Những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 80 - 88)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.6.Những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất đô thị

2.2.6.1. Quy mô, diện tích đất đô thị

Theo kết quả tổng hợp số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của TP là 3.209,14 ha, có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 10 huyện của tỉnh. Nhưng về cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp thì thành phố Bắc Giang có diện tích đất phi nông nghiệp nhiều nhất và được thể hiện với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và quan điểm phát triển là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng CN, dịch vụ, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó, bình quân đất tự nhiên/nhân khẩu: 310,05 m2/1 người. Bình quân đất tự nhiên/hộ gia đình: 1302,25 m2/hộ gia đình.

Tổng diện tích đất tự nhiên của TP thấp hơn nhiều so với các TP liền kề như: Bắc Ninh, Hải Dương, Việt Trì, Vĩnh Yên, Lạng Sơn (được xếp vào loại đô thị có diện tích nhỏ nhất trong cả nước) trong khi đó mật độ dân số bình quân của TP rất cao, trên 3.200 người/km2

trong khi Bắc Ninh là 1.910 người/km2, Hải Dương 2.600 người/km2, Vĩnh Yên 2.400 người/km2, Lạng Sơn 1.800 người/km2

(năm 2009). Vì vậy mà áp lực đối với quỹ đất của TP là rất lơn. Qua thời gian quy mô và diện tích đất đô thị của TP Bắc Giang có sự thay đổi. Giai đoạn 2000 - 2010 quy mô đất đô thị được phân bố trên 7 phường (Trần Phú, Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Độ) và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4 xã (Song Mai, Đa Mai, Thọ Xương, Dĩnh Kế) với tổng diện tích là 3209,14ha. Trong đó: Đất nội thị là 1.101,88 ha. Đất ngoại thị là 2.108,26 ha.

Bảng 2.13: Diện tích các đơn vị hành chính TP Bắc Giang năm 2010

TT Đơn vị hành chính (phƣờng, xã) Diện tích (ha) STT Đơn vị hành chính (phƣờng, xã) Diện tích (ha) 1 P. Hoàng Văn Thụ 151,72 7 P. Mỹ Độ 162,67 2 P.Lê Lợi 91,22 8 X. Dĩnh Kế 466,92 3 P. Trần Phú 100,77 9 X. Xương Giang 281,95 4 P. Thọ Xương 426,26 10 X. Song Mai 998,51 5 P. Trần Nguyên Hãn 86,74 11 X. Đa Mai 360,88

6 P. Ngô Quyền 81,5 Tổng cộng 3.209,14

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bắc Giang)

Đến ngày 1/1/2011, TP Bắc Giang có sự điều chỉnh về địa giới hành chính. Điều chỉnh 3.434,28 ha diện tích tự nhiên của 05 xã thuộc huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng (bao gồm toàn bộ 631,01 ha diện tích tự nhiên của xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang và 2.803,27 ha diện tích tự của 04 xã: Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến, Đồng Sơn thuộc huyện Yên Dũng) về TP Bắc Giang. Sau khi mở rộng, TP Bắc Giang có 7 phường, 9 xã diện tích đất ĐT tăng thêm 3.434,28 ha, đưa tổng diện tích lên 6.644,82ha.

2.2.6.2. Xu hướng chuyển đổi đất ĐT có sự thay đổi theo thời gian

Trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác đất đai luôn có sự biến động do tác động của các yếu tố khách quan cũng như hoạt động chủ quan của con người. Tổng hợp số liệu thống kê đất đai qua các năm trong thời kỳ 2000- 2010 cho thấy xu thế biến động đất đai của TP như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2000 2005 2010 Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Ha

Năm

Hình 2.8: Biến động các loại đất ở TP Bắc Giang qua các năm

* Biến động diện tích tự nhiên:

Tổng diện tích tự nhiên kiểm kê năm 2005 và năm 2010 là 3.209,14 ha. Số liệu kiểm kê năm 2000 là 3.221,72 ha. Như vậy tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn thành phố từ năm 2000 đến năm 2010 giảm 12,58 ha. Lý do gây thiếu hụt diện tích tự nhiên là do kiểm kê năm 2000 trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ đã thống kê trùng lên diện tích đất nông nghiệp của phường Lê Lợi là 7,35 ha. Trên địa bàn xã Dĩnh Kế chỉ có 3 cơ quan quân sự đóng trên địa bàn có diện tích là 5,3 ha, thống kê năm 2000 là 10,53 ha (thừa 5,23 ha); do kiểm kê đất đai năm 2000 đã không rà soát, đối chiếu trên thực địa với bản đồ địa chính.

* Biến động diện tích các loại đất từ năm 2005 -2010:

Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 đã giảm 358,86 ha so với năm 2000.Trong các loại đất trên thì đất trồng cây hàng năm, nhất là đất trồng lúa giảm mạnh và nhiều nhất (161,18 ha) chủ yếu chuyển sang đất phi nông nghiệp; gồm các loại đất chính là: Đất ở 21,30 ha ; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 28,01 ha, đất có mục đích công cộng 17,26 ha,....

Đất phi nông nghiệp tăng 88,06 ha, chiếm 5,26 %, chủ yếu tăng ở các loại đất như: Đất ở là 49,16 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 34,58 ha, đất có mục đích công cộng 38,43 ha,.... là do nhu cầu xây dựng hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tầng, thực hiện các quy hoạch, dự án phát triển đô thị, các khu dân cư và các khu thương mại dịch vụ trên địa bàn....

Đất chưa sử dụng tiếp tục giảm 17,72 ha,chiếm 41,73 % và chủ yếu giảm từ đất bằng chưa sử dụng là do chuyển một phần sang đất chuyên dùng. Diện tích còn lại chủ yếu là các mảnh nhỏ, gò đống, thùng vũng nằm xen kẽ với đất sản xuất nông nghiệp, hoặc sát đường giao thông, đường sắt không sử dụng được vào mục đích sản xuất nông nghiệp. (xem phần phụ lục)

* Biến động trong cơ cấu sử dụng đất đô thị

Trong giai đoạn 2000 - 2010 cơ cấu sử dụng đất đô thị ở TP Bắc Giang có sự biến đổi mạnh mẽ. Giảm dần tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp (giảm 11%) và đất chưa sử dụng (giảm 5,8%). Diện tích đất suy giảm đó chủ yếu được chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư, làm cho tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng (tăng 16,8%).

38.1 6.6 55.3 Năm 2000 54.9 0.8 44.3 Năm 2010 Chú giải: Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 2.9. Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang năm 2000, 2010

Trong đó, biến đổi mạnh mẽ nhất là nhóm đất phi nông nghiệp, có sự khác biệt rõ rệt giữa nội thị và ngoại thị. Tỷ lệ đất phi nông nghiệp: Năm 2010, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp ở nội thị Bắc Giang là 769,76 ha chiếm 50,3% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của toàn thành phố. Trong đó, đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyên dùng chiếm 65,4% và đất ở là 34,6% (cơ cấu này ở nông thôn là 58,6% và 41,4%). Xu hướng thay đổi diện tích đất phi nông nghiệp khác nhau qua từng giai đoạn:

Bảng 2.14: Cơ cấu sử dụng các loại đất ở TP Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: %

Các loại đất Nội thị Ngoại thị

2000 2005 2010 2000 2005 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 100 100 100 100 100 100 1. Đất chuyên dùng 32,08 45,5 45,7 14,4 20,2 21,1 2. Đất thổ cư 19,8 24,2 24,3 11,6 14,8 14,9 3. Đất nông nghiệp 38,3 19,8 19,5 68,8 60,4 59,0 4. Các loại đất khác 9,1 10,5 10,5 5,2 4,6 5,0

(Nguồn: Xử lý số liệu từ phòng tài nguyên môi trường TP Bắc Giang)

Từ 2000 - 2010 khu vực nội thị có sự chuyển biến về cơ cấu sử dụng đất rõ nét hơn khu vực ngoại thị.

Khu vực nội thị, tỷ lệ đất phi nông nghiệp đều tăng, trong đó đặc biệt là nhóm đất chuyên dùng (tăng 12,9%) chủ yếu do đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng. Quỹ đất nông nghiệp của khu vực nội thị thấp, tỷ trọng giảm đáng kể (giảm 18,8%) do sự tăng lên của nhóm đất phi nông nghiệp.

Khu vực ngoại thị, tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp. Năm 2000 tỷ lệ đất thổ cư và đất chuyên dùng chỉ bằng 37,8% đất nông nghiệp. Năm 2005 là 57,9%, năm 2010 là 61%. Như vậy là mặc dù đã có một số chuyển biến trong cơ cấu sử dụng đất nhưng hoạt động KT chủ yếu của khu vực ngoại thị vẫn là sản xuất nông nghiệp.

Phân theo các phường xã, tỷ lệ đất phi nông nghiệp ở các phường cao hơn nhiều so với ở các xã. Trong đó, cao nhất là phường Hoàng Văn Thụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(94,9%), phường Trần Nguyên Hãn (83,9%), thấp nhất là xã Đa Mai (30,8%) và xã Song Mai (28,2%). Hiện nay, với sự gia tăng của các dự án phát triển đô thị càng làm cho tốc độ gia tăng tỷ trọng của đất phi nông nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Bảng 2.15: Cơ cấu sử dụng đất theo phƣờng, xã TP Bắc Giang năm 2010

Đơn vị: % TT Đơn vị hành chính Tổng số Đất chuyên dùng Đất thổ Đất nông nghiệp Đất khác Đất chƣa sử dụng I Thành thị 100 45,7 24,2 19,6 9,1 1,4 1 P. Trần Phú 100 48,6 24,0 1,0 22,3 4,1 2 P. Ngô Quyền 100 68,6 29,3 0,2 1,9 0,0 3 P. Lê Lợi 100 42,4 34,7 7,4 15,5 0,0 4 P. Mỹ Độ 100 24,7 16,3 52,1 6,7 0,2 5 P. Trần Nguyên Hãn 100 47,6 36,3 15,9 0,2 0,0 6 P. Hoàng Văn Thụ 100 66,6 28,3 3,2 1,9 0,0 7 P. Thọ Xương 100 41,6 20,1 24,4 11,4 2,5 II Nông thôn 100 21,6 14,9 59,0 3,2 1,3 8 X. Dĩnh Kế 100 30,8 19,2 48,6 1,4 0.0 9 X. Xương Giang 100 29,6 18,0 49,0 2,9 0,6 10 X. Đa Mai 100 20,6 10,1 62,8 6,2 0,2 11 X. Song Mai 100 14,4 13,8 65,3 4,0 2,5 Toàn thành phố

(Nguồn: Xử lý số liệu phòng thống kê và phòng tài nguyên môi trường TP Bắc Giang)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong cơ cấu sử dụng đất đai TP Bắc Giang có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị chủ yếu là đất chuyên dùng (45,7%) bao gồm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất an ninh, đất công cộng và đất xây các trụ sở công trình sự nghiệp. Trong đó, phường Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ có tỷ lệ đất chuyên dùng lớn nhất. Tiếp theo đó là đất thổ cư (24,2%), cuối cùng là đất nông nghiệp (19,6%). Nhiều phường đã không còn đất trống như phường Lê Lợi, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn.

Khu vực nông thôn do hoạt động KT chủ yếu là nông nghiệp, quỹ đất còn rộng nên tỷ trọng đất nông nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất cao (59%). Tỷ trọng đất thổ cư (14,9%) và đất chuyên dùng (21,6%) còn thấp. Một số xã như Đa Mai và Song Mai chuyển biến trong cơ cấu sử dụng đất còn chậm, diện tích đất cho nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất khu vực này đang chuyển dần từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (chuyên dùng và thổ cư).

Trong quá trình sử dụng đất thì khu vực nội thị có những chuyển biến rõ nét hơn khu vực nông thôn.

Trong giai đoạn 2005 - 2010 đất dân dụng đưa vào sử dụng tăng lên đáng kể. Từ 354,53 lên 1298,58 ha (tăng 944,05 ha), chiếm 73,15% năm 2010. Đất ngoài dân dụng (Đất công nghiệp, kho tàng, đất giao thông, đất cơ quan hành chính…) có xu hướng tăng từ 171,08 ha lên 476,70 ha (chiếm 26,85% đất xây dựng đô thị năm 2010). Đất khác (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chưa sử

dụng…) có sự chuyển biến rõ nét, giảm từ 53,6% xuống còn 23,5%, diện tích đất này giảm chủ yếu chuyển đổi sang đất xây dựng đô thị. Như vậy, các loại đất khác về cơ bản đã được khai thác triệt để và chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất để xây dựng ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.16: Sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất khu vực nội thị

Loại đất 2005 2010 Diện tích (ha) Chỉ tiêu m2/ng Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Chỉ tiêu m2/ng Tỉ lệ (%) I. Đất xây dựng đô thị 525,61 70,08 47,4 1.775,28 158,51 76,5 1. Đất dân dụng 354,53 47,27 32 1.298,58 115,94 73,15 Đất đơn vị ở + vườn tạp 233,59 31,15 65,89 955,91 85,35 53,85 Cây xanh - Thể dục thể thao 0,99 0,13 0,28 96,99 8,66 5,46 Công trình công cộng (cấp đô thị) 22,78 3,04 6,42 45,68 4,08 2,57 Giao thông, quảng trường 97,17 12,96 27,41 200,00 17,86 11,27

2. Đất không thuộc khu dân dụng 171,08 22,81 15,4 476,70 42,56 26,85

Công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, kho tàng 67,95 9,06 174,54 15,58

Giao thông đối ngoại 20,00 2,67 25,00 2,23

Công cộng ngoài quản lý của đô thị (cơ quan, trường chuyên nghiệp...)

65,79 8,77 114,79 10,25

Du lịch - dịch vụ 19,30 1,72

Công trình đầu mối 29,60 2,64

Cây xanh đặc biệt, cách ly 66,80 5,96

Đất di tích lịch sử văn hoá 2,82 0,38 3,99 0,36 An ninh quốc phòng 6,43 0,86 22,82 2,04 Đất nghĩa địa 8,09 1,08 19,87 1,77 II. Đất khác 582,57 93,65 52,6 551,27 49,22 23,5 Đất nông nghiệp 380,30 50,71 65,3 395,41 Đất lâm nghiệp 9,06 1,21 1,6 9,06 Đất chưa sử dụng 101,36 13,51 17,4 95,51 Đất chuyên dùng khác (đất khác + thuỷ lợi...) 91,85 12,25 15,7 51,29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 80 - 88)