7. Kết cấu chuyên đề
3.1.1. Việt Nam tích cực chuyển sang tỷ giá thả nổi có sự kiểm soát của Nhà nước, được
nước, được điều chỉnh linh hoạt và theo hướng thị trường hơn.
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các chính sách nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng phải điều chỉnh linh hoạt thích ứng với môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi, giảm thiểu các cú sốc bất lợi bên ngoài tác động đến nền kinh tế nội địa, đồng thời hướng tới một tỷ giá thị trường, là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Việc tăng tính linh hoạt của tỷ giá nhằm hạn chế những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái như quy định biên độ giao dịch giữa đồng Việt Nam và USD, duy trì tỷ giá USD ở mức mục tiêu nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra với các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Tuy nhiên, cơ chế truyền dẫn của chính sách tỷ giá tác động ngược chiều giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu. Trường hợp tỷ giá tăng sẽ có tích cực đối với tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu do lợi thế cạnh tranh về giá và bảo hộ mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước thì ngược lại
33
làm tăng chi phí đối với các doanh nghiệp phải nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, gây bất lợi cho ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu nếu các doanh nghiệp này phải nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất cho hàng xuất khẩu của mình.
Ngoài ra, tỷ giá cao còn làm gia tăng giá trị các khoản nợ đối với các doanh nghiệp có khoản vay nợ nước ngoài, kể cả các khoản nợ công của Chính phủ hiện đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây (chiếm 42,2% trong tổng nợ công năm 2012). Như vậy, với nền kinh tế Việt Nam phát triển theo mô hình định hướng xuất khẩu trong khi nhập siêu các yếu tố đầu vào có xu hướng tăng như năm 2011 là 105,8 tỷ USD tăng 24,7% so với năm 2010, năm 2012 là 114,3 tỷ USD tăng 7,1% so với năm 20113
thì việc lựa chọn chính sách tỷ giá đảm bảo tính đa mục tiêu là khó có thể thực hiện được. Do vậy, yêu cầu trong chính sách tỷ giá buộc phải có lựa chọn.
Trên thực tế, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân khoảng 18%/năm đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng cũng như đảm bảo các cân đối lớn trong nền kinh tế đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Do đó, chính sách tỷ giá hiện tại vẫn cần hướng tới mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước có thể sản xuất được nhằm cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán góp phần tăng trưởng kinh tế.
Vấn đề tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế là làm sao để xử lý được dòng ngoại hối đổ vào Việt Nam đầu tư mà không gây ra các hiệu ứng phụ, đặc biệt là lạm phát. Khi dòng vốn nước ngoài vào dồn dập trong một thời gian ngắn, NHNN có thể sẽ phải bơm mạnh tiền đồng ra để mua lại ngoại tệ nhằm ngăn VND tăng giá quá nhanh. Đây là điều mà NHNN đã làm trong thời gian qua
3
34
giúp cho dự trữ ngoại hối tăng thêm 18 tỉ USD trong năm 20124. Và để ngăn ngừa lạm phát, NHNN đã phải phát hành tín phiếu để trung hoà dòng tiền này. Trong năm 2013, NHNN có thể phải dùng đến công cụ tăng dự trữ bắt buộc nếu như tiền đồng bị bơm ra nhiều quá.
Việc NHNN tiếp tục đỡ VND ở mức cố định như hiện tại tạo ra tín hiệu sai cho thị trường. Thị trường có thể nghĩ rằng NHNN đang kìm giữ tỷ giá cố định thay vì đang đỡ, ngăn không cho đồng nội tệ mạnh lên. Ngoài ra, việc tiếp tục mua vào ngoại tệ trong một thời gian ngắn sẽ tạo ra gánh nặng cho chính sách điều hành lãi suất (điều chỉnh cung tiền) để đảm bảo ổn định vĩ mô.
Từ 2008 đến nay, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng Việt Nam ở mức vừa phải đã có tác động làm giá bán hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới cạnh tranh hơn.
Hình 3.1: Các đợt điều chỉnh tỷ giá của NHNN Việt Nam
4
35
Ngoài ra, NHNN cũng cho phép các NHTM được tự do hóa điểm hoán đổi ngoại tệ, cho chuyển đổi tự do các ngoại tệ mạnh và thả nổi phí trên các hợp đồng quyền chọn giữa USD và VND, đặc biệt cho phép thực hiện cơ chế tỷ giá thỏa thuận, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung ngoại tệ cho vay nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, điều tiết cung - cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, tác động từ những nỗ lực trong điều hành chính sách tỷ giá đối với mục tiêu xuất khẩu là không lớn do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô và có độ co giãn theo giá thấp trên thị trường thế giới hoặc lại phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu.