Xu hướng các giao dịch tài chính tiền tệ đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học XU HƯỚNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu chuyên đề

2.2.1. Xu hướng các giao dịch tài chính tiền tệ đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt

gắt

Việc tự do hóa thị trường tài chính sẽ đưa cuộc cạnh tranh ra quy mô quốc tế. Từ năm 2000, Sở Giao dịch chứng khoán New York đã có số doanh nghiệp nước ngoài đăng ký chứng khoán đạt 600. Tại hệ thống thương mại NASDAQ của Mỹ có định giá cổ phiếu của 500 công ty nước ngoài. Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn niêm yết giá chứng khoán của 526 công ty nước ngoài. Đến nay, không chỉ dừng lại ở việc niêm yết giá của các công ty nước ngoài, các Sở Giao dịch chứng khoán lớn của thế giới đang có xu hướng sáp nhập mạnh mẽ. Tháng 11/ 2013, ICE đã hoàn tất việc mua lại Sở Giao dịch NYSE Euronext, đưa ICE trở thành một trong những Tập đoàn Sở Giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Không dừng lại ở đó, ICE cũng đã tuyên bố thông qua một thỏa thuận mua lại Sở Giao dịch hàng hóa Singapore, bước đầu thiết lập hạ tầng giao dịch và thanh toán tại khu vực châu Á.

19

Số lượng các giao dịch quốc tế tăng lên. Tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh TNCs tại nước ngoài liên tục tăng. Cụ thế, năm 1990 con số đạt được là 1 498 tỷ USD, giai đoạn 2005 – 2007 đạt 5 003 tỷ USD, năm 2010 tăng lên 6 320 tỷ USD, năm 2011 là 7436 tỷ USD, và năm 2012 đạt 7 479 tỷ USD1. Xu hướng gia tăng số lượng giao dịch quốc tế được thể hiện rõ nhất trên sự phát triển của thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản mạnh nhất thế giới. Theo BIS, giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày năm 2007 ước đạt hơn 3 000 tỷ USD. Năm 2010, giao dịch toàn cầu đã tăng 20% so với năm 2007, ước đạt 4 000 tỷ USD. Tính đến tháng 10 năm 2011, ước tính lượng giao dịch hàng ngày trên toàn cầu khoảng 4 700 tỷ USD. Nguyên nhân của sự gia tăng này là được cho là xuất phát từ sự tham gia giao dịch tiền tệ ngày càng tăng của các nhà đầu tư cá nhân. Với số lượng giờ giao dịch liên tục, qua các hoạt động giao dịch điện tử và môi giới, tính thanh khoản cao, cùng các đòn bẩy sẵn có là những lý do chính thu hút các nhà đầu tư cá nhân đến với thị trường này.

Quá trình dịch chuyển các dòng vốn được tăng cường mạnh mẽ. Năm 2012 chứng kiến sự gia tăng khá tích cực của các hoạt động dịch chuyển các dòng vốn quốc tế cả trực tiếp và gián tiếp. Các quỹ đầu tư nước ngoài đang tích cực điều chỉnh đầu tư của mình theo hướng gia tăng nguồn vốn đổ vào các thị trường Đông Nam Á và Ấn Độ, nhằm đón bắt cơ hội đầu tư mới từ sự gia tăng sức tiêu thụ tại khu vực kinh tế với giá trị lên đến 2 000 tỷ USD.

Bên cạnh đó, sự lưu chuyển vốn toàn cầu ngày một to lớn cho thấy quá trình chuyển sang hệ thống tài chính toàn cầu thông thoáng hơn, tự do tài chính tiền tệ trên thế giới gia tăng. Đi liền với nó là cơ cấu và phạm vi hoạt động của các tổ chức và thị trường tài chính tiền tệ cũng được toàn cầu hóa. Đây là điều kiện

20

xúc tiến và bước đi quan trọng cho sự liên kết các thị trường tài chính quốc tế. Giữa thập kỉ 1970, thị trường trao đổi ngoại hối là thị trườn tài chính đầu tiên được toàn cầu hóa. Đến giữa thập kỉ 1980, một sự kiện lớn đã diễn ra tại Luân Đôn với việc xóa bỏ cùng lúc hàng loạt các quy tắc, luật lệ hoạt động và tiêu chuẩn thành viên truyền thống ngự trị bấy lâu trên thị trường chứng khoán Luân Đôn. Cuối thập kỉ 1990, 11 thị trường chứng khoán của EU đã cam kết hợp nhất lại thành một thị trường chứng khoán chung duy nhất, bắt đầu hoạt động từ năm 2000. Đây là bước phát triển hợp logic sau khi đồng tiền chung châu Âu Euro ra đời và mở ra một triển vọng mới cho EU

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học XU HƯỚNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)