7. Kết cấu chuyên đề
2.4. Xu hướng về ngân hàng và các công ty đầu tư
Trong cơ cấu thể chế của thị trường tài chính ở cả cấp toàn cầu lẫn cấp quốc gia, vai trò của các ngân hàng và các công ty đầu tư sẽ tăng lên nhờ việc giảm vị trí của các ngân hàng thương mại. IMF đã đưa ra hai xu hướng đang tăng lên trong ngành dịch vụ tài chính toàn cầu:
24
Xu hướng thứ nhất là các ngân hàng đang tiến tới sáp nhập để trở thành những thể chế tài chính khổng lồ và tái cơ cấu theo các định hướng toàn cầu. Trên thực tế, hoạt động của các ngân hàng này đã vượt qua sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ ở quốc gia nào, trở thành những đế chế tài chính toàn cầu, những kênh truyền dẫn và công cụ triển khai đắc lực quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Trong xu hướng này, các ngân hàng đang tích cực lao vào các dạng hoạt động mới, thâu tóm hoặc thành lập các chi nhánh để thực hiện các tác nghiệp đầu tư và bảo hiểm trên thị trường này, quản lý các tài sản tài chính. Cụ thể là điền hình ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs. Từ điểm xuất phát là ngân hàng gia đình, Goldman Sachs đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngân hàng lớn của nước Mỹ và là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Sau cuộc chinh phục nước Mỹ, Goldman Sachs đã bành trướng ra thế giới bên ngoài và nhanh chóng gây dựng được vị thế quyền lực đáng kể ở tất cả các trung tâm tài chính của thế giới. Với doanh số hơn 30 tỷ USD/năm, hơn 34.000 nhân viên và tổng tài sản ước tính 700 tỷ USD, thương hiệu này đã trở thành một nhân tố quyền lực không chỉ về tài chính mà còn về chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ và EU.
Trong vòng ba năm từ 2008 đến 2010, Mỹ đã diễn ra 308 ngân hàng mua bán, sáp nhập. Trong 5 năm tới, Mỹ tuyên bố cắt tiếp 800 ngân hàng nữa. Hồi tháng 6/2011, hai vụ thâu tóm lớn của hai ngân hàng Mỹ đã cho thấy sự trở lại của xu hướng các ngân hàng có thế lực bỏ tiền ra mua lại tài sản của các đối thủ yếu hơn sau một khoảng thời gian ngắn gián đoạn. Cũng trong năm 2011, tại Mỹ đã diễn ra khoảng 200 thương vụ sáp nhập ngân hàng. Ngoài ra, số ngân hàng, tổ chức tiết kiệm đã giảm mất 301 đơn vị do có thêm 92 ngân hàng bị phá sản. Đặc biệt, đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều thập kỉ, Mỹ không thành lập ngân hàng mới do thời điểm này quá dễ để mua lại một ngân hàng vỡ nợ.
Trong khi đó, 3 siêu ngân hàng mới ở Nhật Bản đã mua lại 11 ngân hàng cũ và hiện đang sắp xếp lại hoạt động của các ngân hàng này. Tại Trung Âu, các nhà đầu
25
tư nước ngoài đã mua hoặc thành lập 80% số ngân hàng hàng đầu trong nước kể từ khi các nước này chuyển đổi thể chế chính trị.
Xu hướng thứ hai là cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thể chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng để thu hút và phân phối các nguồn tiền nhàn rỗi. Các thể chế phi ngân hàng ở đây bao gồm: các công ty bảo hiểm, các tổ chức cung cấp tài chính phát triển nhà ở, các quỹ hưu trí, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư dài hạn, các quỹ đầu tư chung…Tuy các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ nhưng tại Mỹ các khoản vay chiếm 20% tổng nợ trên thị trường tín dụng. Hầu hết các khoản cho vay này đều thuộc về các tổ chức phi ngân hàng như các công ty tài chính, các công ty thế chấp, các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các ngân hàng đầu tư. Các tổ chức phi ngân hàng không tiếp nhận các khoản tiền gửi nên không đóng vai trò trực tiếp trong hệ thống thanh toán. Nhưng chính các tổ chức này lại cung cấp một loạt các sản phẩm tài chính và cạnh tranh với các ngân hàng cũng như với nhau trong các khoản cho vay.
Các xu hướng này đang phát triển mạnh mẽ nhất ở cấp toàn cầu, tác động cả đến cơ cấu của các thị trường tài chính quốc gia. Theo thăm dò của Tạp chí Global Investor, trong tổng số 17 thể chế tài chính toàn cầu lớn nhất có 8 ngân hàng đầu tư, số còn lại hoặc là thể chế tổng hợp, hoặc là thể chế thương mại. Tình hình này cho thấy những thay đổi sâu sắc về cơ cấu trên thị trường tài chính quốc tế.
Trong danh sách các thể chế toàn cầu hiện nay, chiếm các vị trí hàng đầu là các ngân hàng đầu tư Mỹ: Merrill Lynch, Morgan Stanley, Dean Witter, Goldman Sach. Các ngân hàng này đã giành được uy tín cao khi tư vấn và tiến hành tư nhân hóa, sáp nhập và thôn tính, cơ cấu lại. Các ngân hàng này thành công là nhờ chính chiến lược của mình. Đó là việc thực hiện các tiêu chuẩn đã đề ra và đưa hoạt động đầu tư ngân hàng vào thực tiễn quan hệ với các đối tác cạnh tranh, và cả nỗ lực hết sức để xâm nhập vào cơ cấu của các thị trường tài chính nước ngoài và đưa các hoạt động đó liên kết với hoạt động toàn cầu.
26
Theo sau bốn ngân hàng đầu tư hàng đầu nêu trên là ngân hàng Mỹ J.P. Morgan. Đây là ví dụ về sự chuyển đổi thành công của một ngân hàng thương mại sang ngân hàng tổng hợp - kết hợp hoạt động ngân hàng truyền thống với việc cung ứng các dịch vụ cho thị trường đầu tư tài chính. Trong thời gian gần đây, hướng chuyển đổi này đã chiếm ưu thế, tạo cơ sở để ngân hàng tham gia đầu tư. Trong cơ cấu tài sản tài chính của ngân hàng, tín dụng chỉ còn chiếm tỉ trọng 15% (năm 1985, tỷ trọng này là 53%).
Nếu như ở cấp toàn cầu có xu hướng loại trừ các ngân hàng thương mại truyền thống khỏi lĩnh vực dịch vụ tài chính, thì ở cấp quốc gia các ngân hàng này tiếp tục đóng vai trò trung gian quan trọng (ngoại trừ duy nhất thị trường Mỹ). Ngân hàng thương mại là nơi cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường, là một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô, là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Tỉ trọng các ngân hàng trong tổng khối lượng vốn gửi tư nhân chiếm 18%, trong khi của các quỹ tương hỗ, hưu trí, bảo hiểm và các quỹ khác chiếm 42%. Các ngân hàng Mỹ chỉ còn đảm bảo 25% nhu cầu vốn vay của các công ty công nghiệp.
Trong khi đó, những thay đổi về cơ cấu ở cấp thị trường tài chính quốc gia phần nhiều sẽ xác định sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu trong thế kỉ XXI. Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng thương mại giống như các cơ quan tài chính trung gian đã đóng góp vai trò lịch sử của mình và hiện đang đứng bên bờ chấm dứt hoạt động. Cùng với thời gian, điều này đòi hỏi xem xét lại vai trò và vị trí của các ngân hàng trung ương, trong đó một trong những chức năng chính là duy trì sự ổn định của đồng nội tệ và hệ thống tiền tệ - tín dụng chung. Trong thời gian tới, nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương là tăng cường giám sát và tăng cường điều tiết hoạt động của các ngân hàng thương mại để duy trì sự ổn định của thị trường tài chính.
27 2.5. Xu hướng về các thiết chế tài chính quốc tế
Những thiết chế tài chính quốc tế như IMF , WB cũng đang được tăng cường các nỗ lực hoạt động trên phạm vi toàn cầu
Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. WB hiện có hơn 9000 nhân viên làm việc tại hơn 100 văn phòng đại diện trên toàn thế giới.WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA); Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD); Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC); Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); và Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID). Tuy nhiên, nói đến WB là nói đến hai tổ chức IBRD và IDA. Mỗi tổ chức đều có vai trò riêng biệt trong cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển.
IMF được chính thức thành lập năm 1945 với tôn chỉ thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tăng cường ổn định ngoại hối, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cung cấp hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước hội viên để giảm nh mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế. Tổng số hội viên của IMF cho tới nay là 187 nước. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Ba chức năng chính của IMF gồm: Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu cũng như của các nước hội viên và tư vấn cho nước hội viên về chính sách kinh tế; Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán; Trợ giúp kỹ thuật.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên WB/IMF năm 2013 được tổ chức tại Washington D.C, Mỹ. Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về tăng cường hoạt động giám sát của IMF, theo đó các hoạt động giám sát và đề xuất chính sách của IMF sẽ được xây dựng dựa trên tình hình cụ thể của từng nước, tập trung nhiều hơn vào các vấn đề chính sách tài chính vĩ mô, quan điểm thống nhất về các rủi ro
28
khu vực tài chính (tăng cường giám sát thông qua các hoạt động của Đoàn Điều IV, FSAPs, giám sát chung…), thúc đẩy việc trao đổi thảo luận về chính sách an toàn vĩ mô.
Để thực hiện hai mục tiêu chiến lược đã được đề ra cho hoạt động của WB là giảm tỷ lệ nghèo cùng cực trên phạm vi toàn cầu xuống 3% vào năm 2030 và thúc đẩy chia sẻ các thành tựu kinh tế cho mọi người dân tại các quốc gia đang phát triển, tại hội nghị, các Thống đốc đã thảo luận về các biện pháp để thực hiện định hướng chiến lược hoạt động mới của WB nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, một chương trình chung của hai tổ chức này là Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) vẫn được duy trì và mở rộng. Nhằm hỗ trợ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia hội viên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng cường sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính của mình, từ đó góp phần vào sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính trên toàn cầu, từ năm 1999, WB và IMF đã khởi xướng và phối hợp với các nước hội viên thực hiện Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP). Đây là dịp để các quốc gia tiến hành rà soát tổng thể khu vực tài chính của mình nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra định hướng điều chỉnh chính sách phù hợp; đồng thời dựa trên những đánh giá này, xây dựng nhu cầu tăng cường năng lực nhằm đảm bảo xây dựng được một hệ thống tài chính đủ mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nước tham gia Chương trình FSAP trên cơ sở tự nguyện. Các nước không phải là hội viên của WB và IMF cũng có thể được hỗ trợ thực hiện Chương trình khi có đề nghị chính thức từ phía Chính phủ. Đến nay đã có 148 nước hoàn thành đợt đánh giá đầu tiên của Chương trình FSAP. Mục tiêu của các đánh giá trong FSAP là nhằm đưa ra phân tích tổng hợp về sự phát triển và tính ổn định về tài chính. Trong đó, đánh giá tính ổn định về tài chính có nghĩa là xem xét về: một môi trường kinh doanh mà có thể ngăn ngừa một số lượng lớn các định chế tài chính khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán và đổ vỡ; các điều kiện mà có thể tránh được những biến động đáng kể đối với việc cung cấp các dịch vụ tài
29
chính. Đánh giá sự phát triển về tài chính có nghĩa là xem xét tới quá trình tăng cường và đa dạng hóa cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.
2.6. Xu hướng về các sở giao dịch
Sở Giao dịch Chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Theo tính chất tổ chức thị trường, Sở Giao dịch Chứng khoán là thị trường chứng khoán tập trung; trong đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung là sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện. Các chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty có uy tín, công ty lớn đáp ứng đủ điều kiện hay tiêu chuẩn niêm yết.
Các xu hướng hoạt động mới của các Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ phát triển mạnh do tác động của sự cạnh tranh đến từ các công ty kinh doanh – môi giới chứng khoán. Nhiều nhà phân phối thiết lập hệ thống tiếp nhận đơn tự động để cung ứng các dịch vụ tương tự như các dịch vụ của thị trường chứng khoán. Để cạnh tranh với các nhà môi giới này, các Sở Giao dịch Chứng khoán buộc phải từ bỏ các hình thức hoạt động truyền thống như các “câu lạc bộ đông để bảo vệ quyền lợi tồn tại nhờ vốn đóng góp của các thành viên” và buộc phải chuyển thành các tổ chức kinh doanh cung ứng dịch vụ cho bất cứ thành viên nào.
Cuộc cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng nhiều thể chế truyền thống như các Sở Giao dịch Chứng khoán buộc phải có những điều chỉnh căn bản trong hoạt động của mình bao gồm: quốc tế hóa, toàn diện hóa, công nghệ hóa và thương mại hóa.
30
Sở Giao dịch Chứng khoán New York NYSE là Sở Giao dịch lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ. Thị trường chứng khoán này của Mỹ còn được gọi là Thị trường phố Wall. Hiện nay, NYSE quản lý hơn 80% các giao dịch chứng khoán Mỹ và là Thị trường chứng khoán quốc gia. Ngày nay NYSE được coi là kiểu mẫu cho việc áo dụng các công nghệ mới. Bước vào kỉ nguyên của các thiết bị điện tử, hệ thống máy tính tại đây được cập nhật và thường xuyên đổi mới. Mỗi năm, NYSE tốn khoảng 400 triệu USD cho việc thay đổi các trang thiết bị cho tòa nhà trung tâm. Trong đó có việc nâng cấp trung tâm dữ liệu triển khai đường mạng có tốc độ siêu nhanh lên tới 100 Gigabit. Có thể nói sàn giao dịch chứng khoán New York là một trong những mô hình hiện đại, an toàn và hiệu quả nhất trên thế giới.
Sở Giao dịch Chứng khoán châu Âu EURONEXT hình thành từ năm 2000 do sự sáp nhập của 3 thị trường lớn nhất châu Âu là Amsterdam, Brussel và Paris. Ngay khi mới thành lập, đây đã được coi là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn thứ hai thế giới chỉ sau NYSE. EURONEXT luôn hoạt động vì mục tiêu củng cố thị trường tài chính châu ÂU bằng cách hòa nhập các thị trường quốc gia tạo thành một thị trường chung với tính thanh khoản và hiệu quả đạt mức tối đa. Mô hình thống nhất của EURONEXT là sự kết hợp sức mạnh và tài chính của mỗi thị trường địa phương và EURONEXT cũng minh chứng cho cách thành công nhất để sáp nhập các thị trường chứng khoán đơn lẻ, đó là tầm nhìn toàn cầu với các thị