Tích hợp thông qua nội dung tiểu kết từng phần hay tổng kết

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 42 - 109)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.3.3. Tích hợp thông qua nội dung tiểu kết từng phần hay tổng kết

sau giờ học.

Phần tiểu hết của từng phần cũng như phần tổng kết của bài học có mục đích là khái quát lại những kiến thức trọng tâm của bài học giúp học sinh khắc sâu ghi nhớ kiến thức. Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của giáo viên, nó có ý nghĩa khái quát lại vấn đề vừa có ý nghĩa chuyển tiếp. Nếu giáo viên có thể lồng ghép trong lời thuyết giảng của mình các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Làm Văn thì sẽ làm cho bài giảng có hệ thống liền mạch giúp học sinh rèn luyện khả năng liên hệ, ghi nhớ lâu hơn. Trong phần tiểu kết hay tổng kết thì giáo viên có thể tích hợp dưới dạng liên hệ, so sánh, đối chiếu với Văn, Làm Văn, Tiếng Việt.

Như đã phân tích bài “Nhân vật giao tiếp” có nhiều yếu tố đồng quy với văn và làm văn. Chính vì vậy khi dạy ta có thể tích hợp với văn và làm văn. VD: “Nhân vật giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng chi phối đến nội dung hình thức của tác phẩm văn học cũng như đến quá trình tạo lập các

văn bản. Chính vì thế mà khi lĩnh hội và tạo lập văn bản cần chú ý đến nhân vật giao tiếp”.

2.3.4 Tích hợp thông qua bài tập thực hành

Bài tập thực hành là một hình thức phổ biến trong dạy học Tiếng Việt nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. Luyện tập các bài tập thực hành sẽ giúp học sinh áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tiễn. Đồng thời rèn luyện kĩ năng tạo lập và lĩnh hội văn bản một cách thành thục, linh hoạt. Không chỉ vậy bài tập thực hành còn giúp giáo viên tự đánh giá về giờ dạy của mình và đánh giá được khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh. Vì vậy tích hợp thông qua bài tập thực hành là điều kiện thuận lợi nhất giúp giáo viên tiến hành tích hợp sau khi học xong một tiết học hoặc học xong một bài học. Tuy nhiên tùy vào thời lượng của bài học mà ta có các hình thức bài tập thực hành khác nhau như làm ở trên lớp hay giao bài tập về nhà. Để tích hợp theo cách này giáo viên phải lựa chọn bài tập phù hợp với năng lực của học sinh.

Bài tập: Có hai câu thoại sau:

1. Lão Hạc với ông giáo: “Này thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!”.

2. Lão Hạc với cậu Vàng: “Cậu có nhớ bố cậu không”. Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về”.

? Tại sao lại có sự khác nhau ở hai câu nói của Lão Hạc? Bài tập: Cho học sinh phân tích ví dụ sau:

“Người đàn bà hướng về phía Đầu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa: - Con lạy quý bà

- Sao, sao?

- Qúy bà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó. […] đang ngồi cúi gục xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một, với vẻ mặt ban đầu hơi ngơ ngác.

- Chị cảm ơn các chú! – Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết

Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc. Chỉ mấy lời mào đầu ấy người đàn bà mất hết cái vẻ ngoài khúm núm sợ sệt”.

(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)

Em hãy phân tích ngôn ngữ của người đàn bà?

Nhân vật giao tiếp là những ai? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp? Xác định quan hệ vị thế trong đoạn trích? Mục đích của việc chuyển đổi cách xưng hô.

Từ ví dụ trên em rút ra kết luận gì về nhân vật giao tiếp?

Bài tập: Phân tích diễn biến trong cách nói của Dít đối với anh rể:

“ Dít nhìn Tnú bằng đôi mắt ấy rất lâu, trong khi bốn năm đứa bé, đứa nào cũng tranh chỗ ngồi gần chị Dít. Rồi chị hỏi Tnú, giọng hơi lạnh lùng:

- Đồng chí có giấy không? - Tnú không hiểu: Giấy gì?

- Giấy trên cho phép nghỉ đó, không có giấy, trốn về thì không được. Ủy ban phải bắt thôi.

- Tnú cười ồ. Anh định đùa bảo nhớ làng quá định trốn về thăm một lát nhưng nhìn đôi mắt nghiêm khắc của Dít, và nghe cái im lặng chờ đợi xoay quanh, anh mở túi áo lấy một mảnh giấy đưa cho chị.

- Báo cáo đồng chí chính trị viên xã hội.

Dít cầm tờ giấy soi lên ánh lửa hàng chục cái đầu chụm lại, mấy đứa bé lắp bắp đánh vần. Dít đọc rất lâu, đọc đi đọc lại đến ba lần. Cụ mết hỏi:

- Đúng chớ? Nó có giấy phép chớ? Dít đưa trả lại cho Tnú. Bây giờ chị mới cười.

- Đúng rồi, có chữ kí của người chỉ huy. Sao anh chỉ về có một đêm thôi? Rồi chị trả lời: Thôi cũng được, về một đêm cho làng thấy mặt là được rồi. Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

? Nhân vật giao tiếp có quan hệ như thế nào? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp?

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học thì người giáo viên cần phải được đào tạo một cách chu đáo để thích ứng với những thay đổi của công việc đổi mới giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần sự phối hợp của học sinh đó là những học sinh có năng lực thích ứng nhanh với quá trình đổi mới. Có như vậy thì dạy học theo quan điểm tích hợp mới đạt hiệu quả cao.

2.4. Quy trình dạy bài “Nhân vật giao tiếp” theo quan điểm tích hợp.

Muốn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản trong bài học này, chúng tôi xác định quy trình dạy học bài này như sau:

Bước 1: Xác định những kĩ năng, trọng tâm cần dạy trong bài.

Bước 2: Cho học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về nhân vật giao tiếp mà các em đã được học ở các lớp dưới (lớp 10,11).

Bước 3: Cho học sinh phân tích lần lượt các ngữ liệu trong SGK để từ đó các em nắm được đặc điểm của nhân vật giao tiếp.

Bước 4: Cho học sinh rút ra nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp

Bước 5: Luyện tập

Quy trình dạy học bài này được triển khai cụ thể như sau:

Trọng tâm của bài học là giúp học sinh nắm được khái niệm về nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau. Những đặc điểm đó cùng những đặc điểm khác chi phối nội

dung và hình thức, lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp. Để đạt được mục tiêu bài học cần đạt được hai nội dung cơ bản sau: Nội dung thứ nhất: củng cố cho học sinh những kiến thức lý thuyết về nhân vật giao tiếp; nội dung thứ hai: hướng dẫn học sinh thực hành phân tích ngữ liệu và luyện tập. Về phương pháp dạy học: Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp như: tái hiện, nêu vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, thảo luận nhóm…

Do bài học này có những đơn vị kiến thức mà các em đã được làm quen ở các lớp dưới như: lớp 8,9,10,11 nên khi vào bài giáo viên có thể tận dụng để thực hiện tích hợp.

Trước khi vào nội dung chính của bài, chúng tôi yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về nhân vật giao tiếp như: khái niệm, đặc điểm của nhân vật giao tiếp. Để làm được điều này chúng tôi áp dụng phương pháp tái hiện giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trước đó. Cụ thể là các kiến thức các em đã học trong bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” ở Ngữ văn lớp 10, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Dựa vào bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” ở Ngữ văn 10, em hãy kể tên các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp? Với câu hỏi này, chúng tôi nhằm mục đích để học sinh nhắc lại các nhân của hoạt động giao tiếp, và giúp các em hiểu rằng nhân vật giao tiếp là một nhân tố của hoạt động giao tiếp.

Tiếp đó chúng tôi hỏi học sinh: Dựa vào bài “Ngữ cảnh” ở Ngữ văn lớp 11, em hãy cho biết ngữ cảnh có mấy nhân tố? Qua đó để học sinh thấy rằng nhân vật giao tiếp cũng là một nhân tố của ngữ cảnh. Sau đó giáo viên nêu yêu cầu học sinh nêu ra khái niệm về nhân vật giao tiếp và chốt lại kiến thức ghi bảng. Như vậy với nội dung này chúng tôi đã tích hợp được với các kiến thức các em đã học được trong hai bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” ở lớp 10 và bài “Ngữ cảnh” ở lớp 11.

Sau khi rút ra kết luận về nhân vật giao tiếp, chúng tôi đưa ra hai đoạn thoại giữa lão Hạc với ông giáo và lão Hạc với cậu Vàng, yêu cầu học sinh chỉ ra sự khác biệt ở hai câu nói của lão nhằm củng cố cho học sinh khái niệm về nhân vật giao tiếp.

Khi đã nắm được khái niệm về nhân vật giao tiếp chúng tôi yêu cầu học sinh nhắc lại một số đặc điểm về nhân vật giao tiếp mà các em đã nắm được trong bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “Ngữ cảnh” thấy được sự chi phối của nhân tố này đến đọc hiểu văn bản.

Đến phần nội dung chính của bài, chúng tôi tiến hành tích hợp với các kiến thức phần văn. Với ngữ liệu 1, chúng tôi dùng văn bản trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm này các em vừa được học ở bài trước. Với ngữ liệu này, chúng tôi yêu cầu học sinh phân tích dựa trên hệ thống các câu hỏi sau:

CH1: Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật đó có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội? Với câu hỏi này chúng tôi nhằm mục đích giúp học sinh có

những kiến thức cơ bản về vị thế xã hội, quan hệ xã hội của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp.

CH2: Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của “thị” hướng tới ai? Với câu hỏi này chúng tôi muốn học sinh thấy được sự thay đổi vai

trong giao tiếp. Đây cũng là đặc điểm quan trọng của vai trong giao tiếp.

CH3: Các nhân vật giao tiếp có bình đẳng về vị thế xã hội không? Với

câu hỏi này, chúng tôi nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh về vị thế xã hội của các nhân vật khi tham gia giao tiếp. Và tạo bước đà cho câu hỏi tiếp theo.

CH4: Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?

CH5: Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào? Đây là

câu hỏi mang tính chất tổng hợp lại các kiến thức các em đã nắm ở phần trên đồng thời giúp học sinh thấy được sự chi phối từ các đặc điểm của nhân vật giao tiếp đến ngôn ngữ trong cuộc giao tiếp.

Sau khi phân tích ngữ liệu 1, chúng tôi chuyển sang phân tích ngữ liệu 2, với ngữ liệu 2 được lấy từ văn bản “Chí Phèo” (Nam Cao) trong SGK Ngữ văn 11. Như vậy, với ngữ liệu này chúng tôi đã tiến hành tích hợp với phần văn ở lớp dưới. Để phân tích cụ thể ngữ liệu này, chúng tôi tiến hành theo phương pháp thảo luận nhóm. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm yêu cầu học sinh làm trong 5 đến 7 phút, rồi các nhóm cử đại diện báo cáo. Học sinh nhận xét, giáo viên là người chốt lại. Nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau:

Nhóm 1: Ýa. Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào bá Kiến nói với một người nghe, trường hợp nào nói với nhiều người nghe?

Nhóm 2. Ý b. Vị thế của bá Kiến so với từng người nghe như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của bá Kiến ra sao?

Nhóm 3. Ý c. Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện một cuộc chiến lược giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó theo các bước sau đây:

(1) Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại với riêng Chí Phèo. (Đuổi như thế nào và đuổi để làm gì?).

(2) Bá Kiến “hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí Phèo bằng cả hành động và lời nói (chú ý cách nói, từ xưng hô, nội dung lời nói).

(3) Bá Kiến nâng vị thế của Chí Phèo lên ngang hàng với mình (chú ý từ xưng hô, cách nói trống, cách dùng ngôi gộp) và nhận Chí Phèo là có họ hàng.

(4) Bá Kiến kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường tiếp đón Chí Phèo (kết tội như thế nào? Mục đích của việc làm này là gì?).

Nhóm 4: Ý d. Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến có đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với bá Kiến có phản ứng như thế nào khi nghe những lời nói của bá Kiến?

Sau khi phân tích hai ngữ liệu trên, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra những nhận xét về nhân vật giao tiếp, giáo viên là người nhận xét, chốt lại kiến thức sau cùng và tóm tắt những nội dung cơ bản về nhân vật giao tiếp qua bảng phụ. Sau đó yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong SGK. Cuối cùng, giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh về khái niệm, đặc điểm của nhân vật giao tiếp.

Đến tiết thứ 2 của bài “Nhân vật giao tiếp” trước khi vào bài GV tổ chức ôn tập lại kiến thức đã học ở tiết trước cho học sinh bằng cách GV gọi 2 học sinh đứng lên thực hiện một cuộc giao tiếp ngày trên lớp với bất kì nội dung nào, sau đó GV gọi 1 học sinh đứng lên xác định nhân vật giao tiếp, đặc điểm quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp và ngôn ngữ giữa họ. Còn học sinh thực hiện cuộc hội thoại và trả lời các câu hỏi. GV chốt lại kiến thức ở bài trước để học sinh nhớ lại.

Sau phần ôn lại kiến thức chúng tôi tiến hành cho học sinh luyện tập theo các bài tập trong SGK đối với mỗi bài tập trong SGK chúng tôi yêu cầu học sinh đọc đề tài, xác định yêu cầu bài tập. Sau đó GV hướng dẫn cách làm, học sinh suy nghĩ làm bài rồi lên chữa bài. HS nhận xét, GV chốt lại, đưa ra đáp án chuẩn và cho điểm HS.

Sau khi học sinh làm hết 3 bài tập trong SGK, GV củng cố lại các kiến thức nhằm khắc sâu cho học sinh về khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp.

Cuối tiết học, chúng tôi phát phiếu học tập nhằm kiểm tra trình độ của học sinh, chúng tôi tiến hành bằng cách cho học sinh làm bài tập để kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của các em. Đây là nội dung thực nghiệm 2: thực nghiệm thông qua câu hỏi thực hành được triển khai trên cơ sở các kiến thức các em đã học trong bài “Nhân vật giao tiếp”.

Đề kiểm tra có 6 câu gồm cả lí thuyết và thực hành, chúng tôi trình bày cụ thể trong bảng 3 – Phụ lục.

Cuối cùng GV thu bài kiểm tra dặn dò học sinh chuẩn bị cho giờ học sau.

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM

Thực nghiệm là sự vận dụng những vấn đề đang nghiên cứu trên phương diện lý thuyết vào thực tế dạy học để đánh giá nội dung dạy học và nhận thức của học sinh. Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình nghiên

cứu đề tài này. Kết quả thực nghiệm tạo cơ sở thực tiễn khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn dạy học tiếng Việt cho học sinh THPT.

3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm:

Thực nghiệm đề tài Dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” trong SGK Ngữ văn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phương pháp dạy học ngữ văn (Trang 42 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w