CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HSDTTS
2.4. Biện pháp tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho HS
Muốn học tốt môn học bất kỳ, trước hết phải có hứng thú với mơn học đó. Do vậy cần tạo hứng thú cho HS trong sửa lỗi phát âm khi dạy học tập đọc bằng cách tổ chức trò chơi cho HS.
Việc áp dụng trò chơi trong sửa lỗi phát âm khi dạy học tập đọc có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ học, HS vừa được cung cấp các từ ngữ để sửa lỗi vừa được tham gia vào các trị chơi, có tác dụng tạo cho HS hứng thú và mê học tập trong quá trình sửa lỗi phát âm cho HS.
Đối với HS lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh, các em phải học 2 buổi/ ngày nên rất dễ mệt mỏi và chán nản. Bên cạnh đó khả năng phát âm của các em còn yếu nên việc áp dụng trò chơi học tập trong sửa lỗi cho HS khi dạy học tập đọc là rất cần thiết.
Tuy nhiên, tổ chức trò chơi như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao ? Khi tổ chức trò chơi học tập cho HS, GV nên chọn các trò chơi đơn giản, mà đa số các trò chơi hướng vào việc luyện phát âm cho HS. Đặc biệt nội dung trị chơi phải có chứa các từ ngữ khó mà HS thường phát âm sai để sửa lỗi phát âm và việc tổ chức trò chơi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tránh trường hợp HS nhàm chán, hoặc mải chơi mà không tập trung vào bài học.
Khi tổ chức cần phổ biến luật chơi rõ ràng và chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học trước khi tổ chức trò chơi. Và trò chơi phải mang ý nghĩa thiết thực trong việc sửa lỗi phát âm cho HS và phải mang tính giáo dục lành mạnh.
Ở khóa luận này tác giả xin giới thiệu một số trò chơi cơ bản dễ sử dụng để tăng tính hiệu quả khi sửa lỗi phát âm cho HSDTTS.
Ví dụ: “Thi đọc nhanh và đúng câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn”
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kỹ năng phát âm đúng, khắc phục lỗi phát âm do ảnh hưởng của TMĐ
- Chuẩn bị:
+ GV phải chuẩn bị sẵn bảng phụ, có ghi sẵn những câu thơ, bài thơ, câu văn có những cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn.
- Cách tiến hành: GV treo bảng phụ
Bảng phụ 1: Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn.
a. Phân biệt l/n
Ví dụ : «Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng »
b. Phân biệt l/đ
Ví dụ : «Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.”
c. Phân biệt b/v
Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sơng Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử.
Bảng phụ 2 : Đọc phân biệt các âm có vần dễ lẫn.
a. Phân biệt ong/ông
Ví dụ : “Trong đầm gì đẹp bằng sen
b. Phân biệt iêu/ươu
Ví dụ: “Cuộc thi đã đến. Sáng sớm bãi cỏ đông ngẹt. chị em nhà hươu sốt ruột gặm lá”
c. Bảng phụ 3: Phân biệt các thanh dễ lẫn
Ví dụ 1: Tơi đi qua ngõ thấy nhà anh bỏ ngỏ Ví dụ 2: Anh ấy đã từng bị ngã xe nhiều lần
Yêu cầu lần lượt từng HS đọc to trước lớp; cả lớp theo dõi và đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: đọc nhanh, phiên âm đúng (có thể theo thang điểm 10 hoặc xếp loại A, B, C).
- Khi đọc xong tất cả các “từ khó” tính điểm tổng số của từng người (hoặc thống kê A, B, C) để chọn nhất, nhì, ba.
Hay: trị chơi “Chỉ điểm đọc từ”
Mục đích: Củng cố, sửa lỗi phát âm, rèn luyện kỹ năng phát âm cho HS. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các từ khó đọc mà HS thường phát âm chưa đúng. Cách tiến hành: GV treo bảng phụ ghi sẵn các từ khó lên bảng (các từ khó đã được dấu đi), sau đó tiến hành tổ chức trò chơi cho cả lớp cùng tham gia. Thầy là người quản trị có quyền chỉ điểm HS đầu tiên, mỗi một lần chỉ điểm thầy sẽ lật một từ khó bất kỳ ra để HS nhìn và đọc nhanh từ khó đó. Nếu HS đó đọc đúng thì thầy sẽ kết luận đúng, HS đó có quyền chỉ điểm một bạn khác, cịn nếu thầy kết luận HS đó đọc sai thì thầy lại có quyền chỉ điểm HS khác đọc từ đó cho đến khi có HS phát âm đúng từ khó, HS phát âm đúng tiếp tục được chỉ điểm bất kỳ bạn khác tương tự cho đến hết các từ khó trên bảng. Thầy ln là người lật từ khó và kết luận cách phát âm.
Lưu ý: Với những HS kéo dài thời gian phát âm, thầy lật từ mà chưa phát âm ngay sẽ bị phạm luật chơi và không được chỉ một bạn hai lần chơi. Những bạn phát âm chưa đúng, phạm luật chơi sẽ bị phạt bằng hình thức làm theo yêu cầu của cả lớp (múa, hát, nhảy lò cò, làm trò cười cho cả lớp...)
Hoặc: trị chơi “Đối mặt”
Mục đích: Rèn luyện khả năng phát âm đúng, phân biệt các âm, vần dễ lẫn, khắc phục lỗi cho HS.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị các lá phiếu có ghi các từ khó mà HS thường phát âm sai và một rổ để đựng các lá phiếu cần luyện phát âm.
Cách tiến hành: Chọn 6 em tham gia chơi xếp đứng thành vòng tròn, giỏ phiếu đặt ở giữa vòng tròn. GV sẽ cho 1 em xung phong bốc lá phiếu trước, sau đó mở lá phiếu và phát âm chuẩn từ có trong lá phiếu tiếp theo là em bên trái em vừa bốc lá phiếu đầu tiên, cứ lần lượt HS bốc theo chiều quay của kim đồng hồ để phát âm từ có trong mỗi lá phiếu. Và cứ lần lượt như thế các em bốc thăm theo thứ tự vòng tròn nhưng lưu ý mỗi một từ phát âm của HS, GV sẽ đưa ra câu trả lời phát âm chuẩn hay chưa. Nếu chưa phát âm chuẩn thì quyền phát âm dành cho khán giả và HS đó bị loại khỏi vòng chơi; bạn phát âm đúng sẽ được quyền yêu cầu bạn tham gia chơi phát âm chưa chuẩn từ làm theo yêu cầu của mình (hát, múa, nhảy, lò cò quanh vòng tròn, đọc thơ...) và cứ như thế chuyển lượt chơi cho đến khi chọn ra HS xuất sắc nhất cuộc chơi. Và bạn xuất sắc nhất sẽ nhận được một phần thưởng nhỏ (phần thưởng có thể là một đồ dùng học tập, hay những tràng pháo tay...)
Sử dụng trò chơi khi sửa lỗi phát âm là một hình thức giúp HS sáng tạo, nhanh nhẹn hơn. Đồng thời, trị chơi góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện thể chất, tư thế tác phong giúp các em phát triển tồn diện. Tùy từng bài học GV có thể vận dụng linh hoạt trị chơi một cách hợp lý. GV khơng nên lạm dụng trò chơi quá nhiều sẽ dẫn đến phản tác dụng, HS sẽ bị phân tán tư tưởng, chỉ chú ý đến chơi mà không tập trung vào việc học tập. Việc kết hợp hài hòa giữa học và chơi tức là GV đã tạo hứng thú học tập cho HS, đảm bảo hiệu quả học tập mà giờ học lại sinh động.