0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Biện pháp phân tích cách phát âm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 32 -34 )

CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HSDTTS

2.2. Biện pháp phân tích cách phát âm

Phương pháp phân tích cách phát âm là phương pháp dạy học có ý thức; GV tổ chức cho HS mô tả cách phát âm của âm vị mắc lỗi, so sánh, đối chiếu với cách phát âm của âm chuẩn, kèm theo các hình vẽ minh hoạ, từ đó HS nắm được nguyên nhân của việc mắc lỗi và sửa chữa.

GV chỉ ra nguyên nhân cách phát âm sai của HS bằng cách chỉ ra cách sử dụng cách phát âm không đúng của các em, sau đó GV hướng dẫn HS phát âm lại theo cách sử dụng các bộ phận phát âm đúng. Để thực hiện biện pháp này,

GV phải mô tả thật ngắn gọn, dễ hiểu kết hợp với mô tả bằng động tác là chủ

yếu, tránh dùng thuật ngữ khó hiểu với HS.

Biện pháp này địi hỏi GV phải có kiến thức về ngữ âm tương đối vững vàng, nắm được kỹ thuật phát âm chính xác có khả năng mơ tả chính xác cách phát âm; biện pháp này có hiệu quả cao khi sửa lỗi phụ âm đầu.

Vận dụng biện pháp phân tích cách phát âm theo các bước sau đây: B1: HS phát âm tự nhiên.

B2: Tổ chức cho HS phân tích: phân loại kết quả phát âm tự nhiên của HS (đúng hay sai) chỉ ra lỗi phát âm, nguyên nhân khắc phục.

B3: HS phát âm theo mẫu, nhận xét, sửa chữa điều chỉnh. B4: Luyện tập đưa âm đã sửa vào ngữ cảnh.

Ví dụ ở giáo án thể nghiệm “Cuộc chạy đua trong rừng”

Phần hướng dẫn HS phát âm các từ khó, các từ dễ lẫn như: bãi cỏ, dẫn đầu, bỗng dưng, vận động viên, móng. GV ngồi luyện phát âm theo mẫu cho HS các từ đó, GV cịn phải tổ chức cho HS mơ tả cách phát âm của các âm vị mắc lỗi so sánh, đối chiếu với cách phát âm chuẩn để giúp HS phân biệt với các từ khác hay lẫn nhằm giúp HS phát âm đúng chính tả.

Yêu cầu HS phát âm tự nhiên các từ đó.

Yêu cầu HS chỉ ra chỗ đúng, chõ sai trong cách phát âm, nêu ra được nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục.

GV phát âm mẫu, HS nghe, theo dõi và phát âm theo mẫu sau đó GV nhận xét, sửa chữa và điều chỉnh cách phát âm của HS sao cho chính xác.

Yêu cầu cá nhân HS phát âm và đặt câu với các từ đó:

(ví dụ: Cơ Tổng phụ trách đội là người dẫn đầu hàng của HS khối một) Hay ví dụ như: GV yêu cầu HS phát âm tự nhiên các từ: bãi cỏ, bỗng dưng,

Sau khi HS phát âm GV chỉ ra các lỗi sai của HS và hướng dẫn HS phân tích kết quả phát âm tự nhiên, chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục các lỗi sai đó. GV tiến hành phát âm mẫu lần một và yêu cầu HS phát âm theo sau đó nhận xét, sửa chữa, yêu cầu HS đặt câu với các từ được luyện phát âm chẳng hạn như:

+ Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. + Bỗng dưng mặt Lan tái mét.

Phân tích cách phát âm là biện pháp phát huy tính tích cực của HS như các thao tác: phân tích, so sánh, đối chiếu giúp HS nhanh chóng hiểu bản chất vấn đề, nguyên nhân mắc lỗi phát âm, đề ra các phương hướng sửa chữa. Từ đó kích thích HS ln ln ý thức được tầm quan trọng của việc sửa lỗi phát âm trong lời nói của mình ở mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp hằng ngày của các em.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH - THUẬN CHÂU - SƠN LA (Trang 32 -34 )

×