7. Kết cấu của chuyên đề
3.1. Đánh giá phản ứng chính sách của Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn
tế và toàn cầu hóa
3.1.1. Thành công
- Đối với hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế:
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về phát triển kinh tế: Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Như vậy, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt 7,14%/năm). Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011. Mức tăng trưởng tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Trong năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng 6,81%, đầu tư phát triển bằng 33,5% GDP. Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thị trường Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%; cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày
càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005.
Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38% GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân.
- Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Thứ nhất, hành lang pháp lý quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Việt Nam tiến hành hoạt động này. Kể từ khi có Nghị định Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài năm 1999 đến nay, cơ chế đã 2 lần sửa đổi và hiện nay Nghị định 78/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng đang được Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, tính đa dạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện khá rõ nét, đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu tư, về các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận đầu tư năm 2012 TT Quốc gia/vùng lãnh thổ Số dự án cấp mới Vốn đăng ký mới của nhà đầu
tư Việt Nam
(đơn vị: USD)
Tổng vốn đầu tư mới và tăng thêm của nhà
đầu tư Việt Nam
(đơn vị: USD) 1 Peru 3 828,110,000 828,110,000 2 Lào 16 140,387,447 250,750,769 3 Campuchia 16 169,093,067 182,635,762 4 BritishVirginIslands 1 70,859,952 70,859,952 5 CHLB ĐỨC 2 65,800,000 65,800,000 6 Singapore 4 63,006,772 63,006,772 7 Hoa Kỳ 16 44,970,819 45,170,819 8 Đông Timor 1 14,919,294 14,919,294 9 Myanmar 2 5,650,000 13,797,000 10 Hàn Quốc 4 4,282,000 4,282,000 11 Canada 2 2,030,000 2,030,000 12 Australia 3 1,058,335 1,058,335 13 Pháp 1 717,568 717,568 14 Uzbekistan 1 630,000 630,000 15 Trung Quốc 1 620,000 620,000 16 Malaysia 2 450,000 450,000 17 Liên bang Nga 1 441,000 441,000 18 Brunei 1 300,000 300,000 19 Nhật Bản 1 300,000 300,000 20 Thái Lan 1 250,000 250,000 21 Vương quốc Anh 1 200,000 200,000 22 Cộng hòa Ghana 1 110,154 110,154 23 TVQ ả rập thống nhat 1 110,154 110,154 24 Bangladesh 1 100,000 100,000 25 Mauritius 1 20,000 20,000
Tổng số 84 1,414,416,562 1,546,669,579
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành năm 2012
TT Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký mới của nhà đầu tư Việt Nam
(đơn vị: USD)
Tổng vốn đầu tư mới và tăng thêm của nhà
đầu tư Việt Nam
(đơn vị: USD) 1 Khai khoáng 8 892,089,177 979,003,881 2 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 5 163,700,000 194,325,000 3 Nông, lâm nghiệp, 7 163,080,429 170,229,442
thủy sản
4 Công nghiệp chế biến, chế tạo 5 80,759,952 80,759,952 5 Kinh doanh bất động
sản 4 59,808,508 59,808,508 6 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 33 18,363,702 18,563,702 7 Thông tin và truyền thông 7 16,289,294 16,289,294 8 Y tế và trợ giúp xã hội 1 5,600,000 12,964,300 9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3 12,200,000 12,200,000 10 Xây dựng 5 1,440,500 1,440,500 11
Hoạt động chuyên môn, Khoa học công
nghệ 5 1,060,000 1,060,000 12 Vận tải kho bãi 1 25,000 25,000
Tổng số 84 1,414,416,562 1,546,669,579
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Thứ ba, các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã góp phần mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Tiêu biểu là một số dự án đầu tư thành công ở nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông…
Thứ tư, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã hình thành một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng), trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện các dự án hợp tác đầu tư.
Thứ năm, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho địa bàn nước sở tại, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương làm việc cho dự án.
3.1.2. Hạn chế
- Đối với hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo quyết định số 339/QĐ-TTg về việc Đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn nhiều hạn chế, vướng mắc:
+ Về tái cơ cấu đầu tư công: Việc giảm tỷ lệ đầu tư công quá nhanh đã tạo "sốc" cho nền kinh tế, nhất là ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội. Mặc khác, việc thực hiện giảm vốn đầu tư chưa gắn với việc nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư, chưa có các biện pháp đột phá để huy động các nguồn vốn khác tham gia đầu tư để giữ ổn định tổng mức đầu tư toàn xã hội, duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
+ Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm, cả năm 2013 mới tiến hành được 25 doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi những ngành nghề không phải là ngành nghề chính còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi, có một số cổ phiếu niêm yết thấp hơn mệnh giá hoặc giá hiện tại thấp hơn thời điểm doanh nghiệp mua cổ phần nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn do các doanh nghiệp phải đảm bảo quy định về bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, vướng mắc từ một số quy định pháp luật hiện hành khiến các doanh nghiệp nhà nước cũng chưa thể thoái vốn khỏi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hoặc ngành nghề không phù hợp với định hướng phát triển.
+ Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại: Kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém vẫn chưa đáp ứng theo mục tiêu của Đề án tái cơ cấu là tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại, nâng cao trật tự kỷ cương và nguyên tắc thị trường hóa hoạt động ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu mới ở giai đoạn đầu, và chưa đạt được hiệu quả thuyết phục.
Vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng vẫn chưa được hạn chế và kiểm soát hiệu quả, ảnh hưởng đến sự lành mạnh trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện những giải pháp tái cơ cấu của chính các ngân hàng như chi phí đánh giá chất lượng tài sản; sắp xếp lại, nâng cao năng lực quản trị, hoạt động của các ngân hàng; chi phí thoái vốn, rút khỏi lĩnh vực đầu tư phi tài chính… cũng chưa được đề cập đến.
Tóm lại, tiến độ tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm tương đối chậm so với yêu cầu tái cơ cấu, phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch đã định; chưa có đột phá mạnh mẽ
về thể chế; ổn định kinh tế vĩ mô chưa đi cùng với tạo lập môi trường vi mô năng động thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả; chưa có thay đổi đáng kể về cách thức tăng trưởng; chưa phục hồi được tốc độ tăng trưởng như kế hoạch. Nguy cơ tái diễn đầu tư phân tán, dàn trải và kém hiệu quả vẫn rất lớn. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhìn chung chưa thiết lập hệ thống thể chế và động lực mới khuyến khích thúc đẩy phân bố lại nguồn lực hiện có theo cơ chế thị trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Các chương trình, đề án tái cơ cấu của địa phương nhìn chung chưa chú ý tận dụng thế mạnh cạnh tranh của từng địa phương; chưa gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, gắn doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, nâng cao trình độ phát triển công nghiệp với giá trị gia tăng nội địa.
- Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Bên cạnh những thành công nêu trên, chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định từ cả phía quản lý nhà nước cũng như phía các nhà đầu tư.
+ Về phía quản lý nhà nước: mặc dù có sự hoàn thiện dần về hành lang pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tuy nhiên, thể chế chính sách chưa thực sự hoàn chỉnh, thường đi chậm so với thực tế, do đó chưa phát huy tác động một cách mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhiều bất cập từ khâu quản lý tiền đầu tư đến khâu hậu kiểm. Trong khâu quản lý việc triển khai thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa có sự phân định rõ vai trò quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành, địa phương nơi nhà đầu tư đăng ký kinh doanh hoặc thường trú. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa đầy đủ, trong khi lại chưa có các chế tài xử lý việc nhà đầu tư không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo. Do đó, công tác quản lý các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả do thiếu thông tin về chính sách đầu tư của các thị trường tiềm năng. Chưa tổ chức thường xuyên việc tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tham tán thương mại và đầu tư chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Có thể nói, đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại.
Chiến lược tổng thể về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng, trừ ngành dầu khí đã có những kế hoạch dài hạn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Do vậy, Chính phủ chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư.
Việc thu thập các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng, đặc biệt công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản khiến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn thiếu bài bản, thiếu nhạc trưởng, doanh nghiệp tự khai thác thông tin tốn kém và không đầy đủ.
+ Về phía nhà đầu tư, năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư Việt Nam nhìn chung còn yếu. Ngoại trừ một số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực Việt Nam… đa số các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có tiềm năng khiêm tốn vì vốn ít, khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ quản lý còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ chưa có, do vậy gặp khó khăn trong cạnh tranh với các nhà đầu tư đến từ các nước khác trong đấu thầu, thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Việc triển khai thực hiện dự án còn chậm. Bên cạnh nguyên nhân khó khăn về thủ tục hành chính tại nước sở tại thì việc triển khai dự án đầu tư chậm còn vì nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu