8. Cấu trúc của khóa luận
2.1.2. Thực trạng học
Nhìn vào phía học sinh ta dễ dàng nhận thấy thái độ đối với môn văn của các em có sự phân lập rất rõ. Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi đại học vào các khối tự nhiên (do dễ kiếm việc làm sau khi ra trường). Với bộ phận này môn văn dĩ nhiên bị gạt ra. Số còn lại, rất ít dự thi vào hai khối C, D thì các em học văn với một động cơ rất thực dụng để thi Đại học, Cao đẳng… rất ít học sinh học văn là để thưởng thức văn chương, để bồi đắp mĩ cảm, để hoàn thiện nhân cách...Thực tế này càng làm cho học sinh không quan tâm
đến những tri thức của tiếng Việt. Điều đó khiến cho giờ học càng trở nên khô khan, máy móc.
Hơn nữa, trong quá trình dạy học, giáo viên chưa tìm cách sáng tạo giờ giảng nên việc học tập của học sinh còn nhiều điều cần lưu ý. Để làm sáng tỏ thực trạng học của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát đối tượng học sinh và điều tra kết quả học tập của các em (Bảng 2 – Phụ lục)
Ngoài ra, chúng tôi còn đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua đề kiểm tra (Bảng 3 – Phụ lục)
*Điều tra kết quả học tập.
Sau khi tiến hành điều tra khảo sát thái độ, không khí học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành cho các em làm bài kiểm tra kiến thức ngay sau khi học xong nhằm mục đích: đánh giá xem các em đã nắm được kiến thức chưa, đã biết vận dụng kiến thức đó vào thực hành ra sao, và đánh giá về việc vận dụng tri thức, kĩ năng của các bộ phận Văn và Làm văn vào học Tiếng Việt như thế nào.