Lịch sử hình thành và phát triển TP Bắc Giang

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 40 - 42)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển TP Bắc Giang

2.1.1.1. Giai đoạn hình thành đến khi tái thành lập tỉnh Bắc Giang năm 1997

Thời vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh. Đời Lê, đây là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự Đức là phủ Đa Phúc.

Ngày 11/7/1888, đơn vị hành chính “Phủ Lạng Thương” (TP Bắc Giang ngày nay) ra đời. Ngày 10/10/1895, tỉnh Bắc Giang được thành lập, tách từ tỉnh Bắc Ninh, bao gồm phủ Lạng Giang, phủ Đa Phúc và các huyện Kim Anh, Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế và một số tổng nằm ở phía nam sông Lục Nam. Năm 1896, phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh được trả lại cho tỉnh Bắc Ninh. Từ một căn cứ quân sự, Phủ Lạng Thương đã trở thành một đô thị với nhiều phố lớn, nhà ga, bến cảng, khách sạn, bưu điện, câu lạc bộ, trường học, công viên, sân vận động...

Phủ Lạng Thương trong lịch sử là trấn thứ tư, trong bốn kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Bắc của quốc gia Đại Việt, có vị trí quân sự trọng yếu gắn liền với chiến thắng Xương Giang vẻ vang, muôn thủa còn truyền do nghĩa quân Lam Sơn - Nguyễn Trãi chỉ huy, tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy đã kết thúc 20 năm đô hộ của triều đại phong kiến nhà Minh; bên cạnh đó còn là một trong những trung tâm KT - VH được hình thành và phát triển từ thời kỳ đầu Công Nguyên; từng là phủ lỵ Lạng Giang (thành Xương Giang, thành Châu Xuyên), huyện lỵ Bảo Lộc (thành Thọ Xương), huyện lỵ Phượng Nhỡn (thành Dĩnh Kế).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong cách mạng tháng 8/1945, Phủ Lạng Thương là một trong những địa phương sớm khởi nghĩa và giành chính quyền (ngày 17/8/1945). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân Phủ Lạng Thương chỉ có một thời gian ngắn xây dựng chính quyền và cuộc sống mới. Tháng 7/1949 địa phương lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, lập nên nhiều chiến công trên đường 13, trong hậu cứ Mỹ Độ và vùng địch kiểm soát ở Đa Mai, Song Mai, Thọ Xương, Dĩnh Kế... tiêu diệt hàng trăm tên địch, làm rã ngũ hàng ngàn ngụy binh, phá huỷ nhiều tấn phương tiện quân sự... để đến ngày 04/8/1954 thị xã Phủ Lạng Thương được hoàn toàn giải phóng.

Năm 1950, tỉnh Bắc Giang thuộc Liên khu Việt Bắc (1949-1956) và gồm 7 huyện: Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Hữu Lũng với thị xã Phủ Lạng Thương là tỉnh lỵ. Từ năm 1959, thị xã Phủ Lạng Thương đổi tên là thị xã Bắc Giang.

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Hà Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất 02 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, thị xã Bắc Giang tiếp tục là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh, đến ngày 01 tháng 1 năm 1997 lại tách ra như cũ. [17].

2.1.1.2. TP Bắc Giang giai đoạn từ năm 1997 trở lại đây

Từ năm 1997, sau khi chia tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh (Bắc Giang và Bắc Ninh), thị xã Bắc Giang vẫn là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Giang. Tháng 12 năm 2003, thị xã Bắc Giang đó được công nhận là đô thị loại III và tháng 6 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định thành lập TP Bắc Giang trực thuộc tỉnh Bắc Giang.

Động lực chính của sự phát triển TP là sự phát triển ngành CN, trong đó nhà nhà máy phân đạm Hà Bắc (nay là công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc). Nhà máy được thành lập thông qua hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc (ngày 18/2/1959), kéo theo sự phát triển đó là các cơ sở CN, tiểu thủ CN theo hướng chuyên ngành hoặc đa ngành như: may mặc, cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khí, vật liệu xây dựng... Ngành nông nghiệp cũng phát triển cung cấp lương thực, thực phẩm cho một TP đang phát triển.

Như vậy, TP Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hoá chất, CN may mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 40 - 42)