CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HSDTTS
2.3. Biện pháp luyện tập tổng tập
Do sự biến đổi của các yếu tố trong các phần vần của các phương ngữ, thổ ngữ rất đa dạng và phong phú, không đơn giản như phụ âm đầu nên người ta thường sử dụng phương pháp luyện tập tổng hợp là phương pháp chính. Nếu dùng phương pháp luyện tập theo mẫu hoặc phương pháp phân tích cách phát âm để chữa lỗi phần vần thì khó mơ tả và dẫn đến hiệu quả chữa lỗi không cao. Dùng phương pháp luyện tập tổng hợp sẽ giúp chúng ta kết hợp được các yếu tố ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa của các từ cần sửa.
Sử dụng biện pháp này, trước hết GV dùng phương pháp trực giác để rèn luyện phát âm cho HS thông qua giọng đọc, thơng qua chữ viết; sau đó GV tổ chức, hướng dẫn HS phân tích các thành phần của âm mắc lỗi và thành phần của âm chuẩn để HS nhận diện. GV tổ chức, hướng dẫn để các em đưa ra các trường hợp cần sửa vào ngữ cảnh nhằm khu biệt nghĩa; từ đó HS có ý thức phân biệt phát âm sai và phát âm đúng đồng thời sửa chữa có hiệu quả.
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp luyện tập - tổng hợp là GV phải tổ chức cho HS luyện tập tổng hợp trước để các em tri giác được cách phát âm tổng quát sau đó kết hợp với phân tích chính tả, phân tích ngữ âm, phân tích ngữ nghĩa…
Vận dụng phương pháp luyện tập - tổng hợp có thể thao tác các bước sau đây:
B1: HS phát âm theo mẫu.
B2: Tổ chức cho HS phân tích cấu âm, phân tích chính tả, kết hợp tìm hiểu nghĩa của tiếng, từ cần sửa.
B3: HS phát âm theo mẫu, nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh. B4: Luyện tập đưa âm cần sửa vào ngữ cảnh.
Ví dụ: Phụ âm đầu: l – đ, r – d – gi : l trong lễ (lễ hội), lẻ (lẻ loi), r trong ra (ra vào), d trong dày (dày dép) và gi trong gia (gia đình).
Vần ong – ơng : ong trong từ bóng (bóng đá) và ơng trong thơng (thơng minh) Vần ưu – ươu (trong hươu – hưu), iêu (trong rượu – riệu) khi sử dụng vào sửa các lỗi cụ thể, GV cần lựa chọn hoặc kết hợp linh hoạt các phương pháp để có thể đạt hiệu quả cao.
Ví dụ khi cho HS phát âm một số từ khó như: chè lam, vơ lý, ngộ nghĩnh, bồi bổ, sưu tầm…
- Sau khi nghe GV phát âm mẫu lần một các từ khó trên, HS sẽ phát âm theo, sau đó GV sẽ giải nghĩa từ để HS hiểu rõ hơn.
+ Chè Lam: Bánh ngọt làm bằng bột bông nếp nhào mật, pha nước gừng. + Vô lý: không hợp lẽ phải, không hợp pháp luật.
+ Ngộ nghĩnh: Có nét thú vị, buồn cười. + Bồi bổ: Làm cho khoẻ mạnh hơn. + Sưu tầm: Tìm kiếm, góp nhặt lại.
- HS phát âm theo mẫu. GV sẽ sửa chữa, điều chỉnh cách phát âm đúng cho HS. - Cho HS phát âm và đặt câu với các từ khó như:
+ Câu chuyện thật vơ lý.
+ Bạn ấy có khn mặt rất ngộ nghĩnh.
Ví dụ: Khi cho HS phát âm các từ khó như: ngưỡng mộ, bí ẩn, náo động, tập tễnh, lũ lượt, lẩm bẩm.
- Sau khi nghe GV phát âm mẫu các từ khó trên, HS sẽ phát âm theo và sau đó GV sẽ giải thích nghĩa của từ để HS hiểu rõ hơn.
+ Ngưỡng mộ: tơn kính và mến phục. + Bí ẩn: có điều kín đáo, bí ẩn ở bên trong. + Tập tễnh: đi bước thấp, bước cao.
+ Náo động: làm ầm ĩ, ồn ào.
+ Lũ lượt: nối tiếp nhau không ngớt. + Lật đật: có dáng vất vả, vội vã.
- HS phát âm theo mẫu, GV sẽ điều chỉnh, sửa chữa cách phát âm đúng cho HS.
- Cho HS phát âm và đặt câu với các từ khó như: + Em rất ngưỡng mộ bạn ấy.
+ Nhìn anh ấy rất bí ẩn.
+ Giờ ra chơi chúng em làm náo động cả sân trường. + Hôm nay, Hùng bị đau chân nên bước đi tập tễnh. + Vào ngày lễ tết bà con lũ lượt đi sắm sửa.
+ Bà ấy có dáng đi lật đật.
Từ đó chúng ta có thể rút ra những vần cần sửa chữa khi rèn luyện ngơn ngữ trên khía cạnh ngữ âm cho HSDT Bắc bộ; đó là “ưu”, “ươu” trên tồn lãnh thổ, vần có ngun âm “iu, iêu” cho một số vùng.
Cụ thể:
+ Chữa vần “iu” thành “ưu” theo chuẩn chữ viết. + Chữa vần “iêu” thành “ươu” theo chuẩn chữ viết.
+ Chữa vần có ngun âm “”, thành vần có ngun âm o như “cn chim non” thành “con chim non” theo chuẩn.
Luyện tập – tổng hợp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất của quá trình học tập ở tiểu học từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ở Biện pháp này bắt đầu HS được hướng dẫn sửa lỗi bằng hình ảnh trực quan sau đó là phân tích các thành phần mắc lỗi ở mức khái quát, trừu tượng hơn. Có thể thấy q trình sửa lỗi phát âm cho HS đã được cụ thể hố bằng các thao tác từ dễ đến khó, từ đó sẽ tạo hứng thú học tập cho các em, vừa giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu các lỗi phát âm thường mắc, có ý thức hơn trong việc sửa lỗi phát âm. Vì vậy chương trình tiểu học trở thành một yêu cầu cơ bản và một biện pháp quan trọng để giúp các em hạn chế phát âm sai tiếng Việt trong lời nói của mình, từ đó nâng cao việc rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn cho HS.