Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 62 - 64)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

2.2.3.1. Phát triển nhà ở đô thị

Nhà ở trên địa bàn TP hầu hết là nhà ở do nhân dân tự xây. Tổng diện tích sàn khu vực nội thị khoảng 1,2 triệu m2

, bình quân 16,5 m2/người. Chủ yếu là nhà kiên cố 2-4 tầng, tỷ lệ nhà kiên cố (mái bằng) từ một tầng trở lên trên 85%. Nhưng do chưa quản lý được hình thức kiến trúc công trình nên còn lộn xộn, bộ mặt ĐT chưa đẹp.

Khu dân cư mật độ xây dựng cao tập trung tại các phường Trần Phú; Lê Lợi, Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, một phần Trần Nguyên Hãn. Nhà ở chủ yếu xây dựng bám theo mặt phố. Khu dân cư mật độ xây dựng thấp tập trung tại các phường Thọ Xương, Mỹ Độ, một phần phường Trần Nguyên Hãn. Loại hình nhà ở phần lớn là nhà mặt phố, nhà vườn, nhà ở kiểu làng xóm nông thôn.

Quỹ nhà ở nông thôn khu vực ngoại thành có khoảng 500 nghìn m2

, bình quân 16 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố khá cao, đạt trên 80%.

2.2.3.2. Cơ sở giáo dục và đào tạo và thực trạng giáo dục

Mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề không ngừng được mở rộng, với nhiều hình thức, ngành nghề. Trên địa bàn thành phố có 3 trung tâm giáo dục, 15 trường đào tạo và các trung tâm dạy nghề, trong đó có các cơ sở dạy nghề của Trung ương quản lý như Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp... Hàng năm, các Trung tâm giáo dục của tỉnh đã đào tạo trên 3.500 học viên trình độ đại học; dạy nghề phổ thông cho trên 3400 học sinh THCS và 2000 học sinh THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn 2000 - 2010 chất lượng giáo dục của TP có nhiều chuyển biến. Năm 2000 đã hoàn thành phổ cấp giáo dục Trung học cơ sở. Đến năm 2004 có 9/33 trường đạt chuẩn Quốc gia. Đến 2010, đã có 26/36 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 72,2%; đặc biệt TP Bắc Giang là địa phương duy nhất có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Ngoài ra còn có các cơ sở dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Quân đoàn II... và nhiều cơ sở dạy nghề của tư nhân. Bên cạnh thành phố còn có Trường Cao đẳng Nông Lâm (huyện Việt Yên) hàng năm thu hút khoảng 3.500 sinh viên đến học tập. Trường Cao đẳng Sư phạm (huyện Tân Yên) hàng năm đào tạo hàng nghìn sinh viên.

2.2.3.3. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe

Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư, củng cố kiện toàn. Trên địa bàn TP có 06 đơn vị y tế tuyến tỉnh vừa làm chức năng chỉ đạo, vừa tham gia cùng trung tâm y tế TP thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh cho nhân dân, số lượng cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về mạng lƣớng y tế TP Bắc Giang năm 2010

TT Nội dung Số lƣợng (cơ sở) Số giƣờng bệnh (giƣờng ) Tổng số cán bộ y, bác sỹ (ngƣời) 1 Tuyến tỉnh 06 770 922 2 Trung tâm y tế 1 15 39

3 Phòng khám đa khoa khu vực 1 5 5

4 Y tế xã, phường 11 55 53

5 Cơ sở khám chữa bệnh khác (LLVT, tư nhân)

64 - 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ thống y tế do TP Bắc Giang quản lý bao gồm: Phòng y tế, trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa với 85 giường bệnh và 11 Trạm y tế phường, xã. Số phường, xã được công nhận đạt “chuẩn quốc gia về y tế xã” là 8/11, chiếm 72,7%. Tính chung trên địa bàn TP Bắc Giang bình quân 6,2 giường bệnh/1 vạn dân (không tính số giường của các trạm y tế).

2.2.3.4. Công trình thể thao, văn hóa, nghệ thuật

TP có 4 sân vận động, 01 cung văn hoá thiếu nhi, 02 nhà thi đấu thể thao, 01 rạp hát, 02 thư viện, 02 bể bơi, 86 câu lạc bộ văn hoá thể thao, 300 sân luyện tập thể thao đảm bảo thu hút hàng vạn người trong tỉnh và tỉnh ngoài đến sinh hoạt, vui chơi giải trí, thi đấu.

Các công trình văn hoá cơ bản đầy đủ, chủ yếu tập trung tại khu trung tâm TP trên đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ bao gồm: Bảo tàng, nhà văn hoá thiếu nhi, rạp chiếu phim, thư viện Tỉnh, trung tâm văn hoá thông tin, triển lãm... Ngoài ra còn có nhà văn hoá công nhân phân đạm, nhà văn hoá Sở Điện lực và một số nhà văn hoá cụm dân cư... đã phần nào phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân TP.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố bắc giang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 62 - 64)