7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
1.4 ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢ P
Đểcó thể thực hiện đúng bản chất của dạy học tích hợp nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/mô-đun, hình thành nơi người học năng lực thực hiện công việc cụthểcủa nghề, tại nơi làm việc thìđiều kiệnđể tiến hành tổchức dạy học tích hợp bao gồm:
- Chương trình đào tạo phải xuất phát từ việc phân tích nghề và được cấu trúc theo các mô-đun năng lực thực hiện.
- Các môđunđào tạo tập trung hướng đến một lĩnh vực của nghề.
- Các bài dạy của môđun là những tình huống nghềnghiệp, hay còn gọi là công việc cụthểcủa nghề được chuyển thành bài dạy tích hợp.
- Các bài dạy trong chương trìnhđược triển khai thành nhiều bài nhỏ. Tùy theo đối tượng, nội dung nghề đó tác động mà một bài là nhiệm vụ lớn, nhiều công việc thì có thể được chia thành nhiều bài nhỏ để dạy trong một làn lên lớp. Theo người nghiên cứu thì sự phân chia này không có một khuông mẫu nhất định, mang tính chất tương đối tùy theo thời gian 1 lần lên lớp mà chia nhỏra và dựa trên cơsở “ Người chưa biết làm sẽlàm nhưthếnào đểgiải quyết công việcđó và làm trong thời gian bao lâu”
1.4.2 Về cơ sở vật chất: phải chú ý đến những biến đổi trong xã hội và trường học:
- Đáp ứng đầy đủ máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy sát với thực tiễn.
- Môi trường học tập tươngđồng với môi trường làm việc ngoài xã hội.
1.4.3 Về đội ngũgiáo viên
- Giáo viên phải có khả năng khả năng thiết kếcác nhiệm vụ học tập, các hoạt động dạy và học nhằm hình thành ở người học năng lực thực hiện công việc thực tiễn của nghềhay còn gọi là năng lực hành nghề
1.4.4 Vềgiáo án tích hợp
Để tổ chức hoạt động dạy học tích hợp đạt được chất lượng cao giáo viên phải mất công chuẩn bị rất chu đáo và khoa học. Sự chuẩn bị khoa học toàn diện, kịp thời của giáo viên thểhiện tựu trung trong giáo án. Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thứcđể giáo viên lên lớp truyền thụ ápđặt cho người học mà là một bản thiết kếcác hoạtđộng, tình huống nhằm tổchức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc soạn giáo án phải quán triệt tinh thần cơ bản chung của mô đun, vì bài học là một phần của môđun.
Trong việc lập kế hoạch một bài lên lớp thì quy luật mối liên hệ qua lại giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp giữ vai trò quyết định. Ngoài ra, việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tựchiếm lĩnh tri thức, kỹnăng và hình thành tháiđộ. Dođó, Giáo án tích hợp là kế hoạch giảng dạy cho một công việc của nghề, một kỹ năng nghề hoặc cho một lần lên lớp do giáo viên biên soạn dựa theo chương trình mô đun và lịch trình giảng dạy.
Dựa theo cấu trúc bài dạy tích hợp, giáo án tích hợp đã được hình thành theo cấu trúc cơbản nhưsau:(xem bảng 1.1)
Bảng 1.1:Cấu trúc cơbản của giáo án tích hợp Cấu trúc bài dạy theo định
hướng giải quyết vấnđề
Định hướng các hoạtđộng
Giáo viên Học sinh
Dẫn nhập: THHT phải được mô tả đầy đủ trên giấy kèm hồsơbài giảng Tổ chức tình huống học tập hay các hoạt động tương tự. Tiếp cận tình huống học tập (THHT) thông qua tri giác bằng các giác quan.
Sản phẩm mong đợi của giai đoạn này là HS xác định được THHT gắn với tình huống sản xuất xảy ra tại vị trí việc làm của họtrong tương lai, với tâm trạng phấn khởi, tò mò khoa học.
Giới thiệu chủ đề:
GV ghi tiêu đề bài học và các kỹ năng cần thiết cần hình thành trong bài học lên bảng, hoặc chiếu trên máy
Tổ chức phân tích THHT để toát lên chủ đề và các kỹ năng cần thiết cần hình thành trong bài học. Trình bày các mục tiêu của bài học và các nội dung cần lĩnh hội. Phân tích THHT để xác định đúng chủ đề và các kỹ năng cần thiết cần hình thành trong bài học. Định hướng áp dụng THHT trong thực tếsản xuất tại vịtrí việc làm.
Sản phẩm mong đợi của giai đoạn này là HS xác định rõ mình cần lĩnh hội kiến thức gì, hình thành kỹnăng gì. Nhữngđiềuđó được áp dụng tại trí việc làm nào, và có hứng thú, quyết tâmđạtđượcđiềuđó.
Giải quyết vấnđề:
- Thao tác mẫu của GV
- Trình bày tổng quát qui trình đãlập - Thao tác thửcủa HS -Đánh giá thao tác thửcủa HS - Lưu ý các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, phòng tránh. - Trang bị kiến thức lý thuyết cần thiết. Tổ chức các hoạt động tùy theo mức độ phức tạp của vấnđề Thực hiện các hoạt động tương ứng.
Sản phẩm của giaiđoạn này là các thao tác, các kỹnăng nghề nghiệp được hình thành ở từng HS. Các kiến thức lý thuyết được HS lĩnh hội đầy đủ, sâu sắc. Biểu hiện của sản phẩm có thểdưới dạng vật chất (một sản hữu hình), phi vật chất (một quyết định, một dịch vụ, các thao tác kỹthuật...).
Kết thúc vấnđề: Tổ chức đánh giá trên các mặt: - Kỹnăng; - Kiến thức; - Tháiđộ; - Các mặt khác. Thực hiện quá trình tự đánh giá Sản phẩm cuối cùng: - Những kiến thức mớiđược HS lĩnh hộiđầyđủ, sâu sắc - Những kỹnăng mới được hình thành vững chắc
hiện trong THHT cũng nhưtrong vị trí việc làm trong tương lai.
Biểu hiện cụthểcủa sản phẩm:
- THHTđược giải quyết thuyết phục.
- Tinh thần, tháiđộ học tập của HS vui vẻ, thoải mái, và mong đợi có THHT mới. Đây là cơ sở khoa học để định hướng soạn giáo án tích hợp theo hướng dẫn số1610/TCDN-GV (xemởphụlục 3)
1.4.5 Đánh giá bài giảng tích hợp
Theo Hilbert Meyer7, một bài dạyđượcđánh giá tốt có 10đặcđiểm sauđây: - Cấu trúc quá trình dạy và học hợp lý,
- Quản lý tốt thời gian,
- Khuyến khíchđược không khí học tập của học sinh, gâyđộng cơhọc tập, - Rõ ràng vềnội dung,
- Khuyến khích tích cực tham gia của học sinh,
- Sửdụngđa dạng phương pháp dạy học, phương tiện hợp lý, - Chú ý và khuyến khích phát triển từng cá nhân trong lớp học, - Phát triển trí thông minh và khảnăng giải quyết vấnđề ởhọc sinh, - Rõ kết quảtrọng tâm của bài dạy,
- Chuẩn bị không gian lớp học hợp lý.
Nhưvậy một bài dạy truyền thống lý thuyết hay thực hành có thể đánh giá các nội dung sau đây:
1. Phần chuẩn bị:
- Giáo án, tài liệu, nguyên vật liệu phục vụcho bài dạy; - Không gian lớp học;
- Phương tiện dạy học; 2. Phần lên lớp:
- Tiến trình các bước lên lớp;
- Cấu trúc nội dung bài dạy phù hợp với chủ đềbài dạy; - Gâyđộng cơhọc tập và chuyển ý;
- Phát triển khảnăng giải quyết vấnđề, giáo dục học sinh; - Sửdụngđa dạng phương pháp dạy học, phương tiện hợp lý; - Kiểm soátđược thời gian và nhịpđộ bài dạy;
Những nội dung đánh giá chuyên biệt bài dạy tích hợp:
Đánh giá bài dạy tích hợp cầnđánh giá tập trung vào các nội dung sau:
- Sựtổchức giải quyết vấnđề tổng thểcủa chủ đềbài dạyđúng theo quy trình công nghệcủa sản xuất
- Sự hình thành năng lực thực hiện: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân
- Sựtổchức bài dạy theo conđường định hướng hànhđộng: lĩnh hội thông tin - lập kếhoạch - thực hiện - kiểm trađánh giá
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Xu hướng dạy nghề hiện nay là ”tiếp cận theo năng lực thực hiện” tiếp cận năng lực, đào tạo nghề theo định hướng năng lực là nguyên tắc chỉ đạođể thiết kếnội dung chương trình, biên soạn giáo trình, lựa chọn các phương pháp giảng dạy, kiểm trađánh giá vàđược quán triệt trong mọi yếu tốcủa hoạtđộng dạy nghề. Một trong những giải pháp dạy học được chọn hiện nay là dạy học tích hợp nhằm hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho người học một cách có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt mục tiêuđào tạoởcác cơsởdạy nghề.
Trong dạy nghềthì dạy học tích hợp với mỗi bài dạy là một tình huống điển hình gần giống với thực tế sản xuất, một công việc cụ thể của nghề hay có thểhiểu đó là tích hợp cả ba yếu tố kiến thức- kỹ năng -tháiđộ trong cùng một khoảng thời gian, ở một địa điểm mà qua đó người học lĩnh hội vả hình thành năng lực (kỹ năng hành nghề) để thực hiện nhiệm vụ, công việc theo chuẩn xác định của nghề nghiệp. Do đó, dạy học tích hợp có ba đặcđiểm nổi bật là lấy người học làm trung tâm; định hướngđầu ra; dạy và học các năng lực thực hiện.
Khi tham vấn cho triết lý giáo dục Việt Nam, Tổng thống Lý Quang Diệu, người khai sáng nền giáo dục Singapore đã nhấn mạnh ”chúng ta phải dạy ít hơn để học sinh được học nhiều hơn” Như vậy, khi thiết kế các tình huống dạy học, các hoạt động dạy học phải dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng, việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt để thông qua các hoạt động đó mà người học tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ cần thiết để hình thành năng lực thực hiện. Khi đó thì việc dạy học tích hợp mới đạt được hiệu quả.
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN ĐO LƯỜNG
ĐIỆN KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ HÙNG VƯƠNG
Thời gian gần đây khi bàn đến chất lượng giáo dục và đào tạo ở các diễn đànđều rất "nóng". Nhất là ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục các nhà doanh nghiệp cũng nhưtoàn xã hộiđều tỏrõ sựlo lắng khi GD và ÐT chưađáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để thực hiện hiệu quả việc đổi mới đòi hỏi cần có những nhìn nhận,đánh giá đúng thực trạng đểxácđịnh được những giải phápđổi mới,đápứng yêu cầu thực tiễn
Trong nội dung chương này người nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng dạy học mô đun Mô đun Đo lường điện kỹ thuật tại Trường Trung Cấp Nghề kỹ thuật công nghệHùng Vương với các vấnđềcơbản sau:
- Tổng quan vềTrường Trung Cấp NghềKỹthuật công nghệHùng Vương - Chương trình MôđunĐo lườngđiện kỹthuật
- Thực trạng dạy học Môđun Đo lường điện kỹthuật tại Trường Trung Cấp Nghề
Kỹthuật công nghệHùng Vương
2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG: Cơ sở vật chất,trang thiết bị,chương, trình giáo trình, đồdùng dạy học:
Sốlượng phòng học:84 phòng gồm:
Phòng lý thuyết: 19 phòng.
Phòng thực hành: 32 phòng.
Phòng Lý thuyết + thực hành: 33 phòng.
Vềtrang thiết bị đào tạo:trang thiết bị của nhà trường qua nhiều giai đoạn, nhiều nguồn đầu tư đã liên tục được cập nhật theo từng thời kỳ phát triển, đápứng nhu cầuđào tạo theo thịtrường vàđổi mới công nghệ. Những chủng loại thiết bị đa dạng, hiện đại đã đáp ứng được yêu cầu thực hành của học sinh
Chương trình, giáo trình:
Công tác xây dựng chương trìnhđào tạo: trường xây dựng chương trình theo hướng môđun ( tích hợp lý thuyết thực hành). Việc xây dựng chương trình đào tạo dựa trên cơsở:
- Chương trình khung trìnhđộ trung cấp nghềcủa Bộlaođộng – Thương binh và Xã hội
- Tham khảo chương trìnhđào tạo của các nước Singapore, Hàn Quốc - Ý kiến của doanh nghiệp sửdụng laođộng
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia sưphạmĐại Học Sưphạm kỹthuật Thành phốHồChí Minh
- 17 bộ chương trình của Dự án SVTC ( Thụy Sĩ ) và viện nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục
2.2 MÔĐUNĐO LƯỜNGĐIỆN KỸTHUẬT
2.2.1 Mục tiêu của Môđun Đo lường điện kỹthuật
Vềkiến thức:
- Phân tích được các thông sốU,I,R,P trong mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, ba pha
- Áp dụng được các định luật định lí để xác định các thông số U,I,R,P trong mạchđiện một chiều, xoay chiều một pha, ba pha
- Hiểu nguyên lý làm việc, phân tích được các hưhỏng của các loại máyđiện AC và DC
Vềkỹnăng:
- Đọc được các ký hiệu và thông số kỹthuật trên nhãn các loại động cơ điện AC và DC
- Sửdụng được các dụng cụ đo Ampe kế, vôn kế, Mê-gôm kế, điện năng kế, đồng hồ VOM, Ampe kẹp để đo các đại lượng U,I,R,P trên các mạch điện một chiều, xoay chiều 1 pha, ba pha
- Đấu nối vận hành đo được các thông số vận hành trên các loại động cơ điện và máy biến áp
Tháiđộlaođộng:
- Cẩn thận, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Tuân thủcác quyđịnh khi làm việc.
- Kiểm tra các biện pháp an toàn trước khi làm việc.
2.2.2 Nội dung Môđun
TT Nội dung (chương trình, bài học) Sốgiờ Lý thuyết Thực hành Thực nghiệm Bài tập Kiểm tra Cộng 1 Đo U,I,R,P trong mạch điện DC một phụtải 1 4 5 2 Đo U,I,R,P trong mạch điện DC nhiều phụ tải nối tiếp, song song 1 4 5 3 Đo U,I,R,P trong mạch điện DC nhiều phụtải mắc hỗn hợp 1 4 5 4 Đo điện trở dây quấn và đo kiểm tra cách điện Động cơ điện DC 1 3 1 5 5 Đấu nối vận hành, đo U, Imm, Ikt, n(vòng/phút) động cơ DC kích từhỗn hợp 1 4 5 6
Đo U,I,R,P, Cosφ trong mạch
điện xoay chiều một pha 1 4 5
huỳnh quang
8
Đo U,I,P, Cosφ trong máy
biến áp xoay chiều 1 pha 1 4 5
9
Đođiện áp, dòngđiện phụtải 1 pha, gián tiếp dùng máy biến áp, biến dòng 1 4 5 10 Đo điện trở dây quấn và đo kiểm tra cách điện động cơ KĐB 1pha 1 3 1 5 11 Đấu nối vận hành động cơ KĐB 1 pha đo các thông số vận hành U,Imm, Ikt, n(vòng/phút) 1 4 5 12 Đo và hiệu chỉnh hệ số công suất phụtải 1 pha 1 4 5 13 Đo U,I,P, Cosφ mạch điện phụtải 3 phađấu sao 1 4 5 14 Đo U,I,P, Cosφ mạch điện
phụtải 3 phađấu tam giác 1 4 5
15
Đo U,I,P, Cosφ trong máy
biến áp xoay chiều 3 pha 1 4 5
16
Đo điện trở dây quấn và đo kiểm tra cách điện động cơ KĐB 3 pha
17 Vận hànhđộng cơ KĐB 3 pha đấu sao, đo các thông số vận hành U,Imm, Ikt, n(vòng/phút) 1 4 5 18 Vận hànhđộng cơ KĐB 3 pha đấu tam giác, đo các thông số vận hành U,Imm, Ikt, n(vòng/phút)
1 3 1 5
TỔNG 18 68 4 90
Bảng 2.1: Chương trình Môđunđo lườngđiện kỹthuật
2.2.3 Tính đặc thù của MôđunĐo lường điện kỹthuật
Mô đun Đo lường điện kỹ thuật là một mô đun chuyên ngành cơ điện tử và điện công nghiệp,điện tử, công nghệô tô, cơ khí chính xácđược xây dựng cải tiến trên cơ sở tích hợp giữa môn “đo lường điện” và môn “điện kỹ thuật” đã được đưa