6. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số giải pháp thực hiện định hướng đô thị hóa ở thành phố
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý đô thị
Quy hoạch đô thị: Công tác quy hoạch được coi là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của phát triển đô thị và ĐTH. Đây là giải pháp nhằm thực hiện “điều khiển” quá trình ĐTH theo hướng tích cực, tăng cường tính chủ động trong việc thực hiện định hướng ĐTH trong tương lai, cụ thể là:
- Mở rộng phạm vi quy hoạch, các lĩnh vực quy hoạch. Phạm vi quy hoạch không chỉ được thực hiện ở những khu vực diện tích đất đô thị sẽ được mở rộng mà quy hoạch đô thị dần dần được đặt trong mối quan hệ chung với vùng nông thôn. Bên cạch việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP, ngày càng có nhiều quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết mang tính chuyên ngành thuộc tất cả các lĩnh vực khác nhau của quá trình ĐTH do các sở ngành hoặc các địa phương thực hiện.
- Bên cạnh những quy hoạch có tính ngắn hạn thực hiện các mục tiêu trước mắt đến năm 2015, TP đã có những quy hoạch mang tính lâu dài chiến lược hơn đến năm 2020, 2025. Một số chỉ tiêu phát triển đô thị có định hướng đến năm 2050 nhằm tránh sự chồng chéo và rút ngắn quá trình ĐTH.
Quản lý ĐT: Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy một trong những nhân tố thành công của quá trình ĐTH phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý đô thị. TP đã xác định đây là nhiệm vụ của nhiều cấp ngành và của mọi người trong toàn xã hội bằng cách:
- Thay đổi một cách căn bản tư duy quản lý đô thị theo hướng HĐH với các tiêu chuẩn quốc tế. Với quan điểm này, thành phố đang chủ động dần vai trò của quản lý nhà nước sang vai trò là điều hành, bảo vệ và hỗ trợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiến hành phân quyền quản lý đô thị, phân rõ nhiệm vụ, nội dung, quy trình của công tác quản lý đô thị của các cấp chính quyền từ thành phố đến các phường, xã cùng bộ máy chuyên môn, tránh chồng chéo trong quản lý đô thị.
- Kiện toàn bộ máy thanh tra đô thị. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát và xử lý các tổ chức, cá nhân vị phạm.
3.2.2. Các giải pháp về huy động vốn đầu tư
Để đạt được các mục tiêu phát triển KT - XH cũng như mục tiêu phát triển đô thị đã đề ra thành phố đã tiến hành huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tổng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn TP Bắc Giang thời kỳ 2006- 2010 khoảng 4.600 tỷ đồng, thời kỳ 2011-2015 khoảng 12.000 tỷ đồng, thời kỳ 2016-2020 khoảng 27.500 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành). Tổng nhu cầu vốn thời kỳ 2006-2020 khoảng 44.100 tỷ đồng.
Bảng 3.4: Nhu cầu đầu tƣ theo ngành KT ở TP Bắc Giang (theo giá hiện hành)
ĐVT: tỷ đồng 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 2006- 2020 Tổng vốn đầu tƣ 4.600 12.000 27.500 44.100
1. Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản 16 125 149 289 2. Khu vực Công nghiệp, xây dựng 1.767 4.686 10.175 16.629 3. Khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng 2.817 7.189 17.176 27.182
Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
1. Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản 0,3 1,0 0,5 0,7 2. Khu vực Công nghiệp, xây dựng 38,6 39,0 36,9 37,7 3. Khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng 61,1 59,9 62,5 61,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau đây:
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng KT và XH. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu vốn đầu tư.
Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền KT TP, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và Tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện,...
- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: Ước tính chiếm khoảng 50-55% trong cơ cấu vốn đầu tư.
Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP.
Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu cụm công nghiệp... (mà nguồn vốn này chủ yếu từ khu vực dân cư và doanh nghiệp của TP).
- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài TP (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến sẽ đáp ứng được 20-25% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào TP, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chuẩn bị các điều kiện về quỹ đất, hạ tầng, nguồn nhân lực để thu hút các tập đoàn, các nhà đầu tư có tiềm năng thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng...
3.2.3. Các giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Bắc Giang sau khi được Tỉnh thông qua.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.
- Khuyến khích phát triển nền KT nhiều thành phần, đảm bảo quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần KT. Có các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.
- Thực hiện các chính sách thông thoáng, "chế độ một cửa", để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư trên địa bàn TP. Các vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh: chế độ kiểm tra, thanh tra, báo cáo... thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
- Xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các khu đô thị, khu, cụm CN, trung tâm thương mại và khu du lịch trên địa bàn TP. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư lập quy hoạch các cụm CN tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư; các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ quản lý, kiến thức khởi sự quản trị doanh nghiệp... tạo động lực phát triển CN-TTCN. Có cơ chế và bố trí vốn hỗ trợ, ưu tiên đầu tư hạ tầng chung cho các cụm CN như: đường nội bộ, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải... nhằm giảm suất đầu tư tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào thành phố.
3.2.4. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển các lĩnh vực XH
* Phát triển nguồn nhân lực: Coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá, vấn đề then chốt để phát triển nhanh KT - XH trên địa bàn TP trong giai đoạn tới. Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn TP.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TP tạo mọi điều kiện để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và phát huy phương tiện cơ sở vật chất hiện có trên địa bàn. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và kinh doanh.
Tăng cường thông tin đại chúng, đáp ứng các yêu cầu về thông tin cho nhân dân, đặc biệt các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại… để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
Đầu tư tương xứng cho giáo dục - đào tạo. Nâng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục đào tạo.
Mở rộng các hình thức giải quyết việc làm, phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.
Xây dựng chương trình sắp xếp, bố trí sử dụng lao động có hiệu quả cho từng thời kỳ trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh. Quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở quy mô hộ gia đình để giải quyết việc làm và tạo vốn ban đầu, quan tâm đến việc phát triẻn mạnh mẽ các loại hình thức KT hộ gia đình, hợp tác xã kiểu mới.
Hình thành, phát triển và mở rộng bảo hiểm XH cho các thành viên trong tỉnh. Tiến tới thực thi bảo hiểm thất nghiệp cho các công nhân viên chức các doanh nghiệp Nhà nước, mở rộng phạm vi đến trang trại hợp tác xã tập thể, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đảm bảo tiền lương, trả công lao động có mức phù hợp với chỉ số giá cả tăng.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề trên địa bàn TP, phối hợp với các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh để đào tạo nghề cho người lao động của thành phố (chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ, phát triển nghành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).
Đẩy mạnh xã hội hóa, mời gọi các nhà đầu tư xây dựng các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn về giảng dạy.
Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.
* Một số giải pháp phát triển các lĩnh vực XH
- Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho giáo dục, y tế, VH - thông tin, thể dục thể thao. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Trung ương, địa phương và các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng các công trình hạ tầng XH.
- Đẩy mạnh XH hoá các lĩnh vực XH: Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao. Khuyến khích đầu tư loại hình trường tư thục, bệnh viện tư trên địa bàn. Tổ chức đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, khám chữa bệnh.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, giáo dục, VH - thể thao. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong quản lý nhà nước giữa thành phố và ngành chủ quản cấp trên; giữa phòng chức năng TP và cơ sở giáo dục - đào tạo - dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở văn hoá - thể thao của các cấp; tiến tới đồng bộ về quản lý và kết quả giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá thể thao trên địa bàn TP.
3.2.5. Các giải pháp về khoa học - công nghệ và môi trường
Có các cơ chế khuyến khích ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học - kỹ thuật và tin học vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành...
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thuỷ sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và nông ngư nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có các biện pháp quản lý, khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường. Không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Ban hành các quy chế, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xử lý các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với khu CN, cụm CN, làng nghề, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí, du lịch, bệnh viện, bến xe...
3.2.6. Các giải pháp phát triển TP Bắc Giang theo hướng văn minh, hiện đại
Đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành và nâng cao năng lực của các cấp chính quyền TP, quan tâm giải quyết kịp thời, triệt để những vấn đề bức xúc trong nhân dân.
Tăng cường bộ máy và công tác quản lý đô thị. Quản lý toàn diện các lĩnh vực: quy hoạch, kiến trúc, môi trường, trật tự an toàn đô thị..
Quan tâm xây dựng hạ tầng giao thông, các hạ tầng kỹ thuật và XH khác trong các khu đô thị.
Có biện pháp quản lý các ngành nghề nhạy cảm, đảm bảo môi trường văn hoá, tinh thần lành mạnh, hạn chế phát triển các tệ nạn XH.
Di dời các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở sản xuất CN - TTCN xen lẫn khu dân cư vào các khu, cụm CN và có công trình xử lý ô nhiễm.
Thường xuyên rà soát các quy hoạch để phát triển đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới đường vành đai, đường xuyên tâm, cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống cây xanh, công viên...
3.2.7. Phối hợp phát triển giữa TP Bắc Giang và các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận
Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các huyện trọng điểm của tỉnh, nhất là trong các lĩnh vực: áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đào tạo nghề, xây dựng các tour du lịch, các khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang... quy mô lớn phục vụ chung cho thành phố và các huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.8. Tăng cường tính xã hội hóa trong mọi mặt của quá trình ĐTH
TP đang có nhiều chương trình khuyến khích huy động mọi thành phần tham gia và quá trình ĐTH, tham gia vào quy hoạch, quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng…
Thực hiện xã hội hóa nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển đô thị. Kinh nghiệm thực tế, nhiều dự án phát triển trong các đô thị đã không thành công do thực hiện theo kiểu áp đặt, người dân bị động và đứng ngoài dự án. Hiện nay TP đang tăng cường vai trò và vị thế độc lập của các tổ chức XH như hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội Nông dân…và các tổ chức xã hội khác trong dự án phát triển đô thị.
Thực hiện xã hội hóa trong việc nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết