Xu hướng về các sở giao dịch

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học XU HƯỚNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu chuyên đề

2.6. Xu hướng về các sở giao dịch

Sở Giao dịch Chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Theo tính chất tổ chức thị trường, Sở Giao dịch Chứng khoán là thị trường chứng khoán tập trung; trong đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung là sàn giao dịch hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện. Các chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán thông thường là chứng khoán của các công ty có uy tín, công ty lớn đáp ứng đủ điều kiện hay tiêu chuẩn niêm yết.

Các xu hướng hoạt động mới của các Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ phát triển mạnh do tác động của sự cạnh tranh đến từ các công ty kinh doanh – môi giới chứng khoán. Nhiều nhà phân phối thiết lập hệ thống tiếp nhận đơn tự động để cung ứng các dịch vụ tương tự như các dịch vụ của thị trường chứng khoán. Để cạnh tranh với các nhà môi giới này, các Sở Giao dịch Chứng khoán buộc phải từ bỏ các hình thức hoạt động truyền thống như các “câu lạc bộ đông để bảo vệ quyền lợi tồn tại nhờ vốn đóng góp của các thành viên” và buộc phải chuyển thành các tổ chức kinh doanh cung ứng dịch vụ cho bất cứ thành viên nào.

Cuộc cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng nhiều thể chế truyền thống như các Sở Giao dịch Chứng khoán buộc phải có những điều chỉnh căn bản trong hoạt động của mình bao gồm: quốc tế hóa, toàn diện hóa, công nghệ hóa và thương mại hóa.

30

Sở Giao dịch Chứng khoán New York NYSE là Sở Giao dịch lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ. Thị trường chứng khoán này của Mỹ còn được gọi là Thị trường phố Wall. Hiện nay, NYSE quản lý hơn 80% các giao dịch chứng khoán Mỹ và là Thị trường chứng khoán quốc gia. Ngày nay NYSE được coi là kiểu mẫu cho việc áo dụng các công nghệ mới. Bước vào kỉ nguyên của các thiết bị điện tử, hệ thống máy tính tại đây được cập nhật và thường xuyên đổi mới. Mỗi năm, NYSE tốn khoảng 400 triệu USD cho việc thay đổi các trang thiết bị cho tòa nhà trung tâm. Trong đó có việc nâng cấp trung tâm dữ liệu triển khai đường mạng có tốc độ siêu nhanh lên tới 100 Gigabit. Có thể nói sàn giao dịch chứng khoán New York là một trong những mô hình hiện đại, an toàn và hiệu quả nhất trên thế giới.

Sở Giao dịch Chứng khoán châu Âu EURONEXT hình thành từ năm 2000 do sự sáp nhập của 3 thị trường lớn nhất châu Âu là Amsterdam, Brussel và Paris. Ngay khi mới thành lập, đây đã được coi là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn thứ hai thế giới chỉ sau NYSE. EURONEXT luôn hoạt động vì mục tiêu củng cố thị trường tài chính châu ÂU bằng cách hòa nhập các thị trường quốc gia tạo thành một thị trường chung với tính thanh khoản và hiệu quả đạt mức tối đa. Mô hình thống nhất của EURONEXT là sự kết hợp sức mạnh và tài chính của mỗi thị trường địa phương và EURONEXT cũng minh chứng cho cách thành công nhất để sáp nhập các thị trường chứng khoán đơn lẻ, đó là tầm nhìn toàn cầu với các thị trường địa phương. Mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp về công nghệ, tái cơ cấu các hoạt động trong phạm vi rộng lớn vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, hài hòa hóa các quy tắc thị trường và kiện toàn khung pháp luật.

Từ hai Sở Giao dịch Chứng khoán lớn này có thể thấy rõ việc áp dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức, quản lý hệ thống thông tin trong việc vận hành Sở Giao dịch là một yêu cầu bắt buộc đối với các Sở Giao dịch Chứng khoán lớn trên thế giới. Cơ cấu nhân sự có năng lực không nằm ngoài tiêu chuẩn hiện đại và hiệu quả của một Sở Giao dịch Chứng khoán lớn như EURONEXT và NYSE. NYSE là công nghệ hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ từ đầu đến cuối bằng thương mại

31

điện tử. Sản phẩm và dịch vụ linh hoạt luôn được mở rộng sẽ cung cấp các giải pháp mạnh mẽ và tích hợp từ những vị trí giao dịch đơn lẻ để hoàn thành Sở Giao dịch. NYSE dẫn đầu thị trường về phần mềm, dữ liệu và kết nối an toàn, NYSE tham gia sáng tạo với các công cụ, phương tiện thanh toán và truy cập vào các thị trường trên toàn thế giới, gia tăng ứng dụng. Bên cạnh đó, các Sở Giao dịch Chứng khoán còn phải đảm bảo minh bạch thông tin về các tổ chức muốn niêm yết, việc đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch và dịch vụ, đảm bảo các phương thức giao dịch đấu giá khớp lệnh và đấu giá theo giá nhằm thể hiện tính an toàn và hiệu quả.

32

Chương 3: NHỮNG XU HƯỚNG TÀI CHÍNH CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM Trong những năm gần đây, thị trường tài chính Việt Nam bị những tác động rất lớn từ các yếu tố quốc tế nói chung và cả vấn đề nội tại của nền kinh tế nói riêng. Thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng về số lượng các chủ thể tham gia trên thị trường, sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ cung cấp và cả sự cạnh tranh khốc liệt, mức độ rủi ro cao, bất ổn, những mối quan hệ đan xen chằng chịt hơn giữa các chủ thể. Cùng với sự toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một sâu và rộng, hệ thống tài chính Việt Nam có những xu hướng chung, dựa trên xu hướng chung của tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học XU HƯỚNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)