Thực trạng phát triển KT đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 53 - 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng phát triển KT đô thị

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng KT giá trị sản xuất (GTSX) trên địa bàn TP Bắc Giang đạt khá cao (giá so sánh 1994), trong giai đoạn 2000-2005 là 13,3%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng KT bình quân là 15,6%, cao hơn 2,3% so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005; đặc biệt trong 2 năm 2008, 2009 mặc dù tác động của lạm phát, suy thoái KT, sự diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, song mức tăng trưởng KT của TP vẫn đạt 15,8%.

Giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GTSX nông, lâm, thuỷ sản đạt 15,5%/năm, tuy nhiên quy mô còn nhỏ. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GTSX nông, lâm, thủy sản tăng không đáng kể (tăng so với giai đoạn trước 0,2%). Khu vực CN, xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao, đều trên mức tăng chung của nền KT. Trong đó, tăng mạnh nhất là ngành dịch vụ (17,3% giai đoạn 2006 - 2010). GTSX bình quân đầu người của TP năm 2009 đạt 30 triệu đồng (tăng 15 triệu đồng so với năm 2005).

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu KT trên địa bàn TP đã chuyển dịch theo hướng tích cực, ưu tiên tập trung chuyển hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành CN, tiểu thủ CN và xây dựng, đặt cơ sở cho sự phát triển các ngành thương mại - dịch vụ trong những năm tới, các ngành nông - thủy sản sẽ dần điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng, chuyển đổi nghề nghiệp và ĐTH, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành KT của TP giai đoạn 2000-2010

(Đơn vị:%)

Năm

Ngành 2000 2005 2010

Tổng sản phẩm 100,0 100,0 100,0

Công nghiệp - Xây dựng 43,9 52,4 40,7

Thương mại - Dịch vụ 51,3 45,4 57,5

Nông - Lâm và Thủy sản 4,8 2,2 1,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, giai đoạn 2000 - 2010 chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là ngành thương mại, dịch vụ. Thương mại - dịch vụ năm 2000 đạt 51,3%; năm 2010 đạt 57,5%; CN - Xây dựngcó chuyển biến, song tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2000 đạt 43,9 %, năm 2005 tăng lên 52,4%, năm 2010 giảm xuống còn 40,7% (do ngành dịch vụ có sự tăng đột biến). Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần từ 4,8% năm 2000 còn 1,8% năm 2010 do diện tích đất canh tác thu hẹp để phục vụ cho phát triển CN và ĐT.

2.2.1.3. Phát triển kinh tế theo các ngành

a) Ngành sản xuất CN, tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất ngành CN, xây dựng trên địa bàn năm 2000 đạt 513,67 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 1146,1 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994). Như vậy trong vòng 10 năm GTSX tăng lên 632,43 tỷ đồng, tăng 2,2 lần. Một số sản phẩm vẫn duy trì được đà tăng trưởng và là thế mạnh của TP như: sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất bia, dây cáp điện...

- Giai đoạn 2000 - 2005 giá trị sản xuất CN - trung tâm công nghiệp (TTCN) trên địa bàn tăng bình quân 14,45%/năm, trong đó GTSX CN - TTCN khu vực KT trong nước tăng bình quân 13,9%/năm, GTSX CN - TTCN khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 65,8%/năm. Trong giai đoạn này bắt đầu có sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài như: Công ty may VietPancipic, Công ty điện Mộng Phong, Công ty NiuDiLân...

- Giai đoạn 2006 - 2010 GTSX CN - TTCN trên địa bàn tăng bình quân tăng 15,6%/năm. Trong đó tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài. GTSX CN-TTCN ngoài quốc doanh (giá cố định 1994) năm 2010 đạt 590 tỷ đồng, tăng 142,7%, 2,5 lần và tăng 21,7 tỷ đồng so năm 2005.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2: GTSX CN phân theo thành phần KT(theo giá so sánh năm1994)

Đơn vị: tỷ đồng

2000 2005 2006 2009 2010

Tổng số 372,7 752,8 11 859,5 1177,4 1146,1

1. Khu vực kinh tế trong nước 371,8 740,7 845,2 1131,8 1110,1

- Nhà nước 324,8 470,3 523,3 657,1 616,3

- Tập thể 6,1 14,4 17,9 18,9 16,4

- Cá thể 35,2 50,4 53,9 96,7 106,5

- Hỗn hợp 5,7 205,6 250,1 359,1 370,9

2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,9 12,1 14,3 45,6 36,0

(Nguồn: Số liệu thống kê thành phố Bắc Giang)

Trong giai đoạn này đã quy hoạch chi tiết 9 CCN, quy mô trên 140 ha; thu hút và lấp đầy 7 CCN với 77 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 476 tỷ đồng. Các làng nghề truyền thống có bước phát triển mạnh, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn; có 6 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó nghề sản xuất mỳ xã Dĩnh Kế đã được bảo hộ thương hiệu. Thu hút 119 dự án đầu tư trong và ngoài nước vào thành phố, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.248 tỷ đồng và 3,2 triệu USD, có 89 dự án đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho 8.815 lao động, hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Trong cơ cấu theo các ngành CN: ngành CN chế biến có tỷ trọng lớn (trên 98,4% năm 2010) do có lợi thế về nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản, từ công nghiệp… Một số sản phẩm thế mạnh như: Sản phẩm đạm của Công ty TNHH 1 thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc, sản phẩm may mặc của Công ty cổ phần may Bắc Giang, sản xuất hoa quả xuất khẩu... Ngành CN khai thác và sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt tăng trưởng không ổn định và có tỷ trọng khá nhỏ (dưới 1,5%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3: GTSX công nghiệp phân theo ngành công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994)

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2009 2010

Tổng số 100 100 100 100 100

1. Công nghiệp khai thác 0,7 0,3 0,5 1,5 0,9

2. Công nghiệp chế biến 98,7 98,9 98,7 97,8 98,4 3. CN sản xuất và phân phối điện,

khí đốt, nước

0,6 0.8 0.8 0,7 0,7

(Nguồn: Số liệu thống kê thành phố Bắc Giang)

- Số cơ sở sản xuất CN-TTCN: Năm 2010, trên địa bàn TP có 1804 cơ sở, tăng 471 cơ sở so với năm 2000, trong đó: doanh nghiệp quốc doanh giảm 09 cơ sở, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 477 cơ sở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3 cơ sở. Phần lớn các cơ sở sản xuất CN trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bình quân 8-9 lao động, năng lực cạnh tranh thấp, nguồn lực tài chính hạn hẹp, ít sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao. Số lao động CN- TTCN toàn thành phố năm 2010 là 18037 lao động tăng 9223 lao động so với năm 2000, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho hơn 800 lao động.

Tính đến 2010, TP Bắc Giang có 5 CCN với tổng vốn đầu tư là 264,3 tỷ đồng, diện tích lấp đầy là 92,61%. Bao gồm: CCN Xương Giang I, CCN Xương Giang II, CCN Thọ Xương, CCN Dĩnh Kế, tiểu CCN Dĩnh Kế. Các CCN, các nhà máy sản xuất tạo việc làm cho hơn 11.304 lao động, đóng góp lớn cho nền KT và góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt của ĐT. Ngoài sản phẩm CN quan trọng nhất là phân urê, trên địa bàn TP còn sản xuất các sản phẩm khác như: vật liệu xây dựng, sản phẩm may mặc, da giày, đồ gỗ, cơ khí, thực phẩm chế biến...

b) Ngành thương mại - dịch vụ

- Thương mại: Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá giữa các vùng, nên ngành thương mại dịch vụ đã thực sự phát triển góp phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, bình ổn giá cả trên thị trường và tăng nguồn thu cho ngân sách. Số cơ sở kinh doanh tăng từ 2.764 năm 2000 lên 6842 cơ sở năm 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2000 là 755,5 tỷ đồng, năm 2005 là 1450,8 tỷ đồng, đến 2010 là 2.223 tỷ đồng. Như vậy giai đoạn 2000-2010 tăng 1467,4 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là doanh thu từ thương nghiệp.

Hệ thống kinh doanh được bố trí theo khu vực và theo chuyên ngành trên các trục đường phố chính. Trong những năm 2000-2005, hệ thống chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức nên hầu hết các chợ đều xuống cấp nghiêm trọng, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Một số chợ tuy đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới (chợ Mỹ Độ, chợ Ngã ba Kế) song không thu hút được các thương nhân vào kinh doanh. Giai đoạn 2005 - 2010 hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị đã từng bước được quy hoạch và bước đầu hoàn thành đầu tư xây dựng, nâng cấp 04 chợ, 01 trung tâm thương thương mại, 01 siêu thị đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhân dân thành phố. Duy trì hoạt động có hiệu quả các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn, triển khai diện rộng các khu phố văn minh thương mại ở tất cả phường, xã trên địa bàn. Đến nay, hệ thống chợ ở TP đã thu hút 1.120 thương nhân kinh doanh cố định và hàng ngàn hộ kinh doanh không cố định.

- Du lịch: Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao cả về lượt khách và doanh thu, nhưng số lượng khách và doanh thu từ du lịch của thành phố đạt thấp. Khách nghỉ chủ yếu là khách trong nước đến công tác tại TP, thời gian lưu trú ngắn. Các loại hình du lịch được khai thác chủ yếu là: tham quan di tích lịch sử và văn hóa; lễ hội, tín ngưỡng; nghỉ dưỡng. Các loại hình trên được thực hiện đan xen trong một hành trình du lịch chung. Việc khai thác và tổ chức các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh trước đây chủ yếu do một số doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm, nay đã có một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia khai thác 09 tuyến du lịch trong tỉnh và 12 tuyến du lịch ngoài tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đến năm 2010 trên địa bàn TP có 50 cơ sở với 411 phòng, trong đó có 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên. Ngoài ra còn có 4 điểm vui chơi giải trí, các công trình thể thao, công viên và các phòng hội nghị hội thảo. TP đang quy hoạch, xây dựng khu du lịch Quảng Phúc, Công viên Trung tâm, khu di tích thành Xương Giang và khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế.

c) Ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Ngành nông, lâm, thủy sản hiện nay đang phát triển theo hướng hàng hóa, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp đang đẩy dần ra các xã xung quanh TP, tạo thành các vành đai sản xuất nông nghiệp sinh thái phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của TP. GTSX nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) năm 2000 đạt 47,01 tỷ đồng, năm 2005 đạt 51,16 tỷ đồng, năm 2010 đạt 79,47 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2000-2010 là 16,9%/năm.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 53 - 58)