6. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Tình hình ĐT Hở vùng TDMNBB và tỉnh Bắc Giang
Xét về mặt hành chính, vùng TDMNBB bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là TP Thái Nguyên. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101.400 km2), số dân hơn 12,2 triệu người (năm 2009) chiếm khoảng 30,6% diện tích và 14,2% số dân cả nước.
TDMNBB là vùng có diện tích lớn nhất cả nước, vì vậy mà số lượng ĐT cũng như số TP, thị xã và thị trấn nhiều nhất cả nước. Hệ thống ĐT của vùng gồm 9 TP, 13 thị xã, 145 thị trấn. Các TP, thị xã là những trung tâm KT, chính trị VH, khoa học của từng tỉnh. Ngoài chức năng đó chúng còn có chức năng mang ý nghĩa liên vùng (TP Hạ Long). Tốc độ ĐTH ở vùng còn thấp, trong vùng chủ yếu là các ĐT loại 4 và loại 5. Trong đó nổi bật nhất là ĐT Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ. Tỷ lệ dân số ĐT của vùng vào loại thấp nhất cả nước (16,0% - năm 2009).
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân cư ĐT các tỉnh vùng TDMNBB năm 1989, 1999 và 2009
Đơn vị: %
Tỉnh Đô thị 1989 Đô thị 1999 Đô thị 2009
Trung du miền núi phía Bắc
Hà Giang 8,9 8,4 12,0 Cao Bằng 9,7 10,9 17,2 Bắc Kạn 18,8 14,5 16,2 Tuyên Quang 8,9 11,1 12,9 Lào Cai 16,0 17,1 21,2 Điện Biên - - 15,2 Lai Châu 13,2 12,2 14,3 Sơn La 13,1 12,8 13,9 Yên Bái 16,0 19,6 18,9 Hòa Bình 10,2 13,8 15,2 Thái Nguyên 18,8 20,9 25,6 Lạng Sơn 7,6 18,7 19,3 Bắc Giang 5,0 7,4 9,6 Phú Thọ 7,0 14,2 15,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê - Tổng Điều tra dân số và nhà ở 1989, 1999 và 2009)
Thái Nguyên là trung tâm CN lớn, có phạm vi ảnh hưởng tới các tỉnh trong vùng. TP Thái Nguyên được xác định với những tính chất sau: Là trung tâm của vùng Việt Bắc về VH, đào tạo, y tế và giao lưu văn hóa. Là TP CN, đặc biệt là công nghiệp gang thép. Là đầu mối giao thông với các tỉnh miền núi
phía Bắc. Ngoài ra tỉnh lỵ Thái Nguyên còn có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng. ngày 1/9/2010 thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận TP Thái Nguyên là ĐT loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
TP Hạ Long là TP trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữ vai trò là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, KT, VH của tỉnh. Ngoài ra đây cũng là một trong các trung tâm du lịch, nghỉ mát có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. TP Hạ Long là trung tâm quan trọng của vùng với phạm vi ảnh hưởng là Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Hiện nay, TP Hạ Long là ĐT loại II và đang phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2015 đưa Hạ Long trở thành ĐT loại I và là một trung tâm du lịch hiện đại, văn minh của cả nước và vùng.
Việt Trì là TP của Phú Thọ, là một trong những trung tâm CN lớn của Đông Bắc với phạm vi ảnh hưởng là các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai dọc tuyến hành lang quốc lộ 2 và 70. Là TP CN (chủ yếu là CN hóa chất), là đầu mối giao thông, trung chuyển giao lưu hàng hóa với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng. Là trung tâm chính trị, KT, VH, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển khu vực phía Tây của vùng Đông Bắc.
Trong sự thay đổi chung về KTXH cũng như bộ mặt ĐT của TDMNBB thì ĐT Bắc Giang cũng có những thay đổi đáng kể. TP Bắc Giang nằm cạnh vùng KTTĐ phía Bắc, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông thuận tiện nối TP với trục hành lang phát triển KT Đông - Tây và vùng kinh tế ven biển của đồng bằng Bắc Bộ; nằm cách không xa thủ đô Hà Nội - trung tâm KT, VH lớn của cả nước; có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng. Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cho TP Bắc Giang, bộ mặt ĐT ngày càng khang trang, sáng, sạch, đẹp hơn; đã được Bộ xây dựng công nhận là ĐT loại 3 năm 2003 và đã được Thủ tướng Chính phủ được công nhận là TP trực thuộc tỉnh trong năm 2005.
Bảng 1.2: Một số thành phố vùng TDMNBB năm 2009
TT Tên thành phố Thuộc tỉnh Diện tích (Km2) Dân số (Ngƣời) Xếp loại đô thị Năm trở thành thành phố
1 TP. Thái Nguyên Thái Nguyên 189,7 277.671 1 1962
2 TP Bắc Giang Bắc Giang 32,2 102.352 3 2005
3 TP. Điện Biên Phủ Điện Biên 64,2 48.020 3 2003
4 TP. Hà Giang Hà Giang 135,3 45.286 3 2010
5 TP. Hạ Long Quảng Ninh 208,7 218.830 2 1994
6 TP. Lạng Sơn Lạng Sơn 79,0 87.270 3 2002
7 TP. Lào Cai Lào Cai 221,5 98.363 3 2004
8 TP. Sơn La Sơn La 324,9 91.720 3 2008
9 TP. Tuyên Quang Tuyên Quang 119,2 89.211 3 2010
10 TP. Việt Trì Phú Thọ 110,9 184.685 2 1962
11 TP. Vĩnh Yên Vĩnh Phúc 50,8 94.294 3 2006
12 TP. Yên Bái Yên Bái 108,1 90.831 3 2002
(Nguồn: - Tập bản đồ hành chính 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. NXB Bản đồ, 2010. - Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. NXB Thống kê, 2010)
Tỷ lệ dân số ĐT của tỉnh Bắc Giang chỉ 9,6 % (năm 2009). So với cả nước là 29,6%, vùng TDMNBB là 16,0% thì Bắc Giang là tỉnh có tỷ lệ ĐTH thấp nhất trong 15 tỉnh vùng TDMNBB (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Tuy nhiên, hiện nay ĐTH đã có nhiều bước phát triển, mạng lưới phát triển hệ thống ĐT tỉnh Bắc Giang và định hướng phát triển không gian ĐT đang diễn ra như sau:
- Chùm ĐT trung tâm: Hình thành và phát triển dọc theo Quốc lộ 1A cũ từ thị trấn Nếnh (Việt Yên) đến thị trấn Kép (Lạng Giang). Đây là vùng KT trọng điểm của tỉnh gồm TP Bắc Giang với vị trí là trung tâm KT, chính trị, VH, y tế, giáo dục; các ĐT CN dịch vụ vệ tinh như Đình Trám (Việt Yên),
Song Khê - Nội Hoàng (Yên Dũng), Kép, Vôi (Lạng Giang), Bích Động, Nếnh (Việt Yên), Quế Nham (Tân Yên).
- Chùm ĐT phía Đông: Hướng phát triển chính dọc theo Quốc lộ 31 từ thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) đến thi trấn An Châu (Sơn Động); hướng phát triển phụ dọc theo tỉnh lộ 293, 289. Các ĐT gồm thị trấn Chũ, Biển Động, Kép II, Phố Lim, Tân Sơn (Lục ngạn), An Châu, Long Sơn, Vân Sơn và thanh Sơn (Sơn Động). Đô thị trung tâm của khu vực này là thị trấn Chũ (Lục ngạn).
- Hệ thống ĐT: Hình thành và phát triển theo các trục Quốc lộ 37, tỉnh lộ 398 và 292 gồm các thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), Cầu Gồ, Bố hạ (Yên Thế), Nhã Nam, Cao Thượng (Tân Yên) và các thị tứ khác trong vùng. Thị trấn Thắng là trung tâm của vùng.
Ngoài các hệ thống ĐT nói trên, tỉnh phấn đấu xây dựng một số thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư thuộc các huyện Lục ngạn, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế và Sơn Động…
TIỂU KẾT CHƢƠNG
Chương 1 trình bày tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTH. Trong cơ sở lý luận, bao gồm: Cơ sở lý luận về ĐT (khái niệm, phân loại, chức năng, đặc điểm của ĐT) và cơ sở lý luận về ĐTH (khái niệm ĐTH, đặc điểm của ĐTH, các giai đoạn của ĐTH, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH).
Từ những cơ sở lý luận trên đây vận dụng vào bối cảnh nước ta và TP Bắc Giang, lựa chọn một hệ thống chỉ tiêu phù hợp để phân tích quá trình ĐTH ở Bắc Giang, bao gồm có 5 nhóm chỉ tiêu: Chức năng ĐT, KT - XH ĐT, cơ sở hạ tầng ĐT, kiến trúc, cảnh quan, quản lý ĐT và tổ chức không gian ĐT.
Trong phần này, còn đề cập đến một vài nét về tình hình ĐTH ở TDMNBB (Khái quát về tình hình ĐTH và một số ĐT tiêu biểu của miền) và ĐTH tỉnh Bắc Giang.
Tất cả phần cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTH là tiền đề cho quá trình phân tích thực trạng quá trình ĐTH ở TP Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010