Kiến trúc cảnh quan và quản lý đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 64 - 157)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Kiến trúc cảnh quan và quản lý đô thị

2.2.4.1. Kiến trúc cảnh quan

TP Bắc Giang được phát triển theo các không gian chủ yếu sau:

- Trục không gian cảnh quan hai bên sông Thương: từ cảng Nhà máy hoá chất phâm đạm đến hết khu ĐT mới phía Nam QL1A mới. Hai bên sông được kè, đê sông Thương được xây dựng kết hợp thành đường giao thông. Tuyến đường chạy song song dưới chân đê để phục vụ đi lạị, kết nối với các trục giao thông ĐT dẫn vào khu vực trung tâm, đồng thời tạo hành lang thông thoáng, đón gió từ sông vào ĐT.

- Trục đường chính Đông - Tây nối từ trung tâm TP hiện nay đến đường tỉnh lộ 284: đây là đường lớn nối khu ĐT mới phát triển với ĐT cũ, hai bên trục đường xây dựng các công trình thương mại dịch vụ, văn hoá thể thao, toà nhà ngân hàng, tài chính, công trình dịch vụ công nghiệp, vận tải bưu chính viễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông... khu vực này là trung tâm tổng hợp không chỉ cho khu ĐT phía Tây mà còn cho khu vực phát triển CN phía Tây Nam của tỉnh. Hai cụm công trình thương mại khách sạn lớn được bố trí hai bên đầu cầu, là điểm nhấn cảnh quan ĐT hai bên bờ sông Thương. Cảng Á Lữ hiện tại sẽ xây dựng lại thành cảng hành khách phục vụ vận tải và du lịch đường sông.

Trục không gian cảnh quan hai bên quốc lộ 1A mới được duy trì trồng cây nông nghiệp, rau, hoa cao cấp để mở rộng tầm nhìn giao thông và tạo cảnh quan. Một số khu vực gắn với ĐT, có khoảng không gian cây xanh lớn kết hợp hồ điều hoà để xây dựng công viên phục vụ vui chơi giải trí cho ĐT, đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho trục đường.

- Khu vực phía Bắc là công viên Quảng Phúc, khu dịch vụ du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đồi núi sẽ trở thành vùng phục vụ vui chơi giải trí và du lịch hấp dẫn. Vị trí nằm trên trục đường chính thuận lợi về trung tâm TP và ra tỉnh lộ 284. Trong TP hình thành các tuyến giao thông vành đai khép kín để kết nối các khu vực trung tâm lớn của ĐT, khu vực hoạt động đông người như quảng trường, trung tâm vui chơi giải trí, văn hoá...

2.2.4.2. Quản lý đô thị

Năm 2005, TP đã có quy hoạch chung phát triển ĐT đến năm 2020, mức độ phủ kín quy hoạch chung 100%; mức độ phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 đạt khoảng 70% đối với khu vực ĐT. TP Bắc Giang đã có quy hoạch tổng thể phát triển ĐT và quy hoạch chi tiết đến các phường, xã. Tuy nhiên, chủ yếu là những quy hoạch có tính chất chuyên ngành như: Quy hoạch ngành CN, nông nghiệp, giao thông, mạng lưới chợ, du lịch, ĐT, sử dụng đất, quy hoạch các khu, cụm điểm CN, làng nghề...Nhìn chung việc quản lý ĐT còn rất nhiều bất cập vì bản chất quy hoạch của TP là cải tạo, nâng cấp trên nền ĐT cũ, mở rộng và xen kẽ với khu ĐT mới. Trong đó, bất cập nhất là trình độ quản lý và quy chế, chính sách trong việc phối hợp giữa các ngành, các cấp, cách đồng bộ và việc xã hội hóa trong việc điều hành và quản lý ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4.3. Cấu trúc và tổ chức không gian ĐT

a) Phân khu chức năng ĐT

* Các khu dân cư ĐT phân bố tại 7 phường, 4 xã theo cụm và theo dải. Trong đó, khu ĐT mới phía Nam có diện tích 296,4 ha, thuộc phường Lê Lợi, xã Dĩnh Kế và xã Tân Tiến.

* Hệ thống các trung tâm dịch vụ tổng hợp và chuyên ngành:

- Trung tâm hành chính chính trị của tỉnh: Nằm ở phường Ngô Quyền. - Trung tâm hành chính TP: Nằm ở phường Trần Phú.

- Trung tâm tài chính ngân hàng - thương mại - dịch vụ bưu chính viễn thông - văn hoá thể thao cấp vùng và tỉnh; Phân bố ở ĐT phía Nam đường quốc lộ 1A mới theo trục đường Hùng Vương kéo dài và lên vùng Quảng Phúc xã Song Mai.

- Trung tâm dịch vụ thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, vận tải tại khu ĐT mới phía Tây.

Các trung tâm chuyên ngành khác phân bố phân tán, xen kẽ với các khu dân cư tại một số khu vực trong khu vực nội thị hiện có.

- Khu cây xanh - vui chơi giải trí: Có công viên (trung tâm) vui chơi giải trí bên cạnh đường Huyền Quang, công viên cây xanh Quảng Phú. Có công viên Ngô Gia Tự, hồ Làng Thương.

- Cây xanh cách ly: Trồng cây xanh cách ly quanh nhà máy Phân đạm Hà Bắc và các khu, CCN. Ngoài ra, còn có các vành đai cây xanh là các vùng nông nghiệp của các xã ngoại thành bao quanh ĐT trung tâm.

b) Các khu và CCN

Hiện tại, TP Bắc Giang có 5 CCN phân bố chủ yếu ở các xã phía Đông của TP, nằm dọc theo quốc lộ 1A. Bao gồm:

- CCN Xương Giang I: Được hình thành năm 2001 tại xã Xương Giang, TP Bắc Giang; diện tích đất theo quy hoạch 1,1ha. Đã được lấp đầy với 6 dự án thuộc các ngành cơ khí, mộc dân dụng, sửa chữa ô tô;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- CCN Dĩnh Kế: Được hình thành năm 2001 tại xã Dĩnh Kế, TP Bắc Giang; diện tích đất theo quy hoạch 9,4ha. Đã được lấp đầy với 15 dự án thuộc các ngành sản xuất cơ khí, sửa chữa ô tô... số vốn các doanh nghiệp đăng ký đầu tư 67,3 tỷ đồng, đã thực hiện đầu tư 65 tỷ đồng.

- CCN Thọ Xương: Được hình thành năm 2003 tại phường Thọ Xương, TP Bắc Giang; diện tích đất theo quy hoạch 5,8ha. Đã được lấp đầy với 18 dự án thuộc các ngành sản xuất cơ khí, mộc dân dụng, hóa chất, sửa chữa ô tô; số vốn các doanh nghiệp đăng ký đầu tư 51,3 tỷ đồng, đã thực hiện đầu tư 40 tỷ đồng.

- CCN Xương Giang II: Được hình thành năm 2005 tại xã Xương Giang, TP Bắc Giang; diện tích đất theo quy hoạch 12,7ha.

- Tiểu CCN Dĩnh Kế: Được hình thành năm 2005 và mở rộng năm 2008 tại xã Dĩnh Kế, TP Bắc Giang; diện tích đất theo quy hoạch 8,4ha.

Bên cạnh các khu, CCN TP còn tập trung phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống như: Ngành chế biến nông sản, thực phẩm (sản xuất bún ở Đa Mai, bánh đa ở Dĩnh Kế), sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đúc đồng, nhôm ở Dĩnh Kế), dâu tằm tơ, mây, tre, giang đan ở Song Mai; thêu ren xuất khẩu ở Thọ Xương, Xương Giang, Đa Mai, Trần Nguyên Hãn, móc sợi xuất khẩu ở Hoàng Văn Thụ...

2.2.5. Những chuyển biến về dân cƣ, lao động

2.2.5.1. Những chuyển biến về dân cư, lao động và phân bố dân cư

Quy mô và sự gia tăng dân số ĐT

TP Bắc Giang có quy mô dân số thuộc loại nhỏ trong các TP ở nước ta. Năm 1999 dân số của TP là 93.338 người, trong đó dân số ĐT là 62.123 người, chiếm 66,6%. Năm 2009 là 102.352 người, trong đó dân số ĐT là 68.690 người, chiếm 67,1%. Đến năm 2010, dân số của TP là 103.335 người, trong đó dân số ĐTlà 69.676 người, chiếm 67,4%, mật độ dân số là 3220 người/km2

. Như vậy, so với cả nước thì quy mô dân số ĐT của TP Bắc Giang còn thấp, tỷ lệ dân số ĐT qua các năm đạt từ 60,0 đến 69,0%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5: Quy mô dân số TP Bắc Giang thời kỳ 1989 - 2009

Năm 1989 Đơn vị Dân số (ngƣời) Đơn vị Dân số (ngƣời) Năm 1999 Năm 2009 Toàn thành phố 84106 Toàn thành phố 93338 102352 1. KV thành thị 50879 1. KV thành thị 62123 68694 P. Trần Phú 8368 P. Trần Phú 9101 8481

P. Ngô Quyền 12465 P. Ngô Quyền 7058 8920

P. Lê Lợi 14378 P. Hoàng Văn Thụ 7681 11003

P. Lê Lợi 10240 9876

P. Phân Đạm 9702 P. Trần Nguyên Hãn 11421 11853

P. Thọ Xương 11542 13427

P. Minh Khai 5966 P. Mỹ Độ 5080 4834

2. KV nông thôn 33227 2. KV nông thôn 31215 33958

Xã Song Mai 9010 Xã Song Mai 9610 10108

Xã Đa Mai 4165 Xã Đa Mai 6152 6274

Xã Thọ Xương 10542 Xã Xương Giang 5443 6642

Xã Dĩnh Kế 9510 Xã Dĩnh Kế 10010 10934

(Nguồn: Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 1989, 1999, 2009)

Sự gia tăng dân số TP nói chung và dân số ĐT nói riêng do tác động đồng thời của nhiều yếu tố. Do quá trình gia tăng dân số tự nhiên, do quá trình chuyển cư và do quá trình điều chỉnh địa giới lãnh thổ ĐT, thành lập thêm một số phường, xã mới. Trong giai đoạn 1989 - 2011 TP Bắc Giang đã có 2 lần điều chỉnh địa giới hành chính, điều này có ảnh hưởng lớn tới quy mô dân số của TP.

Từ năm 1999 - 2009, dân số phân bố trên 7 phường và 4 xã, do phường Lê Lợi tách thành 2 phường (Hoàng Văn Thụ và Lê Lợi), xã Thọ Xương chia làm 2 đơn vị (xã Xương Giang và phường Thọ Xương). Trong vòng 10 năm mức tăng dân số cao nhất là phường Hoàng Văn Thụ (43,2%), tiếp theo là Ngô Quyền (26,4%), xã Xương Giang (22,0%), phường Thọ Xương (16,3%). Một số phường như Trần Phú, Mỹ Độ, Lê Lợi dân số giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đến đầu năm 2011, sát nhập thêm 5 xã vào TP Bắc Giang (Dĩnh Trì, Tân Tiến, Đồng Sơn, Song Khê, Tân Mỹ) đưa tổng số dân TP Bắc Giang lên 145.249 người. Trong tài liệu về dân số, lao động và phân bố dân cư có nguồn tài liệu chính thống về 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009, vì vậy khi nghiên cứu phần này chúng tôi chọn giai đoạn 1999 - 2009 để nghiên cứu.

Trong giai đoạn 1999 - 2009, bình quân mỗi năm dân số tăng 901 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 0,92%/năm (của cả nước là 1,2%). Như vậy, thành phố Bắc Giang có mức tăng dân số bình quân thấp hơn cả nước, điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ sinh của thành phố liên tục giảm và gia tăng cơ giới thấp. Do có sự khác biệt về trình độ KT - XH giữa nội thị và ngoại thị nên dân số có sự khác biệt giữa các khu vực này. Để tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu, tôi chia dân số TP ra thành 2 phần: Nội thị và ngoại thị, trong đó khu vực nội thị được chia làm 3 khu vực (khu vực phía Bắc (phường Thọ Xương), khu vực trung tâm (phường Trần Nguyên Hãn. Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, Trần Phú), khu vực phía Nam (phường Lê Lợi, Mỹ Độ). Khu vực ngoại thị bao gồm các xã ở phía Tây (xã Song Mai, Đa Mai) và phía Đông (xã Xương Giang, Dĩnh Kế).

Bảng 2.6: Tình hình phát triển dân số TP Bắc Giang giai đoạn 1999-2009

Đơn vị: người

Năm

Khu vực 1999 2009 Số dân tăng thêm

Toàn thành phố 93338 102352 + 9014

1. Khu vực nội thị - Khu vực phía Bắc - Khu vực trung tâm - Khu vực phía Nam

62123 11542 26160 24421 68694 13427 31776 23191 + 6571 + 1885 + 5616 - 1230 2. Khu vực ngoại thị

- Khu vực phía Tây - Khu vực phía Đông

31215 15762 15453 33958 16382 17576 + 2743 + 620 + 2123

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, trong phạm vi của cả TP, có sự chuyển dịch dân số giữa khu vực nội thị và ngoại thị. Dân số có xu hướng chuyển từ các xã phía Tây và các phường khu vực phía Nam vào trung tâm của TP làm cho khu vực này có tốc độ tăng dân số nhanh (chủ yếu là do chuyển cư). Khu vực phía Nam của thành phố có số dân tăng thêm âm chủ yếu do gia tăng tự nhiên của dân số giảm (P. Trần Phú, P. Mỹ Độ, P. Lê Lợi đều có tỷ lệ sinh giảm). Để giảm áp lực cho khu vực trung tâm hiện nay thành phố đã hình thành các khu đô thị mới ở phía Tây và phía Nam của thành phố nhằm thu hút một phần dân số chuyển cư sang những khu vực này. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ xuất tử Tỷ xuất sinh (‰)

Năm

Gia tăng tự nhiên

Hình 2.3. Tỷ xuất sinh, tỷ xuất tử và gia tăng tự nhiên dân số TP Bắc Giang thời kỳ 1999 – 2009

- Sự gia tăng dân số ĐT: Trong tổng số dân ĐT thì quy mô dân số thành thị luôn cao hơn nông thôn (trên 65% tổng số dân), tốc độ tăng dân số ở cả 2 khu vực đều tăng chậm và không ổn định với tỷ lệ trung bình là 1,0%. Điều này chứng tỏ rằng dân số TP Bắc Giang đang trong giai đoạn ổn định và ít có biến động. Sự gia tăng dân số của TP Bắc Giang chủ yếu là do gia tăng tự nhiên. Giai đoạn 1999 - 2009 gia tăng tự nhiên trung bình của TP trên 10‰ (gia tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơ học không đáng kể, chủ yếu là chuyển cư trong nội bộ TP vì vậy ít có sự xáo trộn trong cơ cấu dân cư).

Đặc điểm, kết cấu dân số ĐT

a) Kết cấu theo độ tuổi

TP Bắc Giang có cơ cấu dân số tương đối trẻ. Số người dưới và trong độ tuổi lao động lớn và có xu hướng tăng trong giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 2.7: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi ở TP Bắc Giang năm 1999, 2009

Độ tuổi Năm 1999 Năm 2009

Số người % Số người %

0 - 14 25377 27,2 23399 23,1

15 - 59 60658 65 67140 66,4

> 60 7303 7,8 10594 10,5

(Nguồn: Xử lý từ tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, 2009)

Như vậy giai đoạn 1999 - 2009, tỷ lệ trẻ em từ 0 - 14 tuổi rất thấp, đang có xu hướng giảm (giảm 4,1%), tỷ lệ trong độ tuổi lao động lớn (>65%), tỷ lệ ngoài độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên, điều này chứng tỏ rằng dân số TP Bắc Giang đang có xu hướng già đi. Tuy nhiên đánh giá đó chỉ là mang tính tương đối vì theo tổ chức y tế thế giới, một nước được coi là có dân số già khi dân số trong độ tuổi lao động giao động từ 30 - 35%, độ tuổi trên 60 vượt quá 10% dân số.

Qua phân tích tháp tuổi năm 2009 so với tháp tuổi năm 1999 có sự khác biệt rõ rệt, tháp dân số 1999 là kiểu tháp " dân số trẻ", bắt đầu có sự co hẹp ở đáy tháp (2 thanh ngang). Tháp dân số năm 2009 có hình “tang trống”, đây là kiểu chuyển tiếp giữa kiểu tháp có dân số trẻ sang kiểu tháp có dân số già. Số người dưới độ tuổi lao động giảm. Số người trong và trên độ tuổi lao động có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nhóm tuổi mới sinh và từ 0 - 4 tuổi năm 2009 cao hơn 1999 (thể hiện ở 2 thanh cuối cùng) chứng tỏ rằng mức sinh của thành phố vẫn cao đóng góp một lực lượng dân số đáng kể vào độ tuổi lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6000 4000 2000 0 2000 4000 6000 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+ Nam Nữ

Hình 2.4. Tháp dân số TP Bắc Giang năm 1999

6000 4000 2000 0 2000 4000 6000 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+ Nam Nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các thanh từ 25 - 29, 30 - 34, từ 45 - 49 đến trên 85 tuổi ở cả nam và nữ ở Tháp dan số đều có dạng “phình ra” điều này chứng tỏ rằng số người bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh (thời kỳ dân số vàng), đây là lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm của TP. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng (đặc biệt là từ 80 tuổi trở lên) chứng tỏ rằng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 64 - 157)