Một số chỉ tiêu để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.3.Một số chỉ tiêu để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH

Mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp phản ánh mức độ đạt được về mọi mặt của ĐTH tại một thời điểm nhất định. Có thể coi quy mô diện tích và dân số đô thị là các chỉ tiêu phản ánh ĐTH theo chiều rộng, còn mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp phản ánh quá trình ĐTH cả theo chiều rộng và chiều sâu.

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn, thang điểm để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH căn cứ theo các chỉ tiêu quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại ĐT (xem Phụ lục).

a) Chức năng ĐT (tối thiểu 10,5 điểm; tối đa 15,0 điểm) Các chỉ tiêu thể hiện chức năng, tính chất của ĐT bao gồm:

- Vị trí, vai trò của đô thị trong hệ thống ĐT cả nước: được xác định trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống ĐT Việt Nam, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện.

- Tính chất của ĐT:

+ ĐT là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như hành chính - chính trị, an ninh, quốc phòng, KT, đào tạo, nghiên cứu khoa học; + ĐT là trung tâm chuyên ngành khi cã một vài chức năng nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của ĐT như: ĐT công nghiệp, du lịch, nghiên cứu khoa học, đào tạo, ĐT cảng;

+ ĐT là trung tâm tổng hợp của một tỉnh, vùng tỉnh hoặc trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước.

- Các chỉ tiêu KT - XH của ĐT được xác định trong phạm vi địa giới hành chính của ĐT, bao gồm:

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm): Tổng thu ngân sách trên địa bàn gồm cả thu ngân sách địa phương hưởng 100%, thu ngân sách địa phương hưởng theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

+ Cân đối thu chi ngân sách;

+ Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước (lần); + Mức tăng trưởng KT trung bình 3 năm gần nhất (%);

+ Tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo quy định hiện hành (%);

+ Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (%), bao gồm tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, không kể tăng do mở rộng địa giới hành chính khu vực nội thị.

b) Dân số toàn đô thị (tối thiểu 7,0 điểm; tối đa 10,0 điểm) Các chỉ tiêu về dân số toàn ĐT gồm:

- Dân số toàn ĐT (người). Quy mô dân số toàn ĐT bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi khu vực nội thị và khu vực ngoại thị. Dân số tạm trú từ 6 tháng trở lên được tính như dân số thường trú, dưới 6 tháng quy đổi về dân số ĐT.

- Dân số nội thị là tổng dân số các khu vực nội thị trong địa giới hành chính của ĐT (người).

- Tỷ lệ đô thị hóa (%);

c) Mật độ dân số ĐT (tối thiểu 3,5 điểm; tối đa 5,0 điểm)

Mật độ dân số ĐT phản ánh mức độ tập trung dân cư của khu vực nội thị (người/km2

);

d) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tối thiểu 3,5 điểm; tối đa 5,0 điểm) - Lao động phi nông nghiệp của ĐT: là lao động trong khu vực nội thị thuộc các ngành KT quốc dân như: CN, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục (học sinh, sinh viên không tính trong lực lượng lao động), văn hoá, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối, đánh bắt cá, công nhân lâm nghiệp được tính là lao động phi nông nghiệp).

đ) Hệ thống công trình hạ tầng SST (tối thiểu 38,5 điểm; tối đa 55,0 điểm) - Hệ thống công trình hạ tầng XH gồm: nhà ở, các công trình dịch vụ, thương mại, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác;

- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, cấp điện và chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh, xử lý các chất thải, nghĩa trang, thông tin, bưu chính viễn thông;

e) Kiến trúc, cảnh quan ĐT (tối thiểu 7,0 điểm; tối đa 10,0 điểm) Kiến trúc, cảnh quan đô thị được đánh giá căn cứ các chỉ tiêu sau:

- Đã có quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc ĐT hoặc quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc từng khu vực ĐT được duyệt.

- Có khu ĐT mới đã xây dựng đồng bộ; có khu ĐT mới được công nhận là khu ĐT mới kiểu mẫu...

- Có các tuyến phố văn minh ĐT: có kiến trúc mặt phố hài hòa, có hè phố đủ mặt lát; đảm bảo mỹ quan ĐT về chiếu sáng, cây xanh, điểm nghỉ, thiết bị che chắn nắng,...

- Có các không gian công cộng của ĐT bao gồm không gian sinh hoạt cộng đồng, công viên, vườn hoa, quảng trường, khu vực đi bộ...

- Có công trình kiến trúc tiêu biểu, công trình lịch sử văn hóa, di sản, danh thắng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức quốc tế công nhận.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 28 - 30)