7. Kết cấu của chuyên đề
2.2.1. Khái niệm tái cơ cấu nền kinh tế
- Khái niệm về cơ cấu nền kinh tế:
Cơ cấu kinh tế là gồm các thành phần kinh tế, kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau nằm trên toàn lãnh thổ của một quốc gia cấu thành nền kinh tế của quốc gia đó.
- Cơ cấu kinh tế bao gồm:
Một là cơ cấu thành phần kinh tế: là tỷ trọng (tỷ lệ đóng góp cho GDP) của các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân bao gồm các thành phần như: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, ...
Hai là cơ cấu ngành kinh tế: là tỷ trọng (tỷ lệ đóng góp cho GDP) của các ngành kinh
tế trong nền kinh tế quốc dân như: ngành công nghiệp xây dựng, ngành nông-lâm-ngư nghiệp, ngành dịch vụ.
Ba là cơ cấu vùng kinh tế: là tỷ trọng (tỷ lệ đóng góp cho GDP) của các vùng kinh tế,
địa phương trong nền kinh tế quốc dân như là: vùng kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, vùng Đồng bằng song Cửu Long, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông nam bộ, ...
- Khái niệm tái cơ cấu nền kinh tế:
Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất chung về tài cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên có thể hiểu khái niệm tái cơ cấu nền kinh tế như sau: Tại một thời điểm nhất định, cơ cấu kinh tế của một quốc gia là kết quả của cơ cấu các nhân tố sản xuất hiện có, tạo thành lợi thế so sánh của một quốc gia. Cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả là cơ cấu hình thành trên cơ sở khai thác, tận dụng tốt các ngành có lợi thế của nền kinh tế; và trong trường hợp ngược lại thì đó là một cơ cấu kinh tế bất hợp lý, kém hiệu quả. Vì vậy, việc điều chỉnh có quy mô lớn và toàn diện trong thời gian tương đối ngắn cơ cấu kinh tế để chuyển từ bất hợp lý, kém hiệu quả thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả hơn được coi là tái cơ cấu kinh tế.