CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HSDTTS
2.5. Biện pháp mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường
trường và cộng đồng
Như tác giả đã trình bày ở trên, một trong những khó khăn lớn nhất để phát để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho HSDTTS là môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của các em quá hạn hẹp. Để giảm thiểu khó khăn này, nhà trường và cộng đồng phải cùng vào cuộc. Các biện pháp sau đây đã được vận dụng khá thành công ở các trường tiểu học vùng 100% học sinh là người DTTS:
2.5.1. Tăng cường các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho HS:
Khác với HS bình thường, HSDTTS thường khơng sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các em sẽ chơi thành từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng TMĐ. Tác giả nêu ý tưởng mới
là trong các hoạt động tập thể, giờ ra chơi, GV tham gia cùng HS, tổ chức, hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức bởi nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi được thói quen hành vi này thường gặp khó khăn ở thời gian đầu. Nêu nhà trường đưa ra được các sinh hoạt văn hóa tích cực ở địa phương vào trong các hoạt động tập thể sẽ lôi cuốn hứng thú tham gia của HS, từ đó sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
Ngoài ra, các trường tiểu học vùng DTTS cần tổ chức các sân chơi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp như Câu lạc bộ “Tiếng Việt của chúng em”, “Thế giới quanh em” nhằm giúp HS tự tin hơn trong giao tiếp.
Nếu tổ chức được thường xuyên các hoạt động tập thể theo lớp, khối, trường, và tổ chức các sân chơi bổ ích, kỹ năng sử dụng tiếng Việt của HSDTTS sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn, sẽ giúp cho các em có cơng cụ học tập tốt hơn.
2.5.2. Mở rộng mơi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng: Đây là vấn
đề khó thực hiện thành công bởi môi trường giao tiếp của người DTTS thường thể hiện nét đặc trưng riêng với những phong tục tập quán riêng. Trong đó, ngơn ngữ là một yêu tố bản sắc phi vật thể. Tuy nhiên, để hướng tới vì sự tiến bộ của con em mình trong học tập, nhiều thôn bản đã đồng thuận với đề nghị của nhà trường là khi về nhà, nói chuyện với con em mình, nên sử dụng tiếng Việt hoặc một phần tiếng Việt. Nếu làm được điều này, sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho các em trong việc tăng cường khả năng sử dụng tiếng việt trong giao tiếp và học tập.