kẹp hờ hai miếng lại giữa 2 môi, rồi dùng ngón tay bật thanh thép qua lại ựể tạo ra những bồi âm. Ra ngoái là loại nhạc cụ dành cho cả nam giới lẫn phụ nữ.

Người Hrê có bộ chiêng ba chiếc nổi tiếng bằng hợp kim ựồng, không có núm. Khi chơi chiêng phải có 3 người chơi, và chỉ ựánh bằng nắm tay (không dùng dùi như các dân tộc khác). Bộ chiêng ba của người Hrê gồm:

Chiêng túc: còn gọi là chiêng con, chiêng nhỏ nhất trong 3 chiếc. Khi chơi chiêng người chơi treo chiêng lên xà nhà, lấy tay phải bọc vải ựể gõ vào mặt ngoài của chiêng, tay trái bịt tiếng mặt trong của chiêng.

Chiêng kỖtum: còn gọi là chiêng cha, là chiếc chiêng trung bình. Khi chơi chiêng người chơi tì chiêng lên ựùi, tay phải ựánh vào mặt chiêng, tay trái bịt âm bằng cả cùi tay.

Chiêng vồng: còn gọi là chiêng mẹ, là chiếc chiêng lớn nhất. Khi diễn tấu người chơi cũng ựặt chiêng lên ựùi, tay phải vừa ựánh chiêng bằng nắm tay, vừa gõ chiêng bằng các ựầu ngón tay, tay trái bịt lòng chiêng.

Người Hrê có những giai ựiệu chiêng ba ựặc sắc, như: ựiệu túc năng, là ựiệu chiêng vui nhộn, thúc giục; ựiệu túc kỖoa, là ựiệu chiêng mô phỏng tiếng ếch nhái; ựiệu túc hỖlay, là ựiệu chiêng mô phỏng âm thanh của nước chảy; ựiệu tu guốc, là

ựiệu chiêng mô phỏng tiếng chim hót.

Ở một số vùng tiếp giáp với huyện Kon Plông (Kon Tum), người Hrê còn có bộ chiêng 5 chiếc, nhưng không phổ biến.

Một phần của tài liệu Địa Chí Toàn Thư - Quãng Ngải phần 7 doc (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)