Tình hình ĐT Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 31 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Tình hình ĐT Hở Việt Nam

1.2.1.1. ĐTH thời kỳ phong kiến

Ngay từ thế kỉ VII trước công nguyên, nước ta đã xuất hiện trung tâm hành chính và ĐT - trạm dịch của nhà nước Văn Lang. Đô thị cổ sớm nhất còn để lại dấu tích là thành Cổ Loa (Thế kỉ III trước công nguyên) là kinh thành nhà nước Âu Lạc cổ đại. Tiếp đến là sự xuất hiện của nhiều ĐT lớn như: Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Tống Bình (Long Biên - Hà Nội), Lạc Trường (Thanh Hóa), Chiêu Cảng (Hội An), Ốc Eo (An Giang)... Sang thế kỉ XVII - XVIII, nhiều ĐT nổi tiếng sầm uất được biết đến như: Thăng Long - Đông Đô - Kẻ Chợ, Đà Nẵng, Phố Hiến, Vân Đồn, Hội An...

Đặc điểm chung của các ĐT thời kì này là được hình thành ở những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, với chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự. Trong đó, chức năng trung tâm chính trị hành chính lấn át chức năng trung tâm KT, ảnh hưởng của chính sách trọng nông ức thương và bế quan tỏa cảng... Đó cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển ĐT trong thời kỳ này. [8], [11].

1.2.1.2. ĐTH dưới thời Pháp thuộc

Với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã tổ chức các huyện, tỉnh với quy mô nhỏ, mạng lưới đô thị kèm theo đồn trú rải đều khắp nước nhưng không có hoạt động kinh tế thúc đẩy nên tăng trưởng chậm. Mãi đến những

năm 30 của thế kỉ XX mới hình thành một số đô thị trung bình như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng… Trình độ ĐTH còn thấp, năm 1936 đạt 7,9% dân số, 20 năm sau (1955) mới đạt 11%.

Tuy nhiên, hoạt động CN được mở mang đã tách bạch nông thôn ra khỏi thành thị. Thời thuộc Pháp còn để lại nhiều kiến trúc ĐT có giá trị cao về tính nghệ thuật và kĩ thuật nhiệt đới hóa, như: Khu phố tây của Hà Nội, Khu nghỉ dưỡng Sa Pa, Vũng Tàu, Đà Lạt...

1.2.1.3. ĐTH thời kì 1954 đến năm 1975

Từ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Sự phát triển ĐT do đó cũng có sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc.

Miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình khôi phục KT và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Các khu công nghiệp được cải tạo hoặc hình thành mới. Quá trình CNH đã tác động tới việc gia tăng tỉ lệ ĐT. Năm 1965, tỉ lệ dân ĐT đạt tới 17,2%; trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, quá trình ĐTH bị chững lại, đến năm 1976 tỉ lệ dân ĐT giảm xuống còn 11,6%.

Ở miền Nam, với chính sách dồn dân của chính quyền Mĩ - Ngụy, quá trình “đô thị hóa cưỡng bức” diễn ra nhanh chưa từng thấy (nhất là những năm 60). Các đô thị cũ được mở rộng (Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ…), các đô thị mới được hình thành bên cạnh các căn cứ quân sự (Cam Ranh, Trà Nóc, Vị Thanh, Xuân Lộc…). Ti lệ dân thành thị tăng nhanh chóng, năm 1968 là 29,7%, đến năm 1974 là 43% dân số toàn miền Nam. [8], [11].

1.2.1.4. ĐTH thời kì từ năm 1975 đến nay

Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, để phù hợp với chiến lược phát triển KT của đất nước, chức năng từng ĐT đã được xác định nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh từng ĐT. Nhìn chung, hệ thống ĐT của ta rải đều trên khắp lãnh thổ với nhiều loại hình như: ĐT CN, ĐT cảng, ĐT hành chính, ĐT du lịch, ĐT tổng hợp...

Hình 1.1. Tỷ lệ dân cƣ ĐT của Việt Nam từ năm 1931 đến năm 2009

(Nguồn: Tổng cục thống kê - Chuyên khảo Di cư và Đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Hà Nội, năm 2011).

Sau hơn 20 năm Đổi mới quá trình ĐTH ở nước ta diễn ra mạnh mẽ. Theo tổng hợp của Cục Phát triển ĐT (Bộ Xây dựng, 2010), hệ thống ĐT của nước ta đang có sự chuyển biến tích cực về lượng và chất. Năm 1990, nước ta mới có 500 ĐT, đến năm 2000 con số này là 649 và hiện nay là 752 ĐT, trong đó có 02 ĐT đặc biệt (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), 10 ĐT loại I, 11 ĐT loại II, 45 ĐT loại III, 41 ĐT loại IV và 643 ĐT loại V. Bước đầu hình thành các trung tâm ĐT quốc gia (05 TP trực thuộc trung ương) và các ĐT trung tâm vùng như: Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Thái Nguyên, Nha Trang…

Tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thể hiện qua tốc độ tăng dân số ĐT, diện tích đất ĐT, quy mô KT và các tiêu chí khác... Từ năm 1995 đến 2009, tỷ lệ tăng trưởng dân số ĐT dao động từ 3,0 - 3,5 %/ năm, cá biệt có những năm tốc độ tăng trưởng dân số cao (năm 1997 là 9,2% hay năm 2003, năm 2004 là 4,2%). Tính chung thời kỳ 1999-2009, tốc

độ tăng bình quân của dân số ĐT là 3,4%/ năm (trong khi tốc độ tăng dân số trung bình trong thời kỳ này là 1,2%/ năm). Giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 - 2009, dân số cả nước đã tăng thêm 9,47 triệu người, trong đó có 7,3 triệu người (chiếm 77,0%) tăng lên ở khu vực ĐT.

Tỷ lệ dân số ĐT tăng nhanh qua các năm. Năm 1989 là 18,5%; năm 1999 là 23,6%; năm 2002 là 25,1%; năm 2008 là 28,1%, năm 2009 là 29,6% và năm 2010 là 30,2% (với 26,2 triệu người trong số 86,9 triệu dân). Về số lượng ĐT, năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ; đến năm 2000 đã có 703 ĐT, trong đó có 2 ĐT quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 ĐT quy mô dân số từ 25 vạn dân đến 3 triệu người, 74 ĐT quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các ĐT còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người.

Tuy nhiên, mặc dù số lượng các khu vực ĐT đang tăng lên trong vòng ba thập kỷ qua nhưng mức độ ĐTH của Việt Nam tương đối thấp do một số yếu tố. Ví dụ, nhiều TP được hình thành và phát triển như là các trung tâm hành chính thay vì là trung tâm KT, vì vậy sự thu hút dân lao động nhập cư tới các TP này không cao nếu so với các TP khác ở các nước trên thế giới. Sự phát triển của các TP ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ XH yếu kém - bao gồm nhà ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu của cư dân. Với 30% dân số sống ở các vùng ĐT, Việt Nam có mức ĐTH thấp, chỉ tương đương với mức độ ĐTH trung bình của các nước Đông Nam Á cách đây 10 năm. Dân số ĐT ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số ĐT toàn quốc.

Căn cứ vào quyết định mới được phê duyệt gần đây của Thủ tướng chính phủ về “Tầm nhìn phát triển đô thị đến năm 2050”, dân số ĐT Việt Nam sẽ đạt đến 38% trong tổng dân số vào năm 2015 và 45% vào năm 2020. Với mức độ tăng trưởng dân số ĐT hiện tại, mục tiêu nêu trên rất khó đạt được.

Tuy nhiên, có thể thấy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. ĐTH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:

- Việc mở rộng không gian ĐT đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội Nông dân Việt Nam, mỗi năm có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Dân số ĐT tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ĐT bị quá tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn…

- Tốc độ phát triển quá nhanh của ĐT đã vượt qúa khả năng điều hành của chính quyền địa phương.

- Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các ĐT.

Để sự phát triển ĐT Việt Nam phát triển phù hợp với yêu cầu mới, Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống ĐT Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung cụ thể:

Năm 2015, dự báo dân số ĐT cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số ĐT cả nước; năm 2020, dân số ĐT khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số ĐT cả nước; năm 2025, dân số ĐT khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số ĐT cả nước.

Năm 2015, tổng số ĐT cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, ĐT đặc biệt là 02 ĐT; loại I là 9 ĐT, loại II là 23 ĐT, loại III là 65 ĐT, loại IV là 79 ĐT và loại V là 687 ĐT. Năm 2025, tổng số ĐT cả nước khoảng 1000 ĐT, trong đó, ĐT từ loại I đến đặc biệt là 17 ĐT.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)