TÌM HIỂU LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

55 3.6K 13
TÌM HIỂU LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á .............................................................................................................. 4 1.1. Hoàn cảnh, đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á với sự ra đời của các lễ hội cổ truyền ..................................................................................................... 4 1.2. Các loại hình lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á .......................................... 7 1.2.1. Lễ hội nông nghiệp .................................................................................. 7 1.2.2. Lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng ................................................................... 18 1.2.3. Lễ hội tôn vinh các vị thánh, anh hùng dân tộc .................................... 28 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á ... 31 2.1. Đặc điểm chung của các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á ...................... 31 2.2. Giá trị của các lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa ở Đông Nam Á ......................................................................................................................... 35 2.2.1. Giá trị giải tỏa tinh thần ........................................................................ 35 2.2.2. Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng ................................ 37 2.2.3. Giá trị hướng về cội nguồn .................................................................... 38 2.2.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa .................................................. 39 2.2.5. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa .................................................. 41 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….46 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ thế kỉ XV - XVI, phương Đông nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng đã trở thành thiên đường đầy hấp dẫn đối với các nhà thám hiểm và thương nhân nước ngoài. Đông Nam Á được biết đến là một mảnh đất nhiều điều kì lạ của nguồn hương liệu và tài nguyên quý giá. Ngày nay, Đông Nam Á nổi lên không chỉ là một khu vực địa lí - chính trị quan trọng trên thế giới mà còn nổi tiếng với các loại hình văn hóa dân gian cổ truyền độc đáo còn tồn tại đến tận ngày nay. Nhắc tới văn hóa Đông Nam Á không thể không nhắc đến một vấn đề rất hấp dẫn. Đó là lễ hội cổ truyền của cộng đồng các dân tộc trong khu vực. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ra đời và phát triển trong xã hội loài người. Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hóa cao”, là “hoạt động văn hóa nổi trội” trong đời sống con người nói chung, cư dân Đông Nam Á nói riêng. Hoạt động trong lễ hội là hoạt động của cộng đồng hướng tới “xử lí” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó, được diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp người, thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống. Lễ hội là môi trường thuận lợi để các yếu tố văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển. Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ cộng đồng cư dân nào. Lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á là một loại hình văn hóa chứa đựng những đặc điểm chung của bộ mặt văn hóa khu vực. Đó là màu sắc của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, của khí hậu gió mùa nóng ẩm và đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc của tín ngưỡng tôn giáo trong văn hóa bản địa với văn hóa du nhập ngoại lai. Nhưng nổi lên trên hết là sự thể hiện phong tục tập quán lành mạnh và đời sống tinh thần phong phú của cư dân. Lễ hội cũng là dịp để con người gần gũi nhau, cảm thấy được sống giữa không khí chan hòa, đùm bọc nhau. Trong khi cùng cúi đầu dâng hương trước một bàn thờ, rước một pho tượng, hay cùng nhau hát một bài hát, chơi một trò chơi, người ta đã nói với nhau lời giao ước vì một sự gắn bó bền lâu. Nhà Việt Nam học người Pháp G.Dumoutier, sau khi dự một lễ hội Phù Đổng ở miền Bắc Việt Nam, đã viết: “... Cái cảnh mà chúng tôi đã chứng kiến sẽ mãi mãi in trong tâm trí như một trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã thấy được... Tại châu Âu cổ kính của chúng ta có dân tộc nào có thể tự hào là hằng nǎm còn kỷ niệm 2 một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình xảy ra cách ngày nay hàng hai nghìn ba trǎm nǎm như thế…”. Lễ hội cổ truyền đang phục hưng và đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của con người. Vì thế, việc tìm hiểu lễ hội cổ truyền, chọn lọc, phát huy, nâng cao các giá trị văn hóa tiêu biểu của nó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người thời đại mới, là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi quyết định chọn vấn đề: “Tìm hiểu lễ hội cổ truyền ở một số quốc gia Đông Nam Á” làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận hoàn thành sẽ tổng hợp đầy đủ về toàn cảnh của lễ hội ở khu vực Đông Nam Á, là tài liệu quý báu cho các bạn học sinh, sinh viên trong việc tìm hiểu về các lễ hội ở đây. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á có vị thế quan trọng và to lớn trong đời sống văn hóa người dân ở khu vực này trước đây cũng như ngày nay. Có lẽ vì thế mà lễ hội cổ truyền được giới nghiên cứu rất quan tâm và dành sự ưu ái rất lớn. Các tác phẩm viết về lễ hội ở khu vực Đông Nam Á ra đời ngày càng nhiều vô cùng đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú biểu hiện không chỉ ở số lượng sưu tập mà còn ở cách tiếp cận, mô tả, hệ thống hóa tư liệu. Từ lâu, lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu bàn luận ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến một số tác phẩm sau: - Tác phẩm “Văn hóa Đông Nam Á” của Mai Ngọc Chừ, (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 1999) đã giới thiệu các loại hình lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các lễ hội chỉ được nhắc đến ở mức độ khái quát, sơ lược, thậm chí chỉ được gọi tên. - Tác phẩm “Văn hóa Đông Nam Á” của giáo sư Nguyễn Tấn Đắc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003) cũng trình bày một cách khái quát về các lễ hội ở khu vực Đông Nam Á. - Cuốn sách “Đối thoại với các nền văn hóa: Inđônêxia, Thái Lan, Lào…” (Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Nhà xuất bản Trẻ, 2001) cũng nhắc đến các lễ hội truyền thống của các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng còn rất sơ lược. - Lễ hội truyền thống của đất nước Việt Nam cũng được giáo sư Hoàng Lương nghiên cứu trong tác phẩm “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002).

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VŨ THỊ THOA TÌM HIỂU LỄ HỘI CỔ TRUYỀN MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VŨ THỊ THOA TÌM HIỂU LỄ HỘI CỔ TRUYỀN MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Điêu Thị Vân Anh SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, giáo trong khoa Sử - Địa, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo, Th.S Điêu Thị Vân Anh. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thư viện trường Đại học Tây Bắc cùng toàn thể các bạn trong lớp K50 ĐHSP Lịch Sử đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình sưu tầm tài liệu và cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Bố cục của đề tài 3 CHƯƠNG 1. CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 4 1.1. Hoàn cảnh, đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á với sự ra đời của các lễ hội cổ truyền 4 1.2. Các loại hình lễ hội cổ truyền Đông Nam Á 7 1.2.1. Lễ hội nông nghiệp 7 1.2.2. Lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng 18 1.2.3. Lễ hội tôn vinh các vị thánh, anh hùng dân tộc 28 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á 31 2.1. Đặc điểm chung của các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á 31 2.2. Giá trị của các lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa Đông Nam Á 35 2.2.1. Giá trị giải tỏa tinh thần 35 2.2.2. Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng 37 2.2.3. Giá trị hướng về cội nguồn 38 2.2.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa 39 2.2.5. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa 41 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….46 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ thế kỉ XV - XVI, phương Đông nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng đã trở thành thiên đường đầy hấp dẫn đối với các nhà thám hiểm và thương nhân nước ngoài. Đông Nam Á được biết đến là một mảnh đất nhiều điều kì lạ của nguồn hương liệu và tài nguyên quý giá. Ngày nay, Đông Nam Á nổi lên không chỉ là một khu vực địa lí - chính trị quan trọng trên thế giới mà còn nổi tiếng với các loại hình văn hóa dân gian cổ truyền độc đáo còn tồn tại đến tận ngày nay. Nhắc tới văn hóa Đông Nam Á không thể không nhắc đến một vấn đề rất hấp dẫn. Đó là lễ hội cổ truyền của cộng đồng các dân tộc trong khu vực. Lễ hộimột hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ra đời và phát triển trong xã hội loài người. Lễ hộimột trong những “hoạt động văn hóa cao”, là “hoạt động văn hóa nổi trội” trong đời sống con người nói chung, cư dân Đông Nam Á nói riêng. Hoạt động trong lễ hội là hoạt động của cộng đồng hướng tới “xử lí” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó, được diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp người, thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống. Lễ hội là môi trường thuận lợi để các yếu tố văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển. Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ cộng đồng cư dân nào. Lễ hội cổ truyền Đông Nam Ámột loại hình văn hóa chứa đựng những đặc điểm chung của bộ mặt văn hóa khu vực. Đó là màu sắc của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, của khí hậu gió mùa nóng ẩm và đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc của tín ngưỡng tôn giáo trong văn hóa bản địa với văn hóa du nhập ngoại lai. Nhưng nổi lên trên hết là sự thể hiện phong tục tập quán lành mạnh và đời sống tinh thần phong phú của cư dân. Lễ hội cũng là dịp để con người gần gũi nhau, cảm thấy được sống giữa không khí chan hòa, đùm bọc nhau. Trong khi cùng cúi đầu dâng hương trước một bàn thờ, rước một pho tượng, hay cùng nhau hát một bài hát, chơi một trò chơi, người ta đã nói với nhau lời giao ước vì một sự gắn bó bền lâu. Nhà Việt Nam học người Pháp G.Dumoutier, sau khi dự một lễ hội Phù Đổng miền Bắc Việt Nam, đã viết: “ Cái cảnh mà chúng tôi đã chứng kiến sẽ mãi mãi in trong tâm trí như một trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã thấy được Tại châu Âu cổ kính của chúng ta dân tộc nào thể tự hào là hằng nǎm còn kỷ niệm 2 một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình xảy ra cách ngày nay hàng hai nghìn ba trǎm nǎm như thế…”. Lễ hội cổ truyền đang phục hưng và đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của con người. Vì thế, việc tìm hiểu lễ hội cổ truyền, chọn lọc, phát huy, nâng cao các giá trị văn hóa tiêu biểu của nó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người thời đại mới, là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi quyết định chọn vấn đề: “Tìm hiểu lễ hội cổ truyền một số quốc gia Đông Nam Á” làm khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận hoàn thành sẽ tổng hợp đầy đủ về toàn cảnh của lễ hội khu vực Đông Nam Á, là tài liệu quý báu cho các bạn học sinh, sinh viên trong việc tìm hiểu về các lễ hội đây. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lễ hội cổ truyền Đông Nam Á vị thế quan trọng và to lớn trong đời sống văn hóa người dân khu vực này trước đây cũng như ngày nay. lẽ vì thế mà lễ hội cổ truyền được giới nghiên cứu rất quan tâm và dành sự ưu ái rất lớn. Các tác phẩm viết về lễ hội khu vực Đông Nam Á ra đời ngày càng nhiều vô cùng đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú biểu hiện không chỉ số lượng sưu tập mà còn cách tiếp cận, mô tả, hệ thống hóa tư liệu. Từ lâu, lễ hội cổ truyền Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu bàn luận nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến một số tác phẩm sau: - Tác phẩm “Văn hóa Đông Nam Á” của Mai Ngọc Chừ, (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 1999) đã giới thiệu các loại hình lễ hội cổ truyền Đông Nam Á. Tuy nhiên, các lễ hội chỉ được nhắc đến mức độ khái quát, lược, thậm chí chỉ được gọi tên. - Tác phẩm “Văn hóa Đông Nam Á” của giáo sư Nguyễn Tấn Đắc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003) cũng trình bày một cách khái quát về các lễ hội khu vực Đông Nam Á. - Cuốn sách “Đối thoại với các nền văn hóa: Inđônêxia, Thái Lan, Lào…” (Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Nhà xuất bản Trẻ, 2001) cũng nhắc đến các lễ hội truyền thống của các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng còn rất lược. - Lễ hội truyền thống của đất nước Việt Nam cũng được giáo sư Hoàng Lương nghiên cứu trong tác phẩm “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002). 3 - Tác phẩm “Tập quán và lễ hội cổ truyền các dân tộc Lào” của Nguyễn Văn Vinh (NXB TP Hồ Chí Minh) cũng giới thiệu khá chi tiết về các lễ hội truyền thống của Lào. Các tác phẩm trên đã khái quát được khung cảnh các lễ hội cổ truyền khu vực Đông Nam Á nhưng chưa nghiên cứu kĩ càng và phân loại các loại hình lễ hội trong tổng thể lễ hội khu vực này. Do đó, tôi chọn vấn đề “Tìm hiểu lễ hội cổ truyền một số quốc gia Đông Nam Á” làm vấn đề nghiên cứu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các lễ hội cổ truyền một số quốc gia Đông Nam Á. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành trong phạm vi là nghiên cứu về nguồn gốc, nội dung, các đặc điểm chung và giá trị của các lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa khu vực Đông Nam Á. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát về hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á với sự ra đời các lễ hội cổ truyền. - Tìm hiểu một cách hệ thống các loại hình lễ hội cổ truyền Đông Nam Á, từ đó rút ra đặc điểm chung cũng như giá trị của các lễ hội này đối với đời sống văn hóa trong khu vực. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp truyền thống là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra, tôi cũng sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, liệt kê… để nghiên cứu vấn đề đã đặt ra. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài 2 chương: Chương 1. Các lễ hội cổ truyền một số quốc gia Đông Nam Á Chương 2. Những đặc điểm chung và giá trị của các lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa Đông Nam Á Ngoài ra, đề tài còn phần tài liệu tham khảo và phụ lục. 4 CHƯƠNG 1. CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1.1. Hoàn cảnh, đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á với sự ra đời của các lễ hội cổ truyền Con người luôn gắn bó với tự nhiên. Từ lúc sinh ra và lớn lên, con người được tự nhiên nuôi dưỡng, chở che. Không tự nhiên, con người không thể tồn tại được bởi thức ăn, nước uống và không khí là những thứ không thể thiếu đối với con người đều được lấy từ tự nhiên. Chính vì thế, “mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng là một mặt bản của đời sống văn hóa” [16,17]. thể nói rằng điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của một khu vực chắc chắn ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của những con người sống trong khu vực đó. Đây là lí do giải thích vì sao trước khi đi vào các mặt khác của đời sống văn hóa một khu vực, ta lại bắt đầu từ môi trường tự nhiên của nó. Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 92 0 đến 140 0 kinh Đông, và từ khoảng 28 0 vĩ Bắc, chạy qua xích đạo đến 15 0 vĩ Nam. Tổng diện tích Đông Nam Á hiện nay khoảng trên 4,5 triệu km 2 , bao gồm một quần thể các đảo, bán đảo và quần đảo, các vịnh và biển chạy dài suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Xét về mặt địa lí hành chính, Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây và Đôngtimo. Khu vực Đông Nam Á còn là nơi giao nhau của các mảng địa chất núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Đông Nam Á cũng thể chia làm hai nhóm chính: Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm Đông Nam Á lục địa, còn gọi là bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên nhóm Đông Nam Á hải đảo. Nhóm Đông Nam Á hải đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới. Dân số hiện nay khoảng gần sáu triệu người với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống giữa các nước. Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là một khu vực ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong từng chặng đường lịch sử. Song trước đây, người ta thường hiểu tầm quan trọng của lịch sử Đông Nam Á chủ yếu vị trí địa lí của nó. Khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là “ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa thế giới với Trung Quốc, Nhật Bản, với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ khu vực này với thế giới đã được xác lập ngay từ thời cổ 5 đại. Cũng không phải ngẫu nhiên mà đây từ lâu đã mặt những nhà địa lí hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây như Ptôlêmê, Khang Thái, Nghĩa Tĩnh, Pháp Hiển… Họ đến đây xem xét, ghi chép và để lại những tài liệu quý giá cho đời sau. Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã từ lâu. Song cùng với thế giới, khái niệm này ngày càng hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn. “Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ “Nam Dương” để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam. Người Nhật gọi vùng đất này là “NanYo”. Người A Rập xưa gọi vùng này là “Qumr” rồi lại gọi là “Waq - Waq” và sau này chỉ gọi là “Zabag”. Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là “Suvarnabhumi” (đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng)” [9,6]. Tuy nhiên, đối với các lái buôn thời bấy giờ, “Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống đây là những con người thành thạo và can đảm” [9,7]. Như vậy, đến cuối thế kỷ XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Tính khu vực của Đông Nam Á được nhận thức rõ rệt và đầy đủ khi nước Anh lập ra bộ chỉ huy Đông Nam Á (South East Asia Command, viết tắt là SEAC) trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ hai. Họ cố gắng hợp nhất các nước thuộc địa tách biệt của đế quốc Anh, Hà Lan, Pháp, Mỹ lại thành một khu vực chung. Như thế thể thấy rằng, từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai, từ “Đông Nam Á” mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và tầm quan trọng đặc biệt. Bằng nhiều cứ liệu của các môn chuyên ngành khác nhau, ngày nay, khoa học đã xác định được một khu vực lịch sử - văn hóa Đông Nam Á bên cạnh các nền văn hóa của châu Á. Nền văn hóa này phân bố trên một địa bàn rộng lớn, phía Bắc đến bờ sông Dương Tử, phía Tây tới Đông Bắc Ấn Độ, phía Đông và phía Nam là cả thế giới bán đảo và hải đảo bên cạnh Châu Đại Dương. Do đó, nếu coi Đông Nam Á như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa thì phạm vi của nó còn rộng lớn hơn nhiều so với ranh giới địa lí - hành chính hiện nay. Đông Nam Á một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế. Nó là cầu nối giữa lục địa Á, Âu với châu Úc, là phần ngăn cách giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hơn nữa, Đông Nam Á còn nằm gần Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia nền văn hóa độc đáo, tạo điều kiện cho sự giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các quốc gia. Đồng thời, do vị trí nằm trên vành đai sinh 6 khoáng nên Đông Nam Á là vùng khá giàu về khoáng sản: sắt, niken, đồng, thiếc, kẽm, chì… Thiếc Đông Nam Á chiếm 70% trữ lượng thế giới (khoảng 3,6 triệu tấn) và hàm lượng cao, Malaixia đứng hàng đầu (1,5 triệu tấn), sau đó là Inđônêxia (gần 1 triệu tấn). Đồng tất cả các nước nhưng nhiều nhất là Philippin với trữ lượng 6 triệu tấn, rồi đến Inđônêxia (gần 1 triệu tấn), Malaixia (80 vạn tấn). Quặng mangan trữ lượng chung khoảng 25 triệu tấn. Trong đó Inđônêxia khoảng 10 triệu tấn, Thái Lan 7 triệu tấn. Quặng sắt Inđônêxia (1,7 tỉ tấn), Philippin, Lào gần 1 tỉ tấn [11,74]. Trữ lượng dầu mỏ Đông Nam Á khá lớn, tạo thành vành đai dọc bờ biển Sarawak, Sabah (Malaixia), Brunây cho đến tận Nam Việt Nam. Đông Nam Á mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây là một nguồn lợi lớn về kinh tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải. Các con sông lớn giá trị kinh tế cao phần lớn đều nằm bán đảo Trung Ấn: sông Mê Công (dài 4500km, đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2600km), sông Hồng, sông Saluen (3200km), sông Iraoadi (2150km), sông Mê Nam (1200km). Các sông khu vực hải đảo thường ngắn, dốc, giá trị thủy điện cao. Hệ thống sông ngòi dày đặc chính là một trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của người dân Đông Nam Á ngay từ buổi đầu tiền sử của họ. Điều đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa. Vì thế, Đông Nam Á còn được mệnh danh là khu vực “Châu Á gió mùa”. Gió mùa đã điều hòa bớt những điều kiện thông thường, giảm bớt sự không thuần nhất, sự gay gắt về khí hậu đáng lẽ phải và tạo nên hai mùa rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm. Khí hậu biển cũng là một đặc điểm quan trọng đối với tuyệt đại đa số các quốc gia Đông Nam Á. Tuy đường xích đạo chạy qua nhưng chỉ khu vực Đông Nam Á nằm trên biển. Đường bờ biển của Đông Nam Á rất dài. Đây chính là nguyên nhân gây mưa nhiều, khiến cho lượng nước luôn dư thừa trên đất liền. Chính gió mùa và khí hậu biển đã làm cho những địa điểm như Hà Nội, Manđalây, Cancútta đáng lẽ thể khô cằn đã trở nên xanh tốt, trù phú hoặc làm cho các khu vực gần xích đạo đáng lẽ chỉ rừng cây rậm rạp, dân cư thưa vắng và lạc hậu như châu Phi xích đạo lại những đô thị đông đúc, thịnh vượng như Kuala Lămpơ, Singapo, Giacácta… Biển, gió mùa, khí hậu nóng ẩm đã biến Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới động - thực vật. Quả thực, trên thế giới, hiếm một khu vực rộng lớn nào mà thảm thực vật lại trở nên xanh tốt và trù phú như nơi đây. Đông Nam Á nổi tiếng với những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim [...]... nội dung không thể thiếu trong hệ thống lễ hội Đông Nam Á, nó thể hiện truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” từ bao đời nay của các dân tộc nơi đây 30 CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á 2.1 Đặc điểm chung của các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á Qua một số nội dung của các lễ hội phổ biến Đông Nam Á kể trên, chúng ta thể nhận thấy được... hội sở quan trọng cho việc hình thành các lễ hội dân gian với những đặc trưng về nội dung và phong phú về thể loại, hình thức Không ai thể đưa ra một bảng thống kê đầy đủ tất cả các lễ hội khu vực Đông Nam Á bởi số lượng của nó quá nhiều lễ hội của chung cho cả các quốc gia dân tộc, lễ hội cho một vùng và cũng những lễ hội chỉ diễn ra trong một làng, một bản Về đại thể, lễ hội ở. .. hai Đông Nam Á sau Hồi giáo Phật giáo vào Đông Nam Á khá sớm (từ những thế kỉ đầu Công nguyên) theo hai con đường: Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ theo đường biển phương Nam qua Srilanca vào Thái Lan, Lào, Campuchia Con đường thứ hai qua Trung Hoa vào Việt Nammột số nước Đông Nam Á khác, chủ yếu là Phật giáo Đại thừa Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo một. .. làng, một bản Về đại thể, lễ hội Đông Nam Á có thể chia thành 3 loại hình chính: lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo và lễ hội tưởng niệm các vị danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, thành hoàng… 1.2 Các loại hình lễ hội cổ truyền Đông Nam Á 1.2.1 Lễ hội nông nghiệp Nông nghiệp trồng lúa mà chủ yếu là lúa nước đã trở thành đặc trưng kinh tế của khu vực Đông Nam Á Lúa được coi là linh hồn trong lao... trong đa dạng của lễ hội Đông Nam Á nói riêng và văn hóa Đông Nam Á nói chung - Lễ hội cổ truyền Đông Nam Á thường diễn ra theo chu trình phát triển của nông nghiệp, cụ thể là quy trình cấy trồng lúa: mùa xuân, thời tiết thuận lợi cho việc gieo cấy, trồng trọt, nhân dân Đông Nam Á bắt tay vào công việc làm đất, chọn giống, lấy nước Nhân dân Đông Nam Á lễ hội xuống đồng (lễ hội Phan Xá Hà Tĩnh, “hạ... người phương Tây vùng này Trên đường đi buôn bán Đông Nam Á, các thương gia phương Tây đã chở các giáo sĩ đi cùng để họ vừa truyền đạo vừa tìm nguồn hàng hóa cung cấp cho các thương gia Việc làm này hai bên cùng lợi, do đó giữa họ đã một sự liên kết khá chặt chẽ 23 khu vực Đông Nam Á các lễ hội Kitô giáo tiêu biểu như: Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas... những lễ hội nông nghiệp của các dân tộc nơi đây Mỗi quốc gia dân tộc Đông Nam Á đều lễ hội thờ thần Lúa với những nét độc đáo riêng, tạo nên sự thống nhất trong tính đa sắc màu của tín ngưỡng giữ hồn lúa khu vực Đông Nam Á - Một đặc điểm khá nổi bật của các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á là mang tính bản địa sâu sắc Điều này là do nó nguồn gốc chung là nền nông nghiệp trồng lúa nước Nông nghiệp. .. một số tôn giáo khác như Nho giáo, Hinđu giáo, Đạo giáo Nho giáo và Đạo giáo nói chung ngày nay không còn tồn tại và phát triển nữa, nếu thì chỉ là một số dấu vết của nó trong các lễ hội dân gian nhưng không nhiều như yếu tố Đạo giáo chùa Thầy (Việt Nam) , trong các nghi lễ “quán”, “am”… Trong số này thì Hinđu giáo là tôn giáo duy nhất còn duy trì và phát triển ảnh hưởng của mình trong văn hóa lễ. .. Nguyên đán Các lễ hội Hồi giáo thường tính chất truyền thống, tương đồng các nước đạo Hồi Đông Nam Á và Trung Đông Do vậy, lễ hội đạo Hồi Malaixia, Inđônêxia, Philippin… dù tên gọi khác nhau nhưng đều giống nhau về nội dung như lễ hội Hari rây pura Malaixia để kết thúc tháng ăn chay Ramadam giống với lễ hội Lebaran Inđônêxia và Aidifitri của thế giới đạo Hồi Phật giáo là tôn giáo lớn... vô số những hình thức hành xác khác Cùng với các lễ hội tôn giáo cụ thể, tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á cũng đã sản sinh ra nhiều lễ hội cổ truyền như tôn thờ các vị thần tự nhiên, thờ “Phỉ”, thờ sinh thực khí… Tất cả đều thể hiện nghi lễ phồn thực của xã hội nông nghiệp, là một phần nằm trong các lễ hội nông nghiệp cầu mong cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở… Bên cạnh việc thờ cúng các

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan