Các giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 121 - 157)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Các giải pháp về cơ chế chính sách

- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Bắc Giang sau khi được Tỉnh thông qua.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.

- Khuyến khích phát triển nền KT nhiều thành phần, đảm bảo quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần KT. Có các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.

- Thực hiện các chính sách thông thoáng, "chế độ một cửa", để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư trên địa bàn TP. Các vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh: chế độ kiểm tra, thanh tra, báo cáo... thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

- Xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các khu đô thị, khu, cụm CN, trung tâm thương mại và khu du lịch trên địa bàn TP. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư lập quy hoạch các cụm CN tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư; các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ quản lý, kiến thức khởi sự quản trị doanh nghiệp... tạo động lực phát triển CN-TTCN. Có cơ chế và bố trí vốn hỗ trợ, ưu tiên đầu tư hạ tầng chung cho các cụm CN như: đường nội bộ, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải... nhằm giảm suất đầu tư tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào thành phố.

3.2.4. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển các lĩnh vực XH

* Phát triển nguồn nhân lực: Coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là khâu đột phá, vấn đề then chốt để phát triển nhanh KT - XH trên địa bàn TP trong giai đoạn tới. Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trên địa bàn TP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TP tạo mọi điều kiện để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và phát huy phương tiện cơ sở vật chất hiện có trên địa bàn. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và kinh doanh.

Tăng cường thông tin đại chúng, đáp ứng các yêu cầu về thông tin cho nhân dân, đặc biệt các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại… để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

Đầu tư tương xứng cho giáo dục - đào tạo. Nâng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục đào tạo.

Mở rộng các hình thức giải quyết việc làm, phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.

Xây dựng chương trình sắp xếp, bố trí sử dụng lao động có hiệu quả cho từng thời kỳ trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh. Quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở quy mô hộ gia đình để giải quyết việc làm và tạo vốn ban đầu, quan tâm đến việc phát triẻn mạnh mẽ các loại hình thức KT hộ gia đình, hợp tác xã kiểu mới.

Hình thành, phát triển và mở rộng bảo hiểm XH cho các thành viên trong tỉnh. Tiến tới thực thi bảo hiểm thất nghiệp cho các công nhân viên chức các doanh nghiệp Nhà nước, mở rộng phạm vi đến trang trại hợp tác xã tập thể, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đảm bảo tiền lương, trả công lao động có mức phù hợp với chỉ số giá cả tăng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề trên địa bàn TP, phối hợp với các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh để đào tạo nghề cho người lao động của thành phố (chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ, phát triển nghành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).

Đẩy mạnh xã hội hóa, mời gọi các nhà đầu tư xây dựng các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn về giảng dạy.

Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

* Một số giải pháp phát triển các lĩnh vực XH

- Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho giáo dục, y tế, VH - thông tin, thể dục thể thao. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Trung ương, địa phương và các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng các công trình hạ tầng XH.

- Đẩy mạnh XH hoá các lĩnh vực XH: Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao. Khuyến khích đầu tư loại hình trường tư thục, bệnh viện tư trên địa bàn. Tổ chức đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, khám chữa bệnh.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, giáo dục, VH - thể thao. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong quản lý nhà nước giữa thành phố và ngành chủ quản cấp trên; giữa phòng chức năng TP và cơ sở giáo dục - đào tạo - dạy nghề, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở văn hoá - thể thao của các cấp; tiến tới đồng bộ về quản lý và kết quả giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá thể thao trên địa bàn TP.

3.2.5. Các giải pháp về khoa học - công nghệ và môi trường

Có các cơ chế khuyến khích ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học - kỹ thuật và tin học vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành...

Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thuỷ sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và nông ngư nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có các biện pháp quản lý, khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường. Không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Ban hành các quy chế, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xử lý các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với khu CN, cụm CN, làng nghề, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí, du lịch, bệnh viện, bến xe...

3.2.6. Các giải pháp phát triển TP Bắc Giang theo hướng văn minh, hiện đại

Đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành và nâng cao năng lực của các cấp chính quyền TP, quan tâm giải quyết kịp thời, triệt để những vấn đề bức xúc trong nhân dân.

Tăng cường bộ máy và công tác quản lý đô thị. Quản lý toàn diện các lĩnh vực: quy hoạch, kiến trúc, môi trường, trật tự an toàn đô thị..

Quan tâm xây dựng hạ tầng giao thông, các hạ tầng kỹ thuật và XH khác trong các khu đô thị.

Có biện pháp quản lý các ngành nghề nhạy cảm, đảm bảo môi trường văn hoá, tinh thần lành mạnh, hạn chế phát triển các tệ nạn XH.

Di dời các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở sản xuất CN - TTCN xen lẫn khu dân cư vào các khu, cụm CN và có công trình xử lý ô nhiễm.

Thường xuyên rà soát các quy hoạch để phát triển đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới đường vành đai, đường xuyên tâm, cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống cây xanh, công viên...

3.2.7. Phối hợp phát triển giữa TP Bắc Giang và các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các huyện trọng điểm của tỉnh, nhất là trong các lĩnh vực: áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đào tạo nghề, xây dựng các tour du lịch, các khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang... quy mô lớn phục vụ chung cho thành phố và các huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.8. Tăng cường tính xã hội hóa trong mọi mặt của quá trình ĐTH

TP đang có nhiều chương trình khuyến khích huy động mọi thành phần tham gia và quá trình ĐTH, tham gia vào quy hoạch, quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Thực hiện xã hội hóa nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển đô thị. Kinh nghiệm thực tế, nhiều dự án phát triển trong các đô thị đã không thành công do thực hiện theo kiểu áp đặt, người dân bị động và đứng ngoài dự án. Hiện nay TP đang tăng cường vai trò và vị thế độc lập của các tổ chức XH như hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội Nông dân…và các tổ chức xã hội khác trong dự án phát triển đô thị.

Thực hiện xã hội hóa trong việc nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết hợp giữa nguồn vốn của nhà nước và của nhân dân trong xây dựng một số tuyến đường ngõ xóm, trường học, nhà văn hóa.

Thực hiện xã hội hóa trong việc quản lý đô thị, xây dựng mô hình khu dân cư tiêu biểu, thực hiện dân chủ trong các khu phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Nội dung chương 3 trình bày những căn cứ để đưa ra định hướng ĐTH ở TP Bắc Giang đến năm 2020. Những căn cứ này bao gồm: Quy hoạch đô thị Việt Nam đến 2020, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố Bắc Giang đến năm 2020, những định hướng phát triển KT - XH TP Bắc Giang đến năm 2020 và nghị quyết 37 - NQ/TW về phát triển vùng TDMNBB.

Định hướng đến năm 2015, TP Bắc Giang hoàn thành tất cả các chỉ tiêu của đô thị loại III, phấn đấu trở thành đô thị loại II. Vai trò của đô thị ngày càng được nâng cao, các chức năng của đô thị ngày càng đa dạng hơn, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng theo hướng tích cực và tiếp cận dần với chỉ tiêu của đô thị loại II. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất đô thị và cơ cấu KT tiếp tục theo hướng CNH và HĐH, ĐTH ngày càng phát triển theo chiều sâu hơn là theo chiều rộng như các giai đoạn trước đây.

Chương 3 còn đưa ra một số giải pháp và định hướng mang tính tích cực mà TP cũng như các địa phương đang thực hiện nhằm giúp cho quá trình ĐTH phát triển theo chiều hướng bền vững dựa trên tất cả các điều kiện sẵn có làm cho Bắc Giang có những sắc thái riêng của một đô thị trong tương lai…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

TP Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, nằm trên nhiều đường giao thông huyết mạch của quốc gia và liên tỉnh, thuộc về các vùng đối trọng của quy hoạch vùng thủ đô. Trong quy hoạch vùng Thủ đô xác định phát triển trục không gian CN - ĐT theo hành lang KT Nam Ninh - Hạ Long nối ra khu vực cảng biển. CN nặng của vùng chuyển dịch lên khu vực phía Bắc, Đông Bắc, sử dụng quỹ đất gò đồi phía Bắc đường 18 và một số khu vực ngoài vùng tại Bắc Giang. Là một TP còn non trẻ, quá trình ĐTH mới diễn ra trong khoảng thời gian gần đây, song ĐTH ở TP Bắc Giang đã mang lại nhiều điểm tích cực cho phát triển KT cũng như hạ tầng XH của TP.

ĐTH là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp, có tính quy luật, đan xen nhiều mặt về KT - XH, VH và không gian. Quá trình này bao quát những thay đổi trong sự phát triển quy mô ĐT, thay đổi phân bố dân cư, cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu KT, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ĐT. ĐTH không tách rời với sự mở rộng và phát triển không gian ĐT. Qua nghiên cứu, tìm hiểu "Quá trình đô thị hóa thành phố Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010" chúng tôi nhận xét một số vấn đề sau:

- Quá trình ĐTH diễn ra ngày càng phức tạp, đa dạng, đa chiều. Mức độ ĐTH so với các tỉnh khác còn khiêm tốn, song mức độ này ngày càng tăng theo thời gian. Tính đến năm 2010, ĐTH TP Bắc Giang đạt ở mức trung bình (trên 70 %) mới chỉ vừa đạt tiêu chuẩn ở ĐT loại III.

- ĐTH có sự phân hóa theo lãnh thổ. Càng khu vực các phường trung tâm mức độ ĐTH càng cao. Mức độ ĐTH giảm dần ra các khu vực xung quanh các xã. Cấu trúc và tổ chức không gian ĐT có nhiều thay đổi. Tính đến năm 2010, hệ thống ĐT thành phố Bắc Giang bao gồm 7 phường và 4 xã. Trong quá trình ĐTH đã hoàn thành và phát triển các chỉ tiêu của ĐT loại III, ngày càng tiếp cận với các tiêu chí của ĐT loại II.

- Bản chất của quá trình ĐTH TP Bắc Giang là xây dựng kết hợp với cải tạo hệ thống KT - XH, cơ sở hạ tầng là chính. Vì vậy mà quá trình ĐTH bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cạnh những mặt tích cực thúc đẩy TP phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, còn có rất nhiều điểm hạn chế và thách thức.

- Tốc độ tăng trưởng KT của TP đã có những chuyển biến tích cực 15,6%/năm (giai đoạn 2006-2010). Cơ cấu KT có chuyển biến theo sự chuyển biến KT chung của cả nước. Với tỷ trọng CN và dịch vụ là chủ yếu, tỷ trọng của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1,8%. Đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng GTSX không đáng kể.

- Quy mô dân số TP Bắc Giang còn quá thấp so với tầm vóc của một ĐT loại III. Năm 2009 dân số là 101,13 nghìn người, 2010 là 103,34 nghìn người, trong khi tiêu chuẩn dân cư của một đô thị loại III là từ 300 - 800 nghìn người. Qua nghiên cứu kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính (tháp dân số) có thể thấy rằng TP Bắc Giang đang trong thời kỳ “dân số vàng”. Từ năm 1999 - 2009 số người dưới độ tuổi lao động có xu hướng giảm, song ở độ tuổi từ 0 - 4 tuổi lại tăng. Điều này chứng tỏ rằng mức sinh của TP lớn, bổ xung đáng kể một lực lượng dân số vào trong độ tuổi lao động. Số người trong và trên độ tuổi lao động tăng cho thấy rằng dân số TP đang trong quá trình chuyển tiếp từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già.

- Mật độ dân số TP Bắc Giang quá thấp so với một đô thị loại III (từ 8000 đến trên 10000 người/km2

). Tính riêng cho khu vực nội thành chỉ tiêu này cũng không đạt (2009: mật độ 6217 người/km2). Chỉ có một số phường trung tâm như Trần Nguyên Hãn, Lê Lợi, Ngô Quyền chỉ tiêu này đạt, nhưng lại

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 121 - 157)