1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010

157 478 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ TDMNBB, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là một tỉnh được Chính phủ quy hoạch trong phát triể

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HẠNH

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC

Mã số: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả Nguyễn Thị Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,

Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, Cục Thống kê Bắc Giang, Phòng Thống

kê Thành phố Bắc Giang và các phòng ban khác thuộc UBND Thành phố Bắc Giang; các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

1 TS Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này

2 Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Địa lý và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

3 Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, các cơ quan sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Giang và UBND thành phố Bắc Giang, cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập

và thực hiện đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2011

Học viên

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng biểu vii

Danh mục hình vii

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu 2

2.2 Nhiệm vụ 2

3 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3.1 Trên thế giới 2

3.2 Tại Việt Nam 3

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4

5.1 Quan điểm nghiên cứu 4

5.2 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 8

1.1 Cơ sở lý luận về đô thị hóa 8

1.1.1 Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị 8

1.1.2 Lý luận về đô thị hóa 11

1.1.3 Một số chỉ tiêu để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH 18

1.1.4 Cách tính điểm đánh giá mức độ ĐTH 20

1.2 Thực tiễn ĐTH ở Việt Nam, vùng TNMNBB và tỉnh Bắc Giang 21

1.2.1 Tình hình ĐTH ở Việt Nam 21

1.2.2 Tình hình ĐTH ở vùng TDMNBB và tỉnh Bắc Giang 25

Trang 6

Tiểu kết chương 29

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 30

2.1 Lịch sử hình thành ĐT Bắc Giang và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới ĐTH 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển TP Bắc Giang 30

2.1.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới ĐTH ở TP Bắc Giang 32

2.2 Thực trạng ĐTH ở TP Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 43

2.2.1 Thực trạng phát triển KT đô thị 43

2.2.2 Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 48

2.2.3 Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội 52

2.2.4 Kiến trúc cảnh quan và quản lý đô thị 54

2.2.5 Những chuyển biến về dân cư, lao động 57

2.2.6 Những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất đô thị 70

2.3 Tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại ĐT TP Bắc Giang (Đánh giá mức độ đô thị hóa so với tiêu chuẩn của đô thị loại III) 78

Tiểu kết chương 94

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 86

3.1 Định hướng đô thị hóa ở thành phố Bắc Giang đến năm 2020 86

3.1.1 Căn cứ định hướng ĐTH ở TP Bắc Giang đến 2020 86

3.1.2 Định hướng ĐTH ở TP Bắc Giang đến năm 2020 99

3.2 Một số giải pháp thực hiện định hướng đô thị hóa ở thành phố Bắc Giang 108

3.2.1 Nâng cao hiệu quả quy hoạch và quản lý đô thị 108

3.2.2 Các giải pháp về huy động vốn đầu tư 109

3.2.3 Các giải pháp về cơ chế chính sách 111

Trang 7

3.2.5 Các giải pháp về khoa học - công nghệ và môi trường 113 3.2.6 Các giải pháp phát triển TP Bắc Giang theo hướng văn minh,

hiện đại 114 3.2.7 Phối hợp phát triển giữa TP Bắc Giang và các địa phương

trong tỉnh và các tỉnh lân cận 114 3.2.8 Tăng cường tính xã hội hóa trong mọi mặt của quá trình ĐTH 115 Tiểu kết chương 116

KẾT LUẬN 117

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT - XH Kinh tế - xã hội

TTCN Trung tâm công nghiệp

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX Giá trị sản xuất

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh VCCI Chỉ số hiệu quả hành chính công

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân cư ĐT các tỉnh vùng TDMNBB năm 1989, 1999 và 2009 26

Bảng 1.2: Một số thành phố vùng TDMNBB năm 2009 28

Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành KT của TP giai đoạn 2000-2010 43

Bảng 2.2: GTSX CN phân theo thành phần KT 45

Bảng 2.3: GTSX công nghiệp phân theo ngành công nghiệp 46

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về mạng lướng y tế TP Bắc Giang năm 2010 53

Bảng 2.5: Quy mô dân số TP Bắc Giang thời kỳ 1989 - 2009 58

Bảng 2.6: Tình hình phát triển dân số TP Bắc Giang giai đoạn 1999-2009 59

Bảng 2.7: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi ở TP Bắc Giang năm 1999, 2009 61

Bảng 2.8: Tỷ số giới tính dân số Bắc Giang 1999 - 2009 63

Bảng 2.9: Cơ cấu các dân tộc ở TP Bắc Giang 64

Bảng 2.10: Tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình năm 1999, 2009 67

Bảng 2.11: So sánh tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình của TP Bắc Giang với tỉnh và vùng TDMNBB năm 2009 68

Bảng 2.12: Lao động và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KT 69

Bảng 2.13: Diện tích các đơn vị hành chính TP Bắc Giang năm 2010 71

Hình 2.9 Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang năm 2000, 2010 73

Bảng 2.14: Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 74

Bảng 2.15: Cơ cấu sử dụng đất theo phường, xã TP Bắc Giang năm 2010 75

Bảng 2.16: Sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất khu vực nội thị 77

Bảng 2.17: Tổng hợp tiêu chí và điểm đánh giá mức độ ĐTH theo tiêu chuẩn ĐT loại III (năm 2010) 78

Bảng 3.1: Dự báo quy mô dân số, tỷ lệ ĐTH và nhu cầu nhà ở tỉnh Bắc Giang 90

Bảng 3.2: Tổng hợp một số tiêu chí và điểm đánh giá mức độ ĐTH theo tiêu chuẩn ĐT loại II (Đánh giá thời điểm năm 2010) 92

Bảng 3.3: Dự báo tổng thể về sử dụng đất đai TP Bắc Giang 101

Bảng 3.4: Nhu cầu đầu tư theo ngành KT ở TP Bắc Giang 109

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tỷ lệ dân cư ĐT của Việt Nam từ năm 1931 đến năm 2009 23

Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP Bắc Giang năm 2010 39

Hình 2.2 Lược đồ mối quan hệ của TP Bắc Giang với TDMNBB 42

Hình 2.3 Tỷ xuất sinh, tỷ xuất tử và gia tăng tự nhiên dân số TP Bắc Giang thời kỳ 1999 - 2009 60

Hình 2.4 Tháp dân số TP Bắc Giang năm 1999 62

Hình 2.5 Tháp dân số TP Bắc Giang năm 2009 62

Hình 2.6 Biểu đồ mật độ dân số TP Bắc Giang các năm 1999, 2009 64

Hình 2.7 Lược đồ mật độ dân số phân theo phường, xã TP Bắc Giang năm 1999 và 2009 (người/km2 ) 65

Hình 2.8: Biến động các loại đất ở TP Bắc Giang qua các năm 72

Hình 2.9 Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang năm 2000, 2010 73

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là một tỉnh được Chính phủ quy hoạch trong phát triển hành lang KT Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, thành phố (TP) Bắc Giang đã có những bước phát triển nhanh về mọi mặt, với vị trí là trung tâm chính trị - KT -

VH - khoa học kỹ thuật của tỉnh và là một trong những trung tâm chuyên ngành cấp vùng Tháng 12 năm 2003, thị xã Bắc Giang được công nhận là ĐT loại III Ngày 07 tháng 06 năm 2005, TP Bắc Giang được thành lập trên cơ sở nâng cấp thị xã Bắc Gíang Cùng với sự chuyển biến về kinh tế - xã hội (KTXH) thì quá trình đô thị hóa (ĐTH) của TP cũng tạo ra những bước ngoặt đáng kể: Hàng loạt các khu công nghiệp (KCC), các cụm công nghiệp (CCN)

ra đời, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng ngày càng hoàn thiện, diện tích TP ngày càng được mở rộng, quy mô dân số ĐT ngày càng tăng, đặc biệt là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị ở các vùng nông thôn

Vấn đề ĐTH và phát triển ĐT đã được giới khoa học đi sâu nghiên cứu, tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu nhằm phục vụ cho những chiến lược, xu hướng ĐTH trong tương lai ở tầm vĩ mô Việc nghiên cứu phân tích, đánh giá dưới góc độ địa lí những chuyển biến về cấu trúc không gian, về KTXH, dân cư lao động cơ cấu sử dụng đất… ở một khía cạnh nhất định giúp cho các nhà quản lý có thêm cơ sở đề xuất các mô hình, các dự án đầu tư có

hiệu quả cho địa phương

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Xuân Trường tôi quyết định chọn đề tài

nghiên cứu: “Phân tích quá trình đô thị hóa thành phố Bắc Giang giai đoạn

2000 - 2010”

Trang 12

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Dựa trên tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐT và ĐTH, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang, phân tích những chuyển biến về KT - XH, dân cư, sử dụng đất, phát triển không gian, làm cơ sở cho việc đề ra những định hướng và một số giải pháp để thúc đẩy phát triển KTXH của địa phương một cách bền vững

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan cơ sở lý luận về ĐTH trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

- Phân tích những nhân tố ảnh hướng tới quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang

và thực trạng ĐTH trong những năm gần đây

- Phân tích những chuyển biến về KT - XH, dân cư, sử dụng đất, phát triển không gian trong quá trình ĐT hóa ở TP Bắc Giang

- Phân tích định hướng ĐTH ở TP Bắc Giang và một số giải pháp tích cực nhằm thực hiện quá trình này

3 Lịch sử nghiên cứu đề tài

3.1 Trên thế giới

ĐTH xảy ra cách đây 5000 năm, nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX, con người mới nhận thúc được tầm quan trọng và bắt đầu nghiên cứu về ĐTH Thuật ngữ “đô thị hoá” đã ra đời từ năm 1867, trong tác phẩm “Lí luận chung

về đô thị hoá” của tác giả Cerda (Tây Ban Nha), nhưng tác phẩm này bị quên lãng đến năm 1967 mới được phát hiện lại Vào những năm 20 của thế kỷ XX, cụm từ “đô thị hoá” xuất hiện ở các tạp chí chuyên ngành về địa lí KT, dần phổ biến sang các lĩnh vực khác Ngày càng có nhiều các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: KT, XH, kiến trúc,… quan tâm đến vấn đề ĐTH

Ở Liên Xô cũ có các nghiên cứu về đô thị và ĐTH đã quan tâm chủ yếu

là về các lĩnh vực: cấu trúc lãnh thổ nội tại của các TP, các trùm ĐT, sự phát triển các TP vệ tinh, quy hoạch các TP và các vùng ĐT, điều khiển quá trình ĐTH,… Với các chuyên gia nổi tiếng như: Baranxki, N.I.Yu.G.Xauskin, V.G.Đavidovits, G.M.Gokhman…

Trang 13

Tại phương Tây, các nghiên cứu thường chi tiết và có tính thực tiễn cao

Ý nghĩa nhất là Walter Chiristaller và Liôsơ với lí thuyết “Vị trí trung tâm”, ảnh hưởng sâu rộng tới các phân tích không gian trong địa lí TP và lĩnh vực xã hội học ĐT Tại Pháp đi sâu vào địa lý nhân văn Tại Tây Âu và Bắc Mỹ, từ những năm 1920, chuyên ngành: “xã hội học đô thị” được hình thành và phát triển nhanh chóng Năm 1916, R.Park xuất bản chuyên đề “thành thị” Năm

1938, L.Writh xuất bản cuốn “Đặc trưng ĐT như là một lối sống” Năm 1953, Harold Carter xuất bản cuốn “nghiên cứu địa lý đô thị” Gần đây một số tác giả Anh đã đề cập nhiều đến đặc điểm đa dạng và phức tạp và những xu hướng mới về ĐTH trong những giai đoạn lịch sử và địa lý khác nhau của các khu vực khác nhau trên thế giới như: Tác giả Brian, Berry, David Drakakis - Smith, Michale Pacione…

3.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam ĐTH được nghiên cứu muộn hơn, chủ yếu từ những năm

1990, dưới nhiều góc độ khác nhau cả về lí luận và thực tiễn

Về lí luận, khái niệm ĐTH được tác giả Đàm Trung Phường, 1995, phân tích tập trung trong cuốn “Đô thị Việt Nam”; tác giả Mạc Đường, 2002, trong cuốn “Đô thị học và vấn đề đô thị hóa” và tác giả Trương Quang Thao, 2003, trong cuốn “Đô thị học nhập môn” và “Đô thị học - Những khái niệm mở đầu”

Về lịch sử phát triển ĐT có nghiên cứu của tác giả Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Quốc Thông Ngoài ra còn có các vấn đề về XH, quản lí ĐT, KT ĐT, quy hoạch cải tạo, xây dựng và phát triển ĐT của các tác giả khác

Về thực tiễn, chuyên gia đi đầu trong nghiên cứu ĐTH của nước ta là tác giả Đàm Trung Phường, 2005, với cuốn “Đô thị Việt Nam”, tác giả đưa ra bức tranh về tầm vĩ mô về thực trạng mạng lưới ĐT Việt Nam, cũng như định hướng phát triển ĐT nước ta trong bối cảnh ĐTH trên thế giới và khu vực Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của các tác giả khác như: Đỗ Thị Minh Đức, Hoàng Phúc Lâm Và ngày càng có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn ĐT, các bài viết trên các tạp chí trong nước bàn về ĐTH

Trang 14

TP Bắc Giang là một tỉnh được công nhận là ĐT loại III năm 2003 Trong những năm gần đây, KTXH có những bước phát triển vượt bậc, kéo theo đó là sự chuyển biến rõ rệt mạng lưới ĐT trong toàn tỉnh Tuy nhiên, chưa

có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề ĐTH ở TP Bắc Giang Chính vì vậy, khi lựa chọn đề tài này, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa vấn đề ĐTH với biến động về dân số và lao động, chúng tôi muốn đề xuất một số ý kiến để quy hoạch phát triển ĐT một cách hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển KTXH của địa phương trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là TP Bắc Giang, bao gồm các xã

ngoại thị và các phường nội thị đến năm 2010 (năm có quyết định mở rộng TP) Có mở rộng đến 5 xã mới được sáp nhập về TP Bắc Giang năm 2011 từ huyện Yên Dũng và huyện Lạng Giang

Về thời gian: Phân tích quá trình ĐTH giai đoạn 2000 - 2010, trong đó

có mở rộng giai đoạn từ khi tách tỉnh đến nay (năm 1997 đến nay)

Về phạm vi lĩnh vực nghiên cứu ĐTH: Đề cập đến các khía cạnh của

ĐTH, trong đó đi sâu vào yếu tố trên góc độ địa lý học như: Dân cư, chuyển biến cơ cấu sử dụng đất, kinh tế.5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng

Phép duy vật biện chứng chỉ ra tính chất vô hạn của thế giới và tính hữu hạn của các sự kiện, hiện tượng cụ thể cùng các mối quan hệ phức tạp của chúng Mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi không ngừng và đều có

xu hướng phát triển Dựa trên quan điển duy vật biện chứng để nghiên cứu sẽ giúp cho các kết quả nghiên cứu có tính logic và phản ánh đúng quá trình phát triển và nguyên nhân của sự phát triển

5.1.2 Quan điểm lãnh thổ

Bất cứ đối tượng địa lí KT - XH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định, do đó quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí Nội dung phân tích quá trình ĐTH và những chuyển biến mọi mặt về KT - XH

Trang 15

luôn được đặt trong quan điểm lãnh thổ để làm rõ tính địa lý của quá trình ĐTH Trong lãnh thổ TP Bắc Giang cần phân tích nhiều chiều về không gian và thời gian, trong mối quan hệ đan xen chặt chẽ, đồng thời cũng có liên quan với các lãnh thổ xung quanh địa bàn thành phố về phương diện tự nhiên, KT, XH

Từ đó tìm ra thế mạnh cũng như các điểm khác biệt của ĐTH ở TP Bắc Giang

so với các vùng lãnh thổ khác

5.1.3 Quan điểm tổng hợp

Quán triệt quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xem xét các sự vật hiện tượng trong các mối quan hệ của thế giới khách quan, tránh xa rời hoặc tách chúng ra riêng biệt ĐTH là quá trình phức tạp đan xen nhiều lĩnh vực và cấp độ

Áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các chỉ tiêu khác nhau của quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau

5.1.4 Quan điểm hệ thống

Quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang là một hệ thống được đặt trong một hệ thống đô thị hớn hơn là vùng TDMNBB và cả nước Mặt khác bản thân ĐT Bắc Giang bao gồm hệ thống các ĐT thấp hơn

5.1.5 Quan điểm lịch sử

Lịch sử là sự vận động có thực của các đối tượng trong thế giới khách quan ĐTH tự bản thân nó là một quá trình vận động theo thời gian Nhận thức đúng đắn quan điểm lịch sử giúp cho đề tài nhìn nhận những đặc điểm của ĐTH của TP Bắc Giang trong mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai

và trong bối cảnh thời kỳ đổi mới

5.1.6 Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm phát triển bền vững xuất hiện từ cuối thế kỷ XX và trở thành một nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu, một quan điểm trong tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình phát triển trước đó Phát triển bền vững là sự phát triển của thế hệ trước không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ mai sau trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng KT, bảo đảm công bằng, tiến bộ XH

Trang 16

và bảo vệ môi trường Đề tài vận dụng quan điểm này khi đánh giá mức độ ĐTH, đưa ra những định hướng ĐTH và một số đề xuất trong tương lai

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp mang tính truyền thống, sử dụng trong việc thu thập thông tin, chọn lọc nguồn tài liệu để khái quát hóa thành một hệ thống lý luận

cơ bản về ĐTH và xử lý số liệu thống kê, các thông tin để rút ra những nhận định về quá trình ĐTH Phần lớn các số liệu về KT - XH, dân cư - lao động được khai thác ở Cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng, Sở Lao động - thương binh xã hội, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang, UBND

TP, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành có liên quan trong tỉnh

5.2.2 Phương pháp tính điểm

Sử dụng phương pháp này để định lượng mức ĐTH, tốc độ ĐTH và cấu trúc không gian ĐT qua hệ thống các tiêu chí đã chọn Ưu điểm của phương pháp này là dễ đánh giá được hiện trạng ĐTH ở TP Bắc Giang so với các yêu cầu thực tế và tiêu chuẩn xây dựng ĐT

5.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu địa bàn Xuất phát từ bản đồ gốc (bản đồ hành chính), các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các bản đồ, biểu đồ mới để phản ánh các đặc điểm không gian - thời gian của các thành phần

Từ thực trạng của quá trình ĐTH, định hướng phát triển KT - XH của

TP, quá trình phát triển của hệ thống ĐT quốc gia và ở TP Bắc Giang Phương

Trang 17

pháp dự báo đưa ra các dự báo về ĐTH của TP Bắc Giang trong tương lai và đưa ra một số giải pháp

5.2.6 Phương pháp chuyên gia

Đề tài có sử dụng ý kiến đóng góp của các chuyên gia về vấn đề quản lý

ĐT, KT, VH, XH Những ý kiến của các chuyên gia góp phần nâng cao giá trị của các kết luận khoa học và bổ sung cho tính hiện thực của các giải pháp do tác giả đề tài kiến nghị

5.2.7 Phương pháp sử dụng các kĩ thuật phụ trợ: Ứng dụng CNTT để biên vẽ

và thành lập bản đồ, vẽ biểu đồ

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, danh mục các hình, các bảng biểu, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa

Chương 2: Thực trạng đô thị hóa thành phố Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 Chương 3: Định hướng đô thị hóa ở thành phố Bắc Giang đến năm 2020

và một số giải pháp phát triển

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

1.1 Cơ sở lý luận về đô thị hóa

1.1.1 Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị

1.1.1.1 Khái niệm đô thị

ĐT bắt nguồn từ ngôn ngữ La Tinh dùng từ “urbs” để chỉ ĐT, tiếng

Anh là “urban” Trong tiếng Việt hiện đại có các từ ngữ chỉ ĐT: thị tứ, thị trấn, thị xã, TP, thành thị Các từ song lập nói trên gồm: “thành, đô, trấn” và “thị, phố, phường” nhấn mạnh về ý nghĩa hành chính, quân sự (đô) và KTXH (thị) Hai nhóm yếu tố tạo “thị” nói trên có mối quan hệ đặc biệt, tương tác, hỗ trợ,

bổ xung cho nhau trong sự tồn tại và phát triển của ĐT Sự cộng sinh (đô + thị) chưa thể trở thành ĐT, mà cần phải có những yếu tố bổ xung khác mới đưa đến

sự hình thành ĐT theo đúng nghĩa [3]

Cuối thế kỉ XX, F.Ratsel (Đức) khi xác định khuôn khổ của địa lí nhân văn đã đưa ra một định nghĩa cho khái niệm “đô thị”, mà cho đến nay những yếu tố riêng lẻ của nó vẫn chưa mất đi ý nghĩa Theo ông thì ĐT là “sự tích tụ lâu của người và chỗ ở của họ, chiếm một không gian đáng kể và nằm giữa các cộng đồng lớn” Công trình nghiên cứu của Ratsel còn có 3 yếu tố mà ở hình thức này hay hình thức khác vẫn còn là cơ sở cho những định nghĩa về sau của ĐT: các dạng hoạt động nghiệp vụ đặc biệt, sự tập trung nhà ở và giới hạn tối thiểu của số lượng dân cư Ông cũng đã nhấn mạnh về việc thương mại khi ông cho rằng ĐT là “điểm tập trung của thương mại”

Nhìn chung đến giai đoạn hiện nay, khái niệm ĐT với các dấu hiệu cơ bản của nó khá thống nhất, nhưng những chỉ tiêu (tiêu chí) để phân định một kiểu dân cư là ĐT hay nông thôn thì được lựa chọn tùy đặc điểm tình hình của mỗi nước Ở Việt Nam theo quyết định số 132/HĐBT ngày 5 tháng 5 năm

1990 của hội đồng bộ trưởng (Chính phủ) quy định ĐT là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau:

Trang 19

- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy

sự phát triển KTXH của một vùng lãnh thổ xác định

- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn)

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% trong tổng số lao động, là nơi

có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển

- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ dân cư ĐT

- Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại ĐT phù hợp với đặc điểm của từng vùng

Như vậy, ĐT là điểm dân cư tập trung với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện

Thông tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐCP của Chính phủ về phân loại ĐT đã định nghĩa: “ĐT

là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực KT phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, KT, VH hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của

TP, nội thị, ngoại thị của thị xã, thi trấn”

1.1.1.2 Phân loại đô thị

Nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính về ĐT cũng như để xác định cơ cấu và định hướng phát triển ĐT, ĐT được phân chia thành nhiều loại

khác nhau

 Phân loại ĐT theo quy mô dân số

 Phân loại ĐT theo hình thức tên gọi

 Phân loại ĐT theo hình thể ĐT

 Phân loại ĐT theo chức năng

 Phân loại ĐT theo cấp quản lí

Ở Việt Nam hiện nay, theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/5/2009, hệ thống ĐT nước ta được phân thành 6 loại: ĐT đặc biệt, ĐT

Trang 20

loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V Sự phân cấp ĐT như vậy được dựa trên các tiêu chí tổng hợp về: chức năng ĐT, quy mô dân số toàn ĐT, mật độ dân

số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng ĐT, và kiến

trúc cảnh quan ĐT

Tính đến năm 2010, hệ thống các ĐT ở Việt Nam được phân loại gồm:

- ĐT loại đặc biệt (2 TP): Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

- ĐT loại I (10 TP): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Thái Nguyên

- ĐT loại II (11 TP): Biên Hòa, Việt Trì, Hạ Long, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Mĩ Tho, Vũng Tàu, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết

1.1.1.3 Chức năng của đô thị

Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà ĐT có thể có các chức năng khác nhau, nhìn chung có những chức năng chủ yếu sau đây:

* Chức năng KT: Đây là chức năng chủ yếu của ĐT Sự phát triển của nền KT thị trường đã dẫn đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán, chính yêu cầu ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành KCN và cơ sở

hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hóa Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư - trước hết là thợ thuyền và gia đình

họ, tạo thành bộ phận chủ yếu của dân cư ĐT

* Chức năng XH: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với

sự tăng quy mô dân cư ĐT Những nhu cầu về nhà ở, y tế, việc làm, đi lại… của dân số ĐT là những vấn đề gắn liền với yêu cầu KT, với cơ chế thị trường

Trang 21

* Chức năng văn hóa: Ở tất cả các ĐT, dân cư đều có nhu cầu về giáo dục và giải trí cao, do đó đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học…

* Chức năng quản lí: Tác động của quản lí nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu KT, XH, sinh thái, kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu cộng đồng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân Do đó chính quyền địa phương phải có pháp luật

và quy chế quản lí về ĐT

* Chức năng của vùng ngoại thành, ngoại thị

Ngoại thành ngoại thị là vành đai chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của nội thị và nằm trong giới hạn hành chính TP, thị xã Theo nghị định 72/2001/NĐ - CP ngày 5/10/2001, vùng ngoại thành, ngoại thị là một phần đất đai của ĐT nằm trong giới hạn hành chính của ĐT

Vùng ngoại thành ngoại có các chức năng sau: Một là dự trữ đất đai để

mở rộng, phát triển nội thành nội thị Hai là sản xuất một phần lương thực, thực phẩm, rau quả tươi sống phục vụ cho nội thành, nội thị Ba là, bố trí công trình kỹ thuật đầu nối tập trung mà nội thị không bí trí được Bốn là, xây dựng mạng lưới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ, môi sinh, môi trường

1.1.2 Lý luận về đô thị hóa

1.1.2.1 Khái niệm đô thị hóa

ĐTH, tiếng Anh là Urbanization, bắt nguồn từ cổ tự La tinh “urbanus”

có nghĩa là thuộc tính của ĐT ĐTH được định nghĩa khác nhau tùy theo các góc độ nghiên cứu của các nhà nhân khẩu học, xã hội học, các nhà kiến trúc, các nhà KT… và thay đổi theo bối cảnh lịch sử Dưới góc độ địa lý, ĐTH được định nghĩa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp

* Theo quan niệm rộng, ĐTH được hiểu là quá trình lịch sử nâng cao vai

trò của, vị trí, chức năng của các TP trong sự vận động và phát triển của XH Quá trình này bao quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp XH và cơ cấu lao động,

Trang 22

trong cơ cấu tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng… Có thể nói ĐTH là quá trình KT - XH, nhân khẩu và địa lí đa diện, diễn ra trên cơ sở những hình thức phân công lao động XH theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch

sử, phù hợp với những diễn biến đương đại

* Theo quan niệm hẹp, ĐTH được biểu hiện là sự phát triển hệ thống

TP, đặc biệt là các TP lớn, trung tâm sức hút của vùng lãnh thổ, là sự gia tăng

tỷ trọng dân số ĐT trong nước, trong vùng và trên thế giới Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ĐTH là quá trình KT - XH ngày càng gia tăng, mà sự biểu hiện của nó là sự gia tăng số lượng và quy mô các điểm dân cư ĐT, sự tập trung hóa dân cư trong các TP đặc biệt là các TP lớn, sự phổ biến lối sống TP trong toàn bộ mạng lưới điểm dân cư ĐTH phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc KT và trong đời sống XH [3], [8], [12]

Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý KT, ĐTH được hiểu là sự di cư từ nông thôn tới ĐT, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ ĐT Mức độ ĐTH của một quốc gia, một vùng lãnh thổ được đo lường bằng tỷ lệ dân cư ĐT trong tổng số dân Về mặt XH, ĐTH được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người ĐTH không chỉ là sự thay đổi phân bố dân cư và các yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống KTXH, phổ biến lối sống ĐT tới các vùng thôn thôn

và toàn bộ XH

Như vậy, ĐTH là một quá trình KTXH được gia tăng mạnh mẽ trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật Biểu hiện của nó là quá trình hình thành, mở rộng và phát triển của các TP gắn liền với quá trình CNH, HĐH của mỗi nước Đồng thời đó là sự tăng lên về số lượng và quy mô của các điểm dân cư ĐT, sự tập trung dân cư trong các TP lớn, sự phổ biến lối sống thành thị trong toàn bộ mạng lưới điểm dân cư Quá trình ĐTH cũng là sự cải biến cơ cấu KT của từng khu vực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp ĐTH là sự phản ánh sâu sắc trong cấu trúc KT và đời sống XH [1], [3], [8]

Trang 23

1.1.2.2 Đặc điểm của đô thị hóa

- ĐTH là một quá trình mang tính XH và lịch sử: ĐTH không thể tách rời khỏi chế độ KT - XH Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp Mỗi thời kì phát triển có một hệ thống ĐT phát triển tương ứng vì ĐT phản ánh trung thực trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức XH của thời kì ấy

- ĐTH là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật về

KT - XH, văn hóa, không gian và môi trường Tính quy luật của ĐTH biểu hiện ở sự tăng dân số ĐT, thay đổi phân bố dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển KT ĐT, mở rộng ĐT, thay đổi kiến trúc cảnh quan và cấu trúc không gian đô thị

- ĐTH gắn liền với quá trình CNH và HĐH: ĐTH đồng hành với quá trình CNH Một mặt, sự hình thành, phát triển và phân bố của công nghiệp là yếu tố tạo thị mang tính kiên quyết cho quá trình phát triển ĐTH trong thời kì CNH và HĐH Mặt khác, hệ thống ĐT khi hình thành và phát triển lại trở thành hấp dẫn, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất CN Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít, thậm chí có tác giả còn đồng nghĩa quá trình ĐTH là quá trình CNH

ĐTH ngày nay là tất yếu và mang tính toàn cầu: ĐTH là quá trình tất yếu của sự phát triển, không chỉ diễn ra ở một vùng, một quốc gia mà đang trở thành nhu cầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới ĐTH là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại ngày nay [12]

1.1.2.3 Các giai đoạn của đô thị hóa

Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu đã phân các giai đoạn của ĐTH theo: lịch sử phát triển ĐT, theo sự vận động của lực lượng sản xuất, theo các bước phát triển KT và GDP/người Nhưng nhìn chung đều phản ánh quan hệ giữa quá trình ĐTH và sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trang 24

Northan RM, trong tác phẩm “Địa lí thành phố” đã chia quá trình ĐTH thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sơ khởi, dân cư chủ yếu ở vùng nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, ở phân tán Quá trình ĐTH diễn ra chậm chạp, lúc này

tỉ lệ số dân đô thị so với tổng số dân dưới 25%

- Giai đoạn 2: ở giai đoạn này tỷ lệ dân số sống trong các TP tăng từ 25% lên 60 - 70% Đây là giai đoạn ĐTH tiến triển, hay còn gọi là giai đoạn ĐTH tăng tốc Trong giai đoạn này KT của đất nước có sự thay đổi căn bản, hoạt động KT tập trung vào các TP - số đông dân cư làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến, và hoạt động dịch vụ, thương mại

- Giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn kết (hay ĐTH chín muồi) Ở giai đoạn này những thay đổi trong cơ cấu KT của đất nước diễn ra theo chiều sâu,

tỷ lệ dân số đô thị khoảng 60 - 70%, khi tỷ lệ dân số đông vượt quá 70% thì tốc

độ ĐTH giảm dần [1], [8]

Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình ĐTH là sự thay đổi cơ cấu thành phần KTXH và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi và chuyển giao lao động XH từ khối KT này sang khối KT khác Jean Fourastier, nhà xã hội học Pháp đã phân tích và đưa khái niệm về sự biến đổi của 3 khu vực lao động trong các giai đoạn phát triển KTXH và quá trình ĐTH Muốn biết trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia chỉ cần xem tỷ lệ lao động giữa 3 khu vực đó Lý thuyết này phù hợp với 3 thời kỳ phát triển của 3 nền văn minh: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp (CN), văn minh hậu CN

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa

- Vị trí địa lý ảnh hưởng tới tính chất của ĐT, đến lịch sử hình thành và phát triển của ĐT, ảnh hưởng tới lối sống ĐT Hầu hết các ĐT lớn, nhỏ trên thế giới hiện nay đều nằm ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, ở giao điểm của những đường giao thông quan trọng, ở dọc lưu vực sông, ở trung tâm các vùng

Trang 25

châu thổ có đất đai màu mỡ, hoặc những vị trí cần thiết bố trí phòng chống quân xâm lăng

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Bất cứ một ĐT nào cũng

là sản phẩm của các điều kiện tự nhiên Cảnh quan tự nhiên là cơ sở cho thiết

kế, quy hoạch ĐT, lựa chọn vị trí xây dựng ĐT Điều kiện địa chất địa hình ảnh hưởng đến việc xác định vị trí, hình thái đô thị, gia cố nền móng các công trình, tổ chức đất đai xây dựng ĐT Quy mô diện tích đất đai ảnh hưởng lớn tới quy mô ĐT, khả năng mở rộng hay hạn chế của nó

- Các nhân tố KT - XH: Đây là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển của ĐT

+ Lịch sử phát triển ĐT và việc điều chỉnh địa giới, hình thành các đơn

vị hành chính mới trong ĐT có ảnh hưởng lớn đến quá trình ĐTH Mỗi giai

đoạn phát triển ĐT đều để lại dấu ấn quan trọng lên cấu trúc và lối sống ĐT Việc phân chia ranh giới hành chính ảnh hưởng tới quy mô diện tích ĐT kéo theo nó là việc thực hiện những mục tiêu phát triển KT- XH của vùng phù hợp với chiến lược ĐTH chung

+ Dân số tác động mạnh mẽ tới cấu trúc ĐT Các quá trình sinh, tử và

quá trình chuyển cư ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số ĐT Lao động ảnh hưởng tới cơ cấu KT ĐT, qua đó phản ánh chức năng KT ĐT

+ Trình độ phát triển KT thể hiện nhiều phương diện như: Quy mô, tốc

độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền KT, sự phát triển các thành phần

KT, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng

+ Quá trình CNH: Hầu hết các ĐT trên thế giới được hình thành ngay

trong nền văn minh nông nghiệp Cuộc cách mạng CN vào thế kỷ XVIII là động lực làm cho ĐTH chuyển sang bước phát triển mới, các giai đoạn của CN tác động đến quy mô ĐT, cơ cấu quy hoạch và cấu trúc ĐT

+ Đường lối và hệ thống chính sách phát triển KT - XH là cơ sở pháp lý

cho nội dung phát triển ĐTH Những chính sách đổi mới của Nhà nước, xu thế

Trang 26

thay đổi môi trường chính trị, XH ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và cấu trúc

ĐT, đến định hướng quá trình ĐTH

+ Những tiến bộ khoa học công nghệ tác động trực tiếp, đầu tiên vào

quá trình ĐTH Công nghệ kỹ thuật là tiền đề cho sự hình thành ĐT, là động lực thúc đẩy ĐTH, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX Sự bùng nổ của công nghệ thông tin tác động sâu sắc đến hình thái và phân bố ĐT hiện đại, đến thiết kế

ĐT, làm xuất hiện những ngành nghề mới, chuyển hóa theo chiều sâu chất lượng cuộc sống dân cư ĐT

+ Quy hoạch đô thị và quản lý ĐT giúp cho qua trình ĐTH phát triển

một cách bền vững Quy hoạch và quản lý ĐT là biểu hiện cách thức con người tham gia “điều khiển” quá trình ĐTH cách tích cực và hạn chế ĐTH diễn ra tự phát, kém hiệu quả trước đây

+ Bối cảnh quốc tế và khu vực: Sự hội nhập toàn diện thúc đẩy quá trình

ĐTH phát triển nhanh hơn Toàn cầu hóa là nhân tố quan trọng làm cho nhiều thành phố trở thành những trung tâm quốc tế ĐTH ngày nay mang tính chất toàn cầu Kinh nghiệm phát triển và quản lý ĐT ở những nước tiên tiến sẽ góp phần giúp các nước đang phát triển có thêm kinh nghiệm trong định hướng ĐTH, giải quyết có hiệu quả việc cải tạo và xây dựng ĐT trong điều kiện thực

tế của mỗi quốc gia

Ngoài những nhân tố trên, thì việc khai thác truyền thống văn hóa, phong tục tập quán địa phương và tình hình chính trị XH cũng nhằm tạo ra cho các ĐT có bản sắc riêng biệt trong hình thức, kiến trúc của từng ĐT

1.1.2.5 Những ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT - XH

ĐTH là quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến trên thế giới ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh, đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh hưởng xấu đối với quá trình ĐT hóa một cách bền vững

* Ảnh hưởng tích cực:

Trang 27

- Về phương diện KT: ĐTH làm chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ khu vực I sang khu vực II và III ĐTH có khả năng làm tăng quy mô của ngành công nghiệp, dịch vụ, thay đổi cơ cấu kinh tế và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng KT

- Về phương diện VH - XH: ĐTH dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị Đó là các hoạt động của dân cư mang tính cộng đồng phức tạp, ít có quan

hệ huyết thống và thường xuyên được tiếp cận với nền văn minh của nhân loại

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành CN, dịch vụ ở các đô thị đã tạo ra nhiều việc làm mới Trên cơ sở đó, ĐTH làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động cũng như cơ cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ

- Về phương diện dân số học: ĐTH làm thay đổi sâu sắc quá trình sinh, tử

và hôn nhân ở các TP ĐTH làm chậm lại việc gia tăng tự nhiên của dân số TP, tốc độ gia tăng tự nhiên thấp, kết cấu dân số ổn định

Ngoài ra, quá trình ĐTH gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian ĐT Trên cơ sở đó hình thành môi trường ĐT

* Những ảnh hưởng tiêu cực:

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực bao trùm lên mọi hoạt động của nhân loại, ĐTH cũng để lại những hậu quả rất nặng nề, nhất là ở các nước đang phát triển Những tác động tiêu cực của quá trình ĐTH đã và đang để lại dấu ấn sâu sắc thông qua các khía cạnh chủ yếu sau:

- Việc làm là một trong những vấn đề nan giải trong các ĐT Nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và để lại những ảnh hưởng xấu đến đời sống KT -

XH của các ĐT, đặc biệt là các thành phố triệu dân

- Nhà ở là mối quan tâm đặc biệt đối với các ĐT Dân cư ngày càng đông đúc trên một lãnh thổ có hạn làm cho vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết Chính các khu nhà ổ chuột đã góp phần làm xuống cấp môi trường ĐT

- Kết cấu hạ tầng ĐT, nhất là ở các nước đang phát triển trở nên quá tải trước sức ép rất lớn về số dân và các hoạt động KT - XH

- Chất lượng môi trường ĐT đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng

Trang 28

Như vậy: ĐTH là một quá trình hai mặt Một mặt nó thúc đẩy sự tiến bộ

XH và mặt khác, lại làm gay gắt thêm nhiều vấn đề KT - XH vốn đã nóng bỏng dưới áp lực của sự gia tăng dân số

1.1.3 Một số chỉ tiêu để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH

Mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp phản ánh mức độ đạt được về mọi mặt của ĐTH tại một thời điểm nhất định Có thể coi quy mô diện tích và dân

số đô thị là các chỉ tiêu phản ánh ĐTH theo chiều rộng, còn mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp phản ánh quá trình ĐTH cả theo chiều rộng và chiều sâu

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn, thang điểm để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH căn cứ theo các chỉ tiêu quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại ĐT

(xem Phụ lục)

a) Chức năng ĐT (tối thiểu 10,5 điểm; tối đa 15,0 điểm)

Các chỉ tiêu thể hiện chức năng, tính chất của ĐT bao gồm:

- Vị trí, vai trò của đô thị trong hệ thống ĐT cả nước: được xác định trên

cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống ĐT Việt Nam, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện

- Tính chất của ĐT:

+ ĐT là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như hành chính - chính trị, an ninh, quốc phòng, KT, đào tạo, nghiên cứu khoa học;

+ ĐT là trung tâm chuyên ngành khi cã một vài chức năng nổi trội hơn

so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của ĐT như: ĐT công nghiệp, du lịch, nghiên cứu khoa học, đào tạo, ĐT cảng;

+ ĐT là trung tâm tổng hợp của một tỉnh, vùng tỉnh hoặc trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước

- Các chỉ tiêu KT - XH của ĐT được xác định trong phạm vi địa giới hành chính của ĐT, bao gồm:

Trang 29

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm): Tổng thu ngân sách trên địa bàn gồm cả thu ngân sách địa phương hưởng 100%, thu ngân sách địa phương hưởng theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

+ Cân đối thu chi ngân sách;

+ Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước (lần);

+ Mức tăng trưởng KT trung bình 3 năm gần nhất (%);

+ Tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo quy định hiện hành (%);

+ Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (%), bao gồm tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, không kể tăng do mở rộng địa giới hành chính khu vực nội thị

b) Dân số toàn đô thị (tối thiểu 7,0 điểm; tối đa 10,0 điểm)

Các chỉ tiêu về dân số toàn ĐT gồm:

- Dân số toàn ĐT (người) Quy mô dân số toàn ĐT bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi khu vực nội thị và khu vực ngoại thị Dân số tạm trú từ 6 tháng trở lên được tính như dân số thường trú, dưới 6 tháng quy đổi về dân số ĐT

- Dân số nội thị là tổng dân số các khu vực nội thị trong địa giới hành chính của ĐT (người)

- Tỷ lệ đô thị hóa (%);

c) Mật độ dân số ĐT (tối thiểu 3,5 điểm; tối đa 5,0 điểm)

Mật độ dân số ĐT phản ánh mức độ tập trung dân cư của khu vực nội thị (người/km2

);

d) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tối thiểu 3,5 điểm; tối đa 5,0 điểm)

- Lao động phi nông nghiệp của ĐT: là lao động trong khu vực nội thị thuộc các ngành KT quốc dân như: CN, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục (học sinh, sinh viên không tính trong lực lượng lao động), văn hoá, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối, đánh bắt cá, công nhân lâm nghiệp được tính là lao động phi nông nghiệp)

Trang 30

đ) Hệ thống công trình hạ tầng SST (tối thiểu 38,5 điểm; tối đa 55,0 điểm)

- Hệ thống công trình hạ tầng XH gồm: nhà ở, các công trình dịch vụ, thương mại, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác;

- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, cấp điện và chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh, xử lý các chất thải, nghĩa trang, thông tin, bưu chính viễn thông;

e) Kiến trúc, cảnh quan ĐT (tối thiểu 7,0 điểm; tối đa 10,0 điểm)

Kiến trúc, cảnh quan đô thị được đánh giá căn cứ các chỉ tiêu sau:

- Đã có quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc ĐT hoặc quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc từng khu vực ĐT được duyệt

- Có khu ĐT mới đã xây dựng đồng bộ; có khu ĐT mới được công nhận

là khu ĐT mới kiểu mẫu

- Có các tuyến phố văn minh ĐT: có kiến trúc mặt phố hài hòa, có hè phố đủ mặt lát; đảm bảo mỹ quan ĐT về chiếu sáng, cây xanh, điểm nghỉ, thiết

1.1.4 Cách tính điểm đánh giá mức độ ĐTH

1.1.4.1 Nguyên tắc tính điểm

- Tổng số điểm của 6 tiêu chuẩn phải đạt tối thiểu 70/100 điểm

- Từng chỉ tiêu trong mỗi tiêu chuẩn được tính điểm theo phương pháp nội suy trong khoảng giữa mức quy định tối đa và tối thiểu Không tính ngoại suy khi vượt quá mức quy định tối đa và tính điểm 0 cho các chỉ tiêu không đạt mức quy định tối thiểu

1.1.4.2 Điểm của mỗi tiêu chuẩn

Điểm của mỗi tiêu chuẩn phân loại ĐT được xác định cụ thể như sau:

Trang 31

- Tiêu chuẩn 1: Chức năng ĐT đạt tối đa 15 điểm;

- Tiêu chuẩn 2: Quy mô dân số toàn ĐT đạt tối đa 10 điểm;

- Tiêu chuẩn 3: Mật độ dân số ĐT đạt tối đa 5 điểm;

- Tiêu chuẩn 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt tối đa 5 điểm;

- Tiêu chuẩn 5: Hệ thống công trình hạ tầng ĐT đạt tối đa 55 điểm;

- Tiêu chuẩn 6: Kiến trúc, cảnh quan ĐT đạt tối đa 10 điểm;

Tổng hợp đánh giá 6 tiêu chuẩn phân loại ĐT được quy định tại các phụ lục (xem phụ lục)

1.2 Thực tiễn ĐTH ở Việt Nam, vùng TNMNBB và tỉnh Bắc Giang

1.2.1 Tình hình ĐTH ở Việt Nam

1.2.1.1 ĐTH thời kỳ phong kiến

Ngay từ thế kỉ VII trước công nguyên, nước ta đã xuất hiện trung tâm hành chính và ĐT - trạm dịch của nhà nước Văn Lang Đô thị cổ sớm nhất còn để lại dấu tích là thành Cổ Loa (Thế kỉ III trước công nguyên) là kinh thành nhà nước Âu Lạc cổ đại Tiếp đến là sự xuất hiện của nhiều ĐT lớn như: Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Tống Bình (Long Biên - Hà Nội), Lạc Trường (Thanh Hóa), Chiêu Cảng (Hội An), Ốc Eo (An Giang) Sang thế

kỉ XVII - XVIII, nhiều ĐT nổi tiếng sầm uất được biết đến như: Thăng Long - Đông Đô - Kẻ Chợ, Đà Nẵng, Phố Hiến, Vân Đồn, Hội An

Đặc điểm chung của các ĐT thời kì này là được hình thành ở những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, với chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự Trong đó, chức năng trung tâm chính trị hành chính lấn át chức năng trung tâm KT, ảnh hưởng của chính sách trọng nông ức thương và bế quan tỏa cảng Đó cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển ĐT trong thời kỳ này [8], [11]

1.2.1.2 ĐTH dưới thời Pháp thuộc

Với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã tổ chức các huyện, tỉnh với quy mô nhỏ, mạng lưới đô thị kèm theo đồn trú rải đều khắp nước nhưng không có hoạt động kinh tế thúc đẩy nên tăng trưởng chậm Mãi đến những

Trang 32

năm 30 của thế kỉ XX mới hình thành một số đô thị trung bình như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng… Trình độ ĐTH còn thấp, năm

1936 đạt 7,9% dân số, 20 năm sau (1955) mới đạt 11%

Tuy nhiên, hoạt động CN được mở mang đã tách bạch nông thôn ra khỏi thành thị Thời thuộc Pháp còn để lại nhiều kiến trúc ĐT có giá trị cao về tính nghệ thuật và kĩ thuật nhiệt đới hóa, như: Khu phố tây của Hà Nội, Khu nghỉ dưỡng Sa Pa, Vũng Tàu, Đà Lạt

1.2.1.3 ĐTH thời kì 1954 đến năm 1975

Từ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế

độ chính trị khác nhau Sự phát triển ĐT do đó cũng có sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc

Miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình khôi phục KT và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội Các khu công nghiệp được cải tạo hoặc hình thành mới Quá trình CNH đã tác động tới việc gia tăng tỉ lệ ĐT Năm 1965, tỉ

lệ dân ĐT đạt tới 17,2%; trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, quá trình ĐTH

bị chững lại, đến năm 1976 tỉ lệ dân ĐT giảm xuống còn 11,6%

Ở miền Nam, với chính sách dồn dân của chính quyền Mĩ - Ngụy, quá trình “đô thị hóa cưỡng bức” diễn ra nhanh chưa từng thấy (nhất là những năm 60) Các đô thị cũ được mở rộng (Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ…), các đô thị mới được hình thành bên cạnh các căn cứ quân sự (Cam Ranh, Trà Nóc, Vị Thanh, Xuân Lộc…) Ti lệ dân thành thị tăng nhanh chóng, năm 1968

là 29,7%, đến năm 1974 là 43% dân số toàn miền Nam [8], [11]

1.2.1.4 ĐTH thời kì từ năm 1975 đến nay

Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, để phù hợp với chiến lược phát triển KT của đất nước, chức năng từng ĐT đã được xác định nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh từng ĐT Nhìn chung, hệ thống ĐT của ta rải đều trên khắp lãnh thổ với nhiều loại hình như: ĐT CN, ĐT cảng, ĐT hành chính, ĐT du lịch, ĐT tổng hợp

Trang 33

Hình 1.1 Tỷ lệ dân cƣ ĐT của Việt Nam từ năm 1931 đến năm 2009

(Nguồn: Tổng cục thống kê - Chuyên khảo Di cư và Đô thị hóa ở Việt Nam:

Thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Hà Nội, năm 2011)

Sau hơn 20 năm Đổi mới quá trình ĐTH ở nước ta diễn ra mạnh mẽ Theo tổng hợp của Cục Phát triển ĐT (Bộ Xây dựng, 2010), hệ thống ĐT của nước ta đang có sự chuyển biến tích cực về lượng và chất Năm 1990, nước ta mới có 500 ĐT, đến năm 2000 con số này là 649 và hiện nay là 752 ĐT, trong

đó có 02 ĐT đặc biệt (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), 10 ĐT loại I, 11 ĐT loại

II, 45 ĐT loại III, 41 ĐT loại IV và 643 ĐT loại V Bước đầu hình thành các trung tâm ĐT quốc gia (05 TP trực thuộc trung ương) và các ĐT trung tâm vùng như: Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Thái Nguyên, Nha Trang…

Tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thể hiện qua tốc độ tăng dân số ĐT, diện tích đất ĐT, quy mô KT và các tiêu chí khác Từ năm 1995 đến 2009, tỷ lệ tăng trưởng dân số ĐT dao động từ 3,0 - 3,5 %/ năm, cá biệt có những năm tốc độ tăng trưởng dân số cao (năm 1997 là 9,2% hay năm 2003, năm 2004 là 4,2%) Tính chung thời kỳ 1999-2009, tốc

Trang 34

độ tăng bình quân của dân số ĐT là 3,4%/ năm (trong khi tốc độ tăng dân số trung bình trong thời kỳ này là 1,2%/ năm) Giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 - 2009, dân số cả nước đã tăng thêm 9,47 triệu người, trong đó có 7,3 triệu người (chiếm 77,0%) tăng lên ở khu vực ĐT

Tỷ lệ dân số ĐT tăng nhanh qua các năm Năm 1989 là 18,5%; năm

1999 là 23,6%; năm 2002 là 25,1%; năm 2008 là 28,1%, năm 2009 là 29,6%

và năm 2010 là 30,2% (với 26,2 triệu người trong số 86,9 triệu dân) Về số lượng ĐT, năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ; đến năm

2000 đã có 703 ĐT, trong đó có 2 ĐT quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 ĐT quy mô dân số từ 25 vạn dân đến 3 triệu người, 74 ĐT quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các ĐT còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người

Tuy nhiên, mặc dù số lượng các khu vực ĐT đang tăng lên trong vòng

ba thập kỷ qua nhưng mức độ ĐTH của Việt Nam tương đối thấp do một số yếu tố Ví dụ, nhiều TP được hình thành và phát triển như là các trung tâm hành chính thay vì là trung tâm KT, vì vậy sự thu hút dân lao động nhập cư tới các TP này không cao nếu so với các TP khác ở các nước trên thế giới Sự phát triển của các TP ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ XH yếu kém - bao gồm nhà ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu của cư dân Với 30% dân số sống ở các vùng ĐT, Việt Nam có mức ĐTH thấp, chỉ tương đương với mức độ ĐTH trung bình của các nước Đông Nam Á cách đây 10 năm Dân số ĐT ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số ĐT toàn quốc

Căn cứ vào quyết định mới được phê duyệt gần đây của Thủ tướng chính phủ về “Tầm nhìn phát triển đô thị đến năm 2050”, dân số ĐT Việt Nam

sẽ đạt đến 38% trong tổng dân số vào năm 2015 và 45% vào năm 2020 Với mức độ tăng trưởng dân số ĐT hiện tại, mục tiêu nêu trên rất khó đạt được

Tuy nhiên, có thể thấy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới ĐTH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:

Trang 35

- Việc mở rộng không gian ĐT đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp Theo Hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng

- Dân số ĐT tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ĐT bị quá tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn…

- Tốc độ phát triển quá nhanh của ĐT đã vượt qúa khả năng điều hành của chính quyền địa phương

- Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các ĐT

Để sự phát triển ĐT Việt Nam phát triển phù hợp với yêu cầu mới, Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống ĐT Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung cụ thể:

Năm 2015, dự báo dân số ĐT cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số ĐT cả nước; năm 2020, dân số ĐT khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số ĐT cả nước; năm 2025, dân số ĐT khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số ĐT cả nước

Năm 2015, tổng số ĐT cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, ĐT đặc biệt là 02 ĐT; loại I là 9 ĐT, loại II là 23 ĐT, loại III là 65 ĐT, loại IV là

79 ĐT và loại V là 687 ĐT Năm 2025, tổng số ĐT cả nước khoảng 1000 ĐT, trong đó, ĐT từ loại I đến đặc biệt là 17 ĐT

1.2.2 Tình hình ĐTH ở vùng TDMNBB và tỉnh Bắc Giang

Xét về mặt hành chính, vùng TDMNBB bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình Trung tâm vùng là TP Thái Nguyên Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101.400 km2), số dân hơn 12,2 triệu người (năm 2009) chiếm khoảng 30,6% diện tích và 14,2% số dân cả nước

Trang 36

TDMNBB là vùng có diện tích lớn nhất cả nước, vì vậy mà số lượng ĐT cũng như số TP, thị xã và thị trấn nhiều nhất cả nước Hệ thống ĐT của vùng gồm 9 TP, 13 thị xã, 145 thị trấn Các TP, thị xã là những trung tâm KT, chính trị VH, khoa học của từng tỉnh Ngoài chức năng đó chúng còn có chức năng mang ý nghĩa liên vùng (TP Hạ Long) Tốc độ ĐTH ở vùng còn thấp, trong vùng chủ yếu là các ĐT loại 4 và loại 5 Trong đó nổi bật nhất là ĐT Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ Tỷ lệ dân số ĐT của vùng vào loại thấp nhất

cả nước (16,0% - năm 2009)

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân cư ĐT các tỉnh vùng TDMNBB năm 1989, 1999 và 2009

Đơn vị: %

Trung du miền núi phía Bắc

(Nguồn: Tổng cục thống kê - Tổng Điều tra dân số và nhà ở 1989, 1999 và 2009)

Thái Nguyên là trung tâm CN lớn, có phạm vi ảnh hưởng tới các tỉnh trong vùng TP Thái Nguyên được xác định với những tính chất sau: Là trung tâm của vùng Việt Bắc về VH, đào tạo, y tế và giao lưu văn hóa Là TP CN, đặc biệt là công nghiệp gang thép Là đầu mối giao thông với các tỉnh miền núi

Trang 37

phía Bắc Ngoài ra tỉnh lỵ Thái Nguyên còn có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng ngày 1/9/2010 thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận TP Thái Nguyên là ĐT loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên

TP Hạ Long là TP trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữ vai trò là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, KT, VH của tỉnh Ngoài ra đây cũng là một trong các trung tâm du lịch, nghỉ mát có ý nghĩa quốc gia và quốc tế TP Hạ Long là trung tâm quan trọng của vùng với phạm vi ảnh hưởng là Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn Hiện nay, TP Hạ Long là ĐT loại II và đang phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2015 đưa Hạ Long trở thành ĐT loại I và là một trung tâm du lịch hiện đại, văn minh của cả nước và vùng

Việt Trì là TP của Phú Thọ, là một trong những trung tâm CN lớn của Đông Bắc với phạm vi ảnh hưởng là các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai dọc tuyến hành lang quốc lộ 2 và 70 Là TP CN (chủ yếu là CN hóa chất), là đầu mối giao thông, trung chuyển giao lưu hàng hóa với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Là trung tâm chính trị, KT, VH, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, có

ảnh hưởng lớn đến việc phát triển khu vực phía Tây của vùng Đông Bắc

Trong sự thay đổi chung về KTXH cũng như bộ mặt ĐT của TDMNBB thì ĐT Bắc Giang cũng có những thay đổi đáng kể TP Bắc Giang nằm cạnh vùng KTTĐ phía Bắc, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông thuận tiện nối TP với trục hành lang phát triển KT Đông - Tây và vùng kinh tế ven biển của đồng bằng Bắc Bộ; nằm cách không xa thủ đô Hà Nội - trung tâm KT, VH lớn của cả nước; có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cho TP Bắc Giang, bộ mặt ĐT ngày càng khang trang, sáng, sạch, đẹp hơn; đã được Bộ xây dựng công nhận là ĐT loại 3 năm 2003 và đã được Thủ tướng Chính phủ được công nhận là TP trực thuộc tỉnh trong năm 2005

Trang 38

Bảng 1.2: Một số thành phố vùng TDMNBB năm 2009

TT Tên thành phố Thuộc tỉnh Diện tích

(Km 2 )

Dân số (Người)

Xếp loại

đô thị

Năm trở thành thành phố

1 TP Thái Nguyên Thái Nguyên 189,7 277.671 1 1962

12 TP Yên Bái Yên Bái 108,1 90.831 3 2002

(Nguồn: - Tập bản đồ hành chính 63 tỉnh, thành phố Việt Nam NXB Bản đồ, 2010

- Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 NXB Thống kê, 2010)

Tỷ lệ dân số ĐT của tỉnh Bắc Giang chỉ 9,6 % (năm 2009) So với cả nước là 29,6%, vùng TDMNBB là 16,0% thì Bắc Giang là tỉnh có tỷ lệ ĐTH thấp nhất trong 15 tỉnh vùng TDMNBB (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009) Tuy nhiên, hiện nay ĐTH đã có nhiều bước phát triển, mạng lưới phát triển hệ thống ĐT tỉnh Bắc Giang và định hướng phát triển không gian

ĐT đang diễn ra như sau:

- Chùm ĐT trung tâm: Hình thành và phát triển dọc theo Quốc lộ 1A cũ

từ thị trấn Nếnh (Việt Yên) đến thị trấn Kép (Lạng Giang) Đây là vùng KT trọng điểm của tỉnh gồm TP Bắc Giang với vị trí là trung tâm KT, chính trị,

VH, y tế, giáo dục; các ĐT CN dịch vụ vệ tinh như Đình Trám (Việt Yên),

Trang 39

Song Khê - Nội Hoàng (Yên Dũng), Kép, Vôi (Lạng Giang), Bích Động, Nếnh (Việt Yên), Quế Nham (Tân Yên)

- Chùm ĐT phía Đông: Hướng phát triển chính dọc theo Quốc lộ 31 từ

thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) đến thi trấn An Châu (Sơn Động); hướng phát triển phụ dọc theo tỉnh lộ 293, 289 Các ĐT gồm thị trấn Chũ, Biển Động, Kép

II, Phố Lim, Tân Sơn (Lục ngạn), An Châu, Long Sơn, Vân Sơn và thanh Sơn (Sơn Động) Đô thị trung tâm của khu vực này là thị trấn Chũ (Lục ngạn)

- Hệ thống ĐT: Hình thành và phát triển theo các trục Quốc lộ 37, tỉnh

lộ 398 và 292 gồm các thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), Cầu Gồ, Bố hạ (Yên Thế), Nhã Nam, Cao Thượng (Tân Yên) và các thị tứ khác trong vùng Thị trấn Thắng là trung tâm của vùng

Ngoài các hệ thống ĐT nói trên, tỉnh phấn đấu xây dựng một số thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư thuộc các huyện Lục ngạn, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế và Sơn Động…

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Chương 1 trình bày tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTH Trong

cơ sở lý luận, bao gồm: Cơ sở lý luận về ĐT (khái niệm, phân loại, chức năng, đặc điểm của ĐT) và cơ sở lý luận về ĐTH (khái niệm ĐTH, đặc điểm của ĐTH, các giai đoạn của ĐTH, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH)

Từ những cơ sở lý luận trên đây vận dụng vào bối cảnh nước ta và TP Bắc Giang, lựa chọn một hệ thống chỉ tiêu phù hợp để phân tích quá trình ĐTH

ở Bắc Giang, bao gồm có 5 nhóm chỉ tiêu: Chức năng ĐT, KT - XH ĐT, cơ sở

hạ tầng ĐT, kiến trúc, cảnh quan, quản lý ĐT và tổ chức không gian ĐT

Trong phần này, còn đề cập đến một vài nét về tình hình ĐTH ở TDMNBB (Khái quát về tình hình ĐTH và một số ĐT tiêu biểu của miền) và ĐTH tỉnh Bắc Giang

Tất cả phần cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTH là tiền đề cho quá trình phân tích thực trạng quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang

Trang 40

2.1.1.1 Giai đoạn hình thành đến khi tái thành lập tỉnh Bắc Giang năm 1997

Thời vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Giang thuộc bộ

Vũ Ninh Đời Lê, đây là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời

Tự Đức là phủ Đa Phúc

Ngày 11/7/1888, đơn vị hành chính “Phủ Lạng Thương” (TP Bắc Giang ngày nay) ra đời Ngày 10/10/1895, tỉnh Bắc Giang được thành lập, tách từ tỉnh Bắc Ninh, bao gồm phủ Lạng Giang, phủ Đa Phúc và các huyện Kim Anh, Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế và một số tổng nằm ở phía nam sông Lục Nam Năm 1896, phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh được trả lại cho tỉnh Bắc Ninh Từ một căn cứ quân sự, Phủ Lạng Thương đã trở thành một đô thị với nhiều phố lớn, nhà ga, bến cảng, khách sạn, bưu điện, câu lạc bộ, trường học, công viên, sân vận động

Phủ Lạng Thương trong lịch sử là trấn thứ tư, trong bốn kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Bắc của quốc gia Đại Việt, có vị trí quân sự trọng yếu gắn liền với chiến thắng Xương Giang vẻ vang, muôn thủa còn truyền do nghĩa quân Lam Sơn - Nguyễn Trãi chỉ huy, tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy đã kết thúc 20 năm đô hộ của triều đại phong kiến nhà Minh; bên cạnh đó còn là một trong những trung tâm KT - VH được hình thành và phát triển từ thời kỳ đầu Công Nguyên; từng là phủ lỵ Lạng Giang (thành Xương Giang, thành Châu Xuyên), huyện lỵ Bảo Lộc (thành Thọ Xương), huyện lỵ Phượng Nhỡn (thành Dĩnh Kế)

Ngày đăng: 18/08/2014, 22:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ XD (1995), Chương trình KC.11, NXB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình KC.11
Tác giả: Bộ XD
Nhà XB: NXB Xây Dựng
Năm: 1995
[4]. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang qua các năm 2000 - 2010, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang qua các năm 2000 - 2010
Nhà XB: NXB Thống kê
[5]. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2009), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh, TP Bắc Giang, 1999, 2009, Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh, TP Bắc Giang, 1999, 2009
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang
Năm: 2009
[6]. Vũ Tự Lập (2004), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004
[7]. Phòng thống kê TP Bắc Giang (2005, 2009), Niên giám thống kê thành phố Bắc Giang năm 2005, 2009, Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phố Bắc Giang năm 2005, 2009
[8]. Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị Việt Nam
Tác giả: Đàm Trung Phường
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2005
[9]. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến 2020, Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến 2020
Tác giả: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang
Năm: 2008
[10]. Lê Bá Thảo (2003), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhiên Việt Nam
Tác giả: Lê Bá Thảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
[11]. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2007), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm
Năm: 2007
[12]. Nguyễn Minh Tuệ (2008), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2008
[13]. Nguyễn Xuân Trường (1998), Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thành phố Thái Nguyên, (luận văn thạc sĩ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thành phố Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Năm: 1998
[14]. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Phương Liên (2002), Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999, (đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Phương Liên
Năm: 2002
[15]. Tỉnh ủy Bắc Giang (2009), Dự thảo văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII
Tác giả: Tỉnh ủy Bắc Giang
Năm: 2009
[16]. HĐND tỉnh Bắc Giang (2010), Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang và Yên Dũng để mở rộng TP Bắc Giang, Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang và Yên Dũng để mở rộng TP Bắc Giang
Tác giả: HĐND tỉnh Bắc Giang
Năm: 2010
[17]. UBND tỉnh Bắc Giang (2003), Địa chí tỉnh Bắc Giang (phần kinh tế), Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí tỉnh Bắc Giang (phần kinh tế)
Tác giả: UBND tỉnh Bắc Giang
Năm: 2003
[20]. UBND tỉnh Bắc Giang (2008), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2017 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 2008- 2012 của các phường, xã thành phố Bắc Giang, Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Bắc Giang "(2008), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2017 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 2008-2012 của các phường, xã thành phố Bắc Giang
Tác giả: UBND tỉnh Bắc Giang
Năm: 2008
[21]. HĐND TP Bắc Giang (2008), Nghị quyết về việc thông qua nội dung điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của TP Bắc Giang, Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về việc thông qua nội dung điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của TP Bắc Giang
Tác giả: HĐND TP Bắc Giang
Năm: 2008
[22]. UBND TP Bắc Giang (2000), Số liệu kiểm kê đất đai năm 2000. Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2000
Tác giả: UBND TP Bắc Giang
Năm: 2000
[23]. UBND TP Bắc Giang (2000), Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005. Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005
Tác giả: UBND TP Bắc Giang
Năm: 2000
[24]. UBND TP Bắc Giang (2000), Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010. Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010
Tác giả: UBND TP Bắc Giang
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tỷ lệ dân cƣ ĐT của Việt Nam từ năm 1931 đến năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 1.1. Tỷ lệ dân cƣ ĐT của Việt Nam từ năm 1931 đến năm 2009 (Trang 33)
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân cư ĐT các tỉnh vùng TDMNBB năm 1989, 1999 và 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân cư ĐT các tỉnh vùng TDMNBB năm 1989, 1999 và 2009 (Trang 36)
Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP Bắc Giang năm  2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP Bắc Giang năm 2010 (Trang 43)
Hình 2.2. Lƣợc đồ mối quan hệ của TP Bắc Giang với TDMNBB - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.2. Lƣợc đồ mối quan hệ của TP Bắc Giang với TDMNBB (Trang 52)
Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành KT  của TP giai đoạn 2000-2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.1 Cơ cấu các ngành KT của TP giai đoạn 2000-2010 (Trang 53)
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về mạng lướng y tế TP Bắc Giang năm 2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu về mạng lướng y tế TP Bắc Giang năm 2010 (Trang 63)
Hình 2.3. Tỷ xuất sinh, tỷ xuất tử và gia tăng tự nhiên dân số TP Bắc Giang   thời kỳ 1999 – 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.3. Tỷ xuất sinh, tỷ xuất tử và gia tăng tự nhiên dân số TP Bắc Giang thời kỳ 1999 – 2009 (Trang 70)
Hình 2.5. Tháp dân số TP Bắc Giang năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.5. Tháp dân số TP Bắc Giang năm 2009 (Trang 72)
Bảng 2.9: Cơ cấu các dân tộc ở TP Bắc Giang - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.9 Cơ cấu các dân tộc ở TP Bắc Giang (Trang 74)
Hình 2.7. Lược đồ mật độ dân số phân theo phường, xã TP Bắc Giang   năm 1999 và 2009 (người/km 2 ) - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.7. Lược đồ mật độ dân số phân theo phường, xã TP Bắc Giang năm 1999 và 2009 (người/km 2 ) (Trang 75)
Bảng 2.11: So sánh tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình của TP Bắc  Giang với tỉnh và vùng TDMNBB năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.11 So sánh tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình của TP Bắc Giang với tỉnh và vùng TDMNBB năm 2009 (Trang 78)
Bảng 2.12: Lao động và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KT - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.12 Lao động và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KT (Trang 79)
Bảng 2.13: Diện tích các đơn vị hành chính TP Bắc Giang năm 2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.13 Diện tích các đơn vị hành chính TP Bắc Giang năm 2010 (Trang 81)
Hình 2.8: Biến động các loại đất ở TP Bắc Giang qua các năm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.8 Biến động các loại đất ở TP Bắc Giang qua các năm (Trang 82)
Hình 2.9. Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang năm 2000, 2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.9. Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang năm 2000, 2010 (Trang 83)
Bảng 2.14: Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang   giai đoạn 2000 - 2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.14 Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 84)
Bảng 2.16: Sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất khu vực nội thị - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.16 Sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất khu vực nội thị (Trang 87)
Bảng 2.17: Tổng hợp tiêu chí và điểm đánh giá mức độ ĐTH theo tiêu  chuẩn ĐT loại III (năm 2010) - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.17 Tổng hợp tiêu chí và điểm đánh giá mức độ ĐTH theo tiêu chuẩn ĐT loại III (năm 2010) (Trang 88)
Bảng 3.3: Dự báo tổng thể về sử dụng đất đai TP Bắc Giang - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 3.3 Dự báo tổng thể về sử dụng đất đai TP Bắc Giang (Trang 111)
Bảng 5.1. Các chỉ tiêu về nhà ở: đạt tối đa 10 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.1. Các chỉ tiêu về nhà ở: đạt tối đa 10 điểm (Trang 136)
Bảng 5.2. Các chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị: đạt tối đa 10 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.2. Các chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị: đạt tối đa 10 điểm (Trang 137)
Bảng 5.7. Các chỉ tiêu về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông: đạt tối đa 2 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.7. Các chỉ tiêu về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông: đạt tối đa 2 điểm (Trang 139)
Bảng 5.5. Các chỉ tiêu về hệ thống thoát nước: đạt tối đa 6 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.5. Các chỉ tiêu về hệ thống thoát nước: đạt tối đa 6 điểm (Trang 139)
Bảng 6.1. Chỉ tiêu về quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị: đạt tối đa 2 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 6.1. Chỉ tiêu về quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị: đạt tối đa 2 điểm (Trang 140)
Bảng 6.2. Các chỉ tiêu về khu đô thị mới: đạt tối đa 2 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 6.2. Các chỉ tiêu về khu đô thị mới: đạt tối đa 2 điểm (Trang 141)
Bảng 6.5. Các chỉ tiêu về công trình kiến trúc tiêu biểu: đạt tối đa 2 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 6.5. Các chỉ tiêu về công trình kiến trúc tiêu biểu: đạt tối đa 2 điểm (Trang 141)
Hình 10.2. Tháp dân số TP Bắc Giang năm 2009 (Khu vực nông thôn) - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 10.2. Tháp dân số TP Bắc Giang năm 2009 (Khu vực nông thôn) (Trang 147)
Bảng thống kê mạng lưới đường giao thông TP Bắc Giang năm 2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng th ống kê mạng lưới đường giao thông TP Bắc Giang năm 2010 (Trang 150)
Bảng 14.1. Phân tích nguyên nhân biến động diện tích  đất nông nghiệp giai đoạn  2005-2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 14.1. Phân tích nguyên nhân biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 (Trang 152)
Bảng 14.4. Phân tích nguyên nhân biến động diện tích đất chƣa sử dụng giai đoạn  2005-2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 14.4. Phân tích nguyên nhân biến động diện tích đất chƣa sử dụng giai đoạn 2005-2010 (Trang 154)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w