1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010

146 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Đô thị hóa ĐTH là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật, đan xen nhiều mặt về KT - XH, văn hóa và không gian, đó là sự chuyển hóa không gian vật thể

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Thị Thuận

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang, Cục Thống kê Tuyên Quang, Phòng Thống kê Thành phố Tuyên Quang và các phòng ban khác thuộc UBND Thành phố Tuyên Quang; các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

1 TS Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này

2 Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Địa lý và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

3 Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, các cơ quan sở, ban, ngành tỉnh Tuyên Quang, cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011

Học viên: Nguyễn Thị Thuận

(Khóa học 2009 - 2011)

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

2.1 Trên thế giới 2

2.2 Tại Việt Nam 3

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục tiêu 3

3.2 Nhiệm vụ 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài 4

5.1 Quan điểm nghiên cứu 4

5.1.1 Quan điểm lãnh thổ 4

5.1.2 Quan điểm tổng hợp 4

5.1.3 Quan điểm lịch sử 5

5.1.4 Quan điểm kinh tế 5

5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

5.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu 5

5.2.2 Phương pháp tính điểm 6

5.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ 6

5.2.4 Phương pháp khảo sát thực địa 6

5.2.5 Phương pháp dự báo 6

5.2.6 Phương pháp ứng dụng các phần mềm tin học 6

5.2.7 Phương pháp chuyên gia 6

6 Cấu trúc luận văn 7

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG 8

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 8

1.1 Cơ sở lý luận về đô thị hóa 8

1.1.1 Khái niệm, phân loại đô thị 8

1.1.2 Lý luận về đô thị hóa 11

1.1.3 Một số chỉ tiêu để phân loại và đánh giá mức độ đô thị hóa 18

1.1.4 Cách tính điểm đánh giá mức độ đô thị hóa 21

1.2 Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và tỉnh Tuyên Quang 21

1.2.1 Một vài nét về đô thị hóa trên thế giới 21

1.2.2 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam 22

1.2.3 Đô thị hóa ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và tỉnh Tuyên Quang 24

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 27

2.1 Lịch sử hình thành đô thị Tuyên Quang và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đô thị hóa 27

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Tuyên Quang 27

2.1.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đô thị hóa 29

2.2 Thực trạng đô thị hóa TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 38

2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế đô thị 38

2.2.2 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 42

2.2.3 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội 47

2.2.4 Kiến trúc cảnh quan và quản lý đô thị 49

2.3 Những chuyển biến dân cư - lao động và sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa thành phố Tuyên Quang 53

2.3.1 Chuyển biến về dân số, lao động và phân bố dân cư 53

2.3.2 Những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất đô thị 64

2.4 Tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị thành phố Tuyên Quang 65

Tiểu kết chương 2 73

Trang 7

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TUYÊN

QUANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN 75

3.1 Định hướng đô thị hóa ở thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 75

3.1.1 Căn cứ định hướng đô thị hóa ở thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 75

3.1.2 Định hướng đô thị hóa thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 82

3.2 Một số giải pháp thực hiện định hướng đô thị hóa ở thành phố Tuyên Quang 93

3.2.1 Về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội 93

3.2.2 Về quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị 95

3.2.3 Các nhóm giải pháp khác 95

Tiểu kết chương 3 99

PHẦN KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC. .110

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Một số thành phố vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2009 25

Bảng 2.1: Kết cấu dân số theo dân tộc của thành phố Tuyên Quang năm 1999 và 2009 34

Bảng 2.2: Lực lượng lao động qua đào tạo của TP Tuyên Quang năm 2009 35

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 39

Bảng 2.4: Cơ cấu các ngành kinh tế thành phố giai đoạn 2001-2010 41

Bảng 2.5: Dân số trung bình năm 1999 - 2009 phân theo khu vực nội thị và ngoại thị của TP Tuyên Quang 53

Bảng 2.6: Tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ xuất gia tăng dân số tự nhiên TP Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 54

Bảng 2.7: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của TP Tuyên Quang 1999, 2009 55

Bảng 2.8: Tỷ số giới tính dân số TP Tuyên Quang 1999 - 2009 56

Bảng 2.9: Mật độ dân số TP Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 56

Bảng 2.10: Diện tích, dân số và mật độ dân số theo các phường, xã TP Tuyên Quang năm 2009 58

Bảng 2.11: Dân số trong từng nhóm hộ gia đình TP Tuyên Quang 62

Bảng 2.12: So sánh tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình của TP Tuyên Quang với tỉnh và cả nước năm 2009 63

Bảng 2.13: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế của TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2020 63

Bảng 2.14: Tỷ lệ lao động thất nghiệp của TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 64

Bảng 2.15: Cơ cấu sử dụng đất của TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 65

Bảng 2.16: Cơ cấu sử dụng đất TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 64

Bảng 2.17: Cơ cấu sử dụng đất TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 65

Bảng 2.18: Tổng hợp tiêu chí và điểm đánh giá mức độ đô thị hóa 66

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu KT - XH thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 830

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Lược đồ vị trí thành phố Tuyên Quang trong mối liên hệ liên vùng 30

Hình 2.2: Bản đồ hành chính TP Tuyên Quang năm 2009 33

Hình 2.3: Tháp dân số thành phố Tuyên Quang năm 1999 54

Hình 2.4: Tháp dân số thành phố Tuyên Quang năm 2009 55

Hình 2.5: Lược đồ mật độ dân số thành phố Tuyên Quang năm 1999 57

Hình 2.6: Lược đồ mật độ dân số TB của TP Tuyên Quang năm 2009 59

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ Chữ viết tắt Viết đầy đủ

nghiệp

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đô thị hóa (ĐTH) là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật, đan xen nhiều mặt về KT - XH, văn hóa và không gian, đó là sự chuyển hóa không gian vật thể với sự phát triển đa diện và đa ngành, chịu tác động thường xuyên của cả nhân tố bên trong và bên ngoài Trong đó diễn ra sự phát triển quy mô đô thị, thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và mở rộng dần không gian lãnh thổ đô thị Ở Việt Nam hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh

tế - xã hội cả nước nói chung và từng tỉnh thành nói riêng

Tỉnh Tuyên Quang nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của nước Việt Nam, có diện tích tự nhiên 5.870,38 km2, dân số 744.952 người, gồm 5 huyện,

1 TP, 141 xã, phường, thị trấn Thành phố Tuyên Quang được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Tuyên Quang và là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và liên tỉnh giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc của nước ta Trong những năm qua, tỉnh và TP đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển TP Tuyên Quang trên tất cả các lĩnh vực, xứng đáng là đô thị tỉnh lỵ Ngày 25/6/2009, thị xã Tuyên Quang đã được công nhận là đô thị loại III Năm 2010, TP Tuyên Quang được thành lập đánh dấu bước trưởng thành quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh Tuyên Quang nói chung và TP Tuyên Quang nói riêng, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị của cả nước trong giai đoạn hiện nay và định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 Phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Tuyên Quang và quy hoạch chung TP Tuyên Quang đến năm 2020 đã được phê duyệt Đồng thời có tác động tích cực thúc đẩy phát triển KT - XH của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trang 12

Cùng với sự chuyển biến về KT - XH thì quá trình ĐTH TP Tuyên Quang cũng có những bước ngoặt đáng kể: Hàng loạt các cụm và khu công nghiệp ra đời, mạng lưới giao thông và hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện; thành phố được mở rộng về quy mô và đảm nhận thêm nhiều chức năng mới; số dân tập trung trong các đô thị tăng nhanh và đặc biệt là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị tại các vùng nông thôn Việc nghiên cứu phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển đô thị cho phép nhìn nhận dưới góc độ địa lí những chuyển biến về cấu trúc không gian, về kinh tế xã hội, dân cư lao động cơ cấu sử dụng đất…ở một khía cạnh nhất định giúp cho các nhà quản lý có thêm cơ sở đề xuất các mô hình, các dự án đầu tư có hiệu quả cho địa phương

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề đó, tôi

quyết định chọn hướng nghiên cứu cho luận văn của mình là: “Phân tích quá

trình đô thị hóa Thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Trên thế giới

Thuật ngữ “đô thị hoá” đã ra đời từ năm 1867, trong tác phẩm “ Lí luận chung về đô thị hoá” của tác giả CERDA (Tây Ban Nha), nhưng tác phẩm này

bị quên lãng đến năm 1967 mới được phát hiện lại Vào những năm 20 của thế

kỷ XX, cụm từ “đô thị hoá” xuất hiện ở các tạp chí chuyên ngành về địa lí kinh

tế, dần phổ biến sang các lĩnh vực khác Ngày càng có nhiều các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, kiến trúc,…quan tâm đến vấn đề ĐTH

Ở Liên Xô cũ, các nghiên cứu về đô thị và ĐTH được quan tâm chủ yếu

là về các lĩnh vực: cấu trúc lãnh thổ nội tại của các thành phố, các trùm đô thị,

sự phát triển các thành phố vệ tinh, quy hoạch các thành phố và các vùng đô thị, điều khiển quá trình đô thị hóa, v.v…

Tại phương Tây các nghiên cứu thường chi tiết và có tính thực tiễn cao Ý nghĩa nhất là Walter Chiristaller và Liôsơ với lí thuyết “Vị trí trung tâm”, ảnh

Trang 13

hưởng sau rộng tới các phân tích không gian trong địa lí thành phố và lĩnh vực xã hội học đô thị Tại Pháp đi sâu về địa lí nhân văn, tại Tây Âu và Bắc Mĩ thì từ những năm 1920, chuyên ngành “xã hội học đô thị” được hình thành và phát triển nhanh chóng Năm 1953, Hội nghị quốc tế đô thị đầu tiên được tổ chức tại Mĩ với

sự tham gia của các chuyên gia nước Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch Năm 1985, Harold Carter xuất bản cuốn “ Nghiên cứu địa lí đô thị” Gần đây, một số tác giả Anh đã đề cập nhiều đến đặc điểm đa dạng và phức tạp của những xu hướng mới

về ĐTH trong những giai đoạn lịch sử khác nhau của khu vực và thế giới

2.2 Tại Việt Nam

Vấn đề ĐTH được tác giả Đàm Trung Phường, 1995, phân tích tập trung trong cuốn “ Đô thị Việt Nam”; tác giả Mạc Đường, 2002, trong cuốn “ Đô thị học và vấn đề đô thị hóa” và tác giả Trương Quang Thao, 2003, trong cuốn “

Đô thị học nhập môn” và “ Đô thị học - Những khái niệm mở đầu” Về lịch sử phát triển đô thị có nghiên cứu của tác giả Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Quốc Thông Ngoài ra còn có các vấn đề về xã hội, quản lí đô thị, kinh tế đô thị, quy hoạch cải tạo, xây dựng và phát triển đô thị của các tác giả khác

Về thực tiễn, chuyên gia đi đầu trong nghiên cứu ĐTH của nước ta là tác giả Đàm Trung Phường, 2005, với cuốn “Đô thị Việt Nam”, tác giả đưa ra bức tranh về tầm vĩ mô về thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam, cũng như định hướng phát triển đô thị nước ta trong bối cảnh ĐTH trên thế giới và khu vực Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của các tác giả khác như: Đỗ Thị Minh Đức, Hoàng Phúc Lâm, Nguyễn Thị Chuyên, Nguyễn Xuân Trường Và ngày càng

có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn đô thị, các bài viết trên các tạp chí trong nước bàn về vấn đề ĐTH

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Dựa trên tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển đô thị và ĐTH, tìm hiểu về quá trình ĐTH ở TP Tuyên Quang, phân tích những chuyển biến về KT - XH, dân cư, sử dụng đất, phát triển không gian, làm cơ sở cho

Trang 14

việc đề ra những định hướng và một số giải pháp để thúc đẩy phát triển KT -

XH của địa phương một cách bền vững

3.2 Nhiệm vụ

Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết những vấn đề sau:

- Tổng quan những vấn đề lí luận về ĐTH trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Những vấn đề về dân số học đô thị, sử dụng đất đô thị

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTH TP Tuyên Quang và thực trạng ĐTH trong những năm gần đây

- Phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do quá trình ĐTH đến dân số - lao động và sử dụng đất

- Bước đầu đề xuất những kiến nghị, giải pháp về việc phát triển đô thị

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn TP Tuyên Quang, bao gồm

các xã ngoại thành, phường nội thành, mở rộng vùng lân cận

Về thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000 - 2010, có mở rộng

đến giai đoạn từ khi tách tỉnh đến nay

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm lãnh thổ

Bất cứ đối tượng địa lí KT - XH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định, do đó quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí Trong lãnh thổ TP Tuyên Quang cần phân tích nhiều chiều về không gian và thời gian, trong mối quan hệ đan xen chặt chẽ, đồng thời cũng có liên quan với các lãnh thổ xung quanh địa bàn TP về phương diện tự nhiên, kinh tế, xã hội…Do

đó, ranh giới ở đây chỉ mang tính tương đối

5.1.2 Quan điểm tổng hợp

ĐTH là một quá trình phức tạp, đan xen nhiều lĩnh vực và đa cấp độ Áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các tiêu chí khác nhau của quá

Trang 15

trình ĐTH ở TP Quang trong mối quan hệ tác động qua lại, từ đó sẽ tránh được cái nhìn phiến diện, bỏ sót các yếu tố cần phân tích

5.1.3 Quan điểm lịch sử

Khi nghiên cứu một đối tượng địa lí, phải chú ý tới sự hình thành, phát triển của đối tượng đó trong quá khứ; như vậy mới hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng đó ở hiện tại và lí giải được nguồn gốc của chúng Vận dụng quan điểm này vào đề tài cần xem xét quá trình ĐTH của nước ta nói chung và của TP Tuyên Quang nói riêng, phân tích những chuyển biến KT - XH trong những điều kiện lịch sử cụ thể trên địa bàn

5.1.4 Quan điểm kinh tế

Trong nghiên cứu Địa lí KT - XH nói chung và đề tài nói riêng thì quan điểm kinh tế cũng có vai trò quan trọng, nó thể hiện thông qua các số liệu thống

kê về thu hút nguồn vốn đầu tư và tác động của nguồn vốn đó tới KT - XH của

TP Tuyên Quang

5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững

Đây vừa là quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm sử dụng nguồn lợi tự nhiên, KT - XH, nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả trong hiện tại vừa không ảnh hưởng đến tương lai

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc để đảm bảo tính đa dạng và chính xác của thông tin; đồng thời phân tích xử lí các số liệu thu thập được nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài Các số liệu về KT - XH, dân cư - lao động được khai thác ở Cục thống kê Tuyên Quang, Sở kế hoạch và đầu tư Tuyên Quang, Sở xây dựng, Sở Lao động - Thương binh xã hội, UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND Thành phố, Tỉnh Ủy Tuyên Quang, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành có liên quan trong tỉnh

Trang 16

5.2.2 Phương pháp tính điểm

Trên cơ sở các tiêu chuẩn của phân loại đô thị do Bộ Xây dựng ban hành, xây dựng bảng tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ĐTH, tốc độ ĐTH và cấu trúc của không gian đô thị thông qua hệ thống các tiêu chí đã chọn Phương pháp có thể đánh giá được hiện trạng ĐTH của TP Tuyên Quang so với nhu cầu thực tế

và tiêu chuẩn xây dựng đô thị hiện nay

5.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu địa bàn Xuất phát từ bản đồ gốc (bản đồ hành chính), các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện thông qua các bản đồ, biểu đồ mới để phản ánh các đặc điểm không gian - thời gian của các thành phần

5.2.4 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp mang tính đặc thù của nghiên cứu Địa lí Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã đi thực tế khảo sát, quan sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn những người có trách nhiệm Qua kết quả điều tra thực tế đối chiếu lại một số nhận định, kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết

5.2.5 Phương pháp dự báo

Từ thực trạng của quá trình ĐTH, định hướng phát triển KT - XH của

TP, quá trình phát triển của hệ thống đô thị quốc gia và ở TP Tuyên Quang Phương pháp dự báo đưa ra các dự báo về ĐTH của TP Tuyên Quang trong tương lai và đưa ra một số đề xuất

Trang 17

Đề tài có sử dụng ý kiến đóng góp của các chuyên gia về vấn đề văn hoá

và dân tộc Những ý kiến của các chuyên gia góp phần nâng cao giá trị của các kết luận khoa học và bổ sung cho tính hiện thực của các giải pháp do tác giả đề tài kiến nghị

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình, các bảng biểu, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa

Chương 2: Thực trạng đô thị hóa thành phố Tuyên Quang giai đoạn

2000 - 2010

Chương 3: Định hướng đô thị hóa ở thành phố Tuyên Quang đến năm

2020 và một số giải pháp phát triển

Trang 18

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

1.1 Cơ sở lý luận về đô thị hóa

1.1.1 Khái niệm và phân loại đô thị

1.1.1.1 Khái niệm đô thị

Đô thị bắt nguồn từ ngôn ngữ La Tinh dùng từ “urbs” để chỉ đô thị, tiếng

Anh là “urban” Trong tiếng Việt hiện đại có các từ ngữ chỉ đô thị: thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố, thành thị Đại bộ phận các nhà địa lí đều muốn tìm cho

“đô thị” một định nghĩa, và định nghĩa là sơ bộ bước đầu trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào, nhưng ngay trong một khái niệm cơ bản nhất được đưa ra cũng thấy các tác giả rất khó khăn trong việc xác định chúng [16]

Cuối thế kỉ XX, F.Ratsel (Đức) khi xác định khuôn khổ của địa lí nhân văn đã đưa ra một định nghĩa cho khái niệm “đô thị”, mà cho đến nay những yếu tố riêng lẻ của nó vẫn chưa mất đi ý nghĩa Theo ông thì đô thị là “ sự tích

tụ lâu của người và chỗ ở của họ, chiếm một không gian đáng kể và nằm giữa các cộng đồng lớn” Công trình nghiên cứu của Ratsel còn có 3 yếu tố mà ở hình thức này hay hình thức khác vẫn còn là cơ sở cho những định nghĩa về sau của đô thị: các dạng hoạt động nghiệp vụ đặc biệt, sự tập trung nhà ở và giới hạn tối thiểu của số lượng dân cư Ông cũng đã nhấn mạnh về việc thương mại khi ông cho rằng đô thị là “điểm tập trung của thương mại”

Nhìn chung đến giai đoạn hiện nay, khái niệm đô thị với các dấu hiệu cơ bản của nó khá thống nhất, nhưng những tiêu chí để phân định một kiểu dân cư

là đô thị hay nông thôn thì được lựa chọn tùy đặc điểm tình hình của mỗi nước

Thông tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐCP của Chính phủ về phân loại đô thị đã định nghĩa:

“Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt

Trang 19

động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thi trấn” [6]

1.1.1.2 Phân loại đô thị

Trên thế giới có nhiều cách phân loại đô thị khác nhau: Theo quy mô dân

số, có đô thị nhỏ, đô thị trung bình, đô thị lớn, siêu đô thị Theo chức năng, có

đô thị công nghiệp, đô thị hành chính, đô thị cảng Theo hình thể có đô thị hình sao, đô thị theo tuyến, theo chùm Mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn cho mỗi tiêu chí trong một cách phân loại đô thị Như về quy mô dân số nhiều quốc gia quy định: đô thị nhỏ có quy mô dân số từ 5.000 - 10.000 người;

đô thị trung bình là 11.000 - 20 vạn người; đô thị lớn là 21 vạn - 50 vạn người;

đô thị cực lớn là 51 vạn - 10 triệu người và siêu đô thị trên 10 triệu người Ở Việt Nam quy định quy mô dân số của đô thị nhỏ là 4.000 - 3 vạn người, đô thị trung bình 3 vạn - 35 vạn người, đô thị lớn 35 vạn - 1 triệu người và đô thị rất lớn trên 1 triệu người

Nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính về đô thị cũng như để xác định cơ cấu và định hướng phát triển đô thị, đô thị được phân chia thành nhiều loại khác nhau Ở nước ta, đô thị được gọi theo nhiều hình thức tên gọi khác nhau với những tiêu chuẩn riêng biệt bao gồm:

- Thị trấn: Là một hình thức quần cư có quy chế của một đơn vị hành chính độc lập, ngang hàng với xã, phường, dù có quy mô dân số nhỏ hơn cấp

xã Thị trấn bao gồm: thị trấn huyện lỵ và thị trấn cụm xã Nhưng thông thường thị trấn đều là huyện lỵ

- Thị xã: Có quy mô dân số lớn hơn thị trấn, ngang hàng với quận huyện Thị xã ở nước ta bao gồm thị xã tỉnh lỵ và thị xã trực thuộc tỉnh, thị xã trực thuộc trung ương và thị xã trực thuộc thành phố

Trang 20

- Thành phố: Có quy mô dân số lớn hơn thị xã, TP trực thuộc trung ương

là một đơn vị ngang hàng cấp hành chính tỉnh, còn TP trực thuộc tỉnh là một đơn vị hành chính ngang hàng với cấp huyện

Dựa vào chức năng chuyên ngành, đô thị được phân ra thành: Đô thị công nghiệp, đô thị thương mại, đô thị hành chính, đô thị du lịch Tuy nhiên, việc xác định một đô thị là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành nhiều khi chỉ mang tính chất tương đối Ở cấp lãnh thổ nhỏ, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp, nhưng ở cấp lãnh thổ lớn hơn lại là trung tâm chuyên ngành Ví dụ: Ở nước

ta, TP Việt Trì là trung tâm tổng hợp của tỉnh Phú Thọ nhưng lại là trung tâm chuyên ngành sản xuất hóa chất của cả nước Xét về tính chất, chức năng có thể phân đô thị nước ta ra thành 6 loại:

- Đô thị tổng hợp: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

- Đô thị cảng biển: Hải Phòng

- Đô thị công nghiệp: Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Uông Bí, Phả lại, Biên Hòa

- Đô thị du lịch nghỉ dưỡng: Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Sa Pa, Tam Đảo, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu

- Đô thị hành chính: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn

La, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Cao Lãnh, Bến Tre, Tân An

- Đô thị cửa khẩu: Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai, Lao Bảo, Lộc Ninh,

Hà Tiên

Tuy nhiên, sự phân loại đô thị như trên chỉ mang tính chất tương đối vì thông thường các đô thị thường đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau

Hiện nay, theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/5/2009,

hệ thống đô thị nước ta được phân thành 6 loại: đô thị đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V Sự phân cấp đô thị như vậy được dựa trên các tiêu chí tổng hợp về: chức năng đô thị, quy mô dân số toàn đô thị, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị, và kiến trúc cảnh quan

đô thị Tính đến năm 2010, hệ thống các đô thị ở Việt Nam được phân loại gồm:

Trang 21

- Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

- Đô thị loại I (10 thành phố): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh,

Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Thái Nguyên

- Đô thị loại II (11 thành phố): Biên Hòa, Việt Trì, Hạ Long, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Mĩ Tho, Vũng Tàu, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết

- Đô thị loại III:

1.1.2 Lý luận về đô thị hóa

1.1.2.1 Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa, tiếng anh là Urbanization, bắt nguồn từ cổ tự La tinh

“urbanus” có nghĩa là thuộc tính của đô thị Khái niệm về ĐTH rất đa dạng, bởi

vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Các nhà khoa học xem xét và quan sát hiện tượng ĐTH từ nhiều góc độ khác nhau Do vậy, ĐTH được định nghĩa khác nhau theo góc độ nghiên cứu và thay đổi theo bối cảnh KT - XH

ĐTH theo quan niệm rộng, được hiểu là quá trình nâng cao vai trò, vị trí, chức năng của các thành phố trong sự vận động và phát triển của xã hội Quá trình này bao quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội và cơ cấu lao động, trong

cơ cấu tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng

ĐTH theo nghĩa hẹp hơn, được hiểu là sự phát triển hệ thống TP, đặc biệt là các TP lớn, trọng tâm sức hút của mỗi vùng lãnh thổ, tăng tỉ trọng dân số

đô thị trong nước, trong vùng và trên thế giới

Trang 22

Theo E.B.Alaev (Liên Xô cũ): “Đô thị hóa là một quá trình KT - XH được gia tăng mạnh mẽ trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật, biểu hiện của nó là sự gia tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị,

sự tập trung hóa về dân cư trong các TP, sự phổ biến trong lối sống đô thị ĐTH là sự phán ảnh những chuyển biến sâu sắc trong cấu trúc kinh tế và trong các hoạt động đời sống xã hội” [1], [6],[16],[17]

Dưới góc độ địa lý, ĐTH được định nghĩa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, ĐTH là quá trình lịch sử nâng cao vai trò của đô thị trong sự vận động phát triển của xã hội Quá trình này bao gồm những thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là sự phân bố dân cư, trong cơ cấu lao động và nghề nghiệp, trong cơ cấu dân số, trong lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường sống cộng đồng Đô thị hóa là quá trình KT - XH, nhân khẩu và địa lý đa dạng dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động xã hội

và phân công lao động theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch sử Theo nghĩa hẹp, ĐTH là sự phát triển hệ thống TP và nâng cao vai trò của nó trong đời sống KT - XH cũng như trong tỷ trọng của dân số đô thị Đó cũng là sự tập trung dân cư trong các thành phố lớn và cực lớn cũng như sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong toàn bộ mạng lưới các điểm dân cư

Trong cuốn “Đô thị Việt Nam”, 2005, GS Đàm Trung Phường đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ: “Đô thị hóa là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, trong đó diễn

ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành

hệ thống đô thị, song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [13]

1.1.2.2 Đặc điểm của đô thị hóa

- ĐTH là một quá trình mang tính xã hội và lịch sử: ĐTH không thể tách rời khỏi chế độ KT - XH Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp Mỗi thời kì phát triển có một hệ thống đô thị phát triển

Trang 23

tương ứng vì đô thị phản ánh trung thực trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội của thời kì ấy

- ĐTH là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật về

KT - XH, văn hóa, không gian và môi trường Sự di động là một nguyên tắc, một quy luật quan trọng của ĐTH chứ không phải là hậu quả của quá trình này ĐTH càng phát triển thì tính di động càng tăng lên Tính quy luật của ĐTH biểu hiện ở sự tăng dân số đô thị, thay đổi phân bố dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế đô thị, mở rộng đô thị, thay đổi kiến trúc cảnh quan

và cấu trúc không gian đô thị

- ĐTH gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa: ĐTH đồng hành với quá trình công nghiệp hóa Một mặt, sự hình thành, phát triển và phân bố của công nghiệp là yếu tố tạo thị mang tính kiên quyết cho quá trình phát triển ĐTH trong thời kì CNH và HĐH Mặt khác hệ thống đô thị khi hình thành và phát triển lại trở thành hấp dẫn, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất công nghiệp Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và có mối quan hệ hữu

cơ, nhân quả khăng khít, thậm chí có tác giả còn đồng nghĩa quá trình ĐTH là quá trình CNH Ngày nay thế giới đang bước sang thời đại văn minh tri thức,

sự bùng nổ của công nghệ thông tin tác động mạnh mẽ đến quá trình ĐTH và

sự hoàn thiện của hệ thống đô thị [6],[16]

1.1.2.3 Các giai đoạn của đô thị hóa

Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu đã phân các giai đoạn của ĐTH theo: lịch sử phát triển đô thị, theo sự vận động của lực lượng sản xuất, theo các bước phát triển kinh tế và GDP/ng Nhưng nhìn chung đều phản ánh quan hệ giữa quá trình ĐTH và sự phát triển của lực lượng sản xuất

Northan RM, trong tác phẩm “ Địa lí thành phố” đã chia quá trình ĐTH thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sơ khởi, dân cư chủ yếu ở vùng nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, ở phân tán Quá trình ĐTH diễn ra chậm chạp, lúc này

tỉ lệ số dân đô thị so với tổng số dân dưới 25%

Trang 24

- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tỷ lệ dân số sống trong các thành phố tăng

từ 25% lên 60 - 70% Đây là giai đoạn ĐTH tiến triển, hay còn gọi là giai đoạn ĐTH tăng tốc Trong giai đoạn này kinh tế của đất nước có sự thay đổi căn bản, hoạt động kinh tế tập trung vào các TP - số đông dân cư làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến, và hoạt động dịch vụ, thương mại

- Giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn kết (hay ĐTH chín muồi) Ở giai đoạn này những thay đổi trong cơ cấu kinh tế của đất nước diễn ra theo chiều sâu, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 60 - 70%, khi tỷ lệ dân số đông vượt quá 70% thì tốc độ ĐTH giảm dần [16],[17]

Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình ĐTH là sự thay đổi cơ cấu thành phần KT - XH và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi và chuyển giao lao động xã hội từ khối kinh tế này sang khối kinh tế khác Jean Fourastier, nhà xã hội học Pháp đã phân tích và đưa khái niệm về sự biến đổi của 3 khu vực lao động trong các giai đoạn phát triển KT - XH và quá trình ĐTH Lý thuyết này phù hợp với 3 thời kỳ phát triển của 3 nền văn minh:

+ Văn minh nông nghiệp

+ Văn minh công nghiệp

+ Văn minh hậu công nghiệp [17]

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa

Động lực của quá trình ĐTH bắt nguồn từ những mối quan hệ tương hỗ phức tạp của những nhân tố: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử, chính trị quốc gia

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến tính chất của ĐTH, đến lịch sử hình thành

và phát triển đô thị, ảnh hưởng tới lối sống đô thị Hầu như đại đa số các đô thị lớn nhỏ hiện nay trên thế giới đều nằm ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, ở giao điểm của các đường giao thông quan trọng, ở dọc lưu vực sông, ở trung tâm các vùng châu thổ có đất đai màu mỡ, hoặc ở những vị trí cần thiết bố trí phòng chống quân xâm lăng

Trang 25

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Cảnh quan tự nhiên là cơ

sở cho thiết kế, quy hoạch đô thị, lựa chọn vị trí xây dựng đô thị Điều kiện địa chất - địa hình ảnh hưởng đến việc xác định vị trí, hình thái đô thị, nghệ thuật không gian kiến trúc và các hoạt động kinh tế, đời sống nhân dân trong đô thị Quy mô diện tích đất đai ảnh hưởng đến quy mô đô thị, khả năng mở rộng hay hạn chế Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến kiến trúc và các công trình kĩ thuật

đô thị Sự phân bố các mỏ khoáng sản là tiền đề hình thành và quy định chức năng các đô thị công nghiệp

- Các nhân tố KT - XH vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ cho sự phát triển đô thị:

+ Lịch sử phát triển đô thị và việc điều chỉnh địa giới, hình thành các đơn

vị hành chính mới trong đô thị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ĐTH Mỗi giai đoạn phát triển đô thị đều để lại những dấu ấn quan trọng lên kiến trúc và lối sống đô thị Việc phân chia ranh giới hành chính ảnh hưởng đến quy mô diện tích đô thị, kéo theo nó là việc thực hiện những mục tiêu phát triển KT - XH của vùng phù hợp với chiến lược đô thị hóa chung

+ Dân số: Là một yếu tố rất quan trọng tác động mạnh đến cấu trúc đô thị Các quá trình sinh, tử và các quá trình chuyển cư ảnh hưởng đến quy mô,

cơ cấu và tốc độ tăng dân số đô thị Lao động ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế đô thị, qua đó phản ánh chức năng kinh tế đô thị

+ Trình độ phát triển kinh tế: Thể hiện ở nhiều phương diện: quy mô, tốc

độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển của các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng ĐTH là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, nền kinh tế càng phát triển tới trình độ cao thì tốc độ ĐTH càng nhanh, trong đó phát triển công nghiệp và dịch vụ là yếu tố có tính quyết định quá trình ĐTH

+ Quá trình CNH: Hầu hết các đô thị đầu tiên trên thế giới được hình thành ngay trong nền văn minh nông nghiệp Nhưng cuộc cách mạng công

Trang 26

nghiệp vào vào thế kỉ XVIII là động lực làm cho ĐTH chuyển sang bước phát triển mới, các giai đoạn phát triển của công nghiệp tác động đến quy mô đô thị ,

cơ cấu quy hoạch và cấu trúc đô thị

+ Đường lối và hệ thống chính sách phát triển KT - XH: là cơ sở pháp lý cho nội dung phát triển ĐTH Những chính sách đổi mới của Nhà nước, xu thế thay đổi môi trường chính trị xã hội ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và cấu trúc

đô thị, đến định hướng quá trình ĐTH Chiến lược ĐTH là một bộ phận cấu thành không thể tách rời với chiến lược KT - XH Hệ thống chính sách quản lý, phát triển đô thị, sử dụng đất đai, kinh tế đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh quả quá trình ĐTH

+ Những tiến bộ khoa học và công nghệ tác động trực tiếp, đầu tiên vào quá trình ĐTH Công nghệ và kĩ thuật là tiền đề cho sự hình thành đô thị, là động lực thúc đẩy ĐTH, đặc biệt từ nửa sau của thế kỉ XX Sự bùng nổ công nghệ thông tin tác động sâu sắc đến hình thái và phân bố đô thị hiện đại, đến thiết kế đô thị Khoa học kỹ thuật và phương thức sản xuất gắn bó với nhau là yếu tố quan trọng nhất quyết định cấu trúc đô thị

+ Quy hoạch và quản lý đô thị: Giúp cho quá trình ĐTH phát triển một cách bền vững Dưới góc độ địa lí, mỗi đô thị là một không gian địa lý hoàn chỉnh nằm trong một hệ thống không gian địa lí hoàn chỉnh cấp cao hơn Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị là biểu hiện cách thức con người tham gia điều khiển quá trình ĐTH cách tích cực và hạn chế ĐTH diễn ra tự phát, kém hiệu quả trước đây

+ Bối cảnh khu vực và quốc tế: Sự hội nhập toàn diện thúc đẩy quá trình ĐTH nhanh hơn Nhập khẩu các hình thái kiến trúc, thương mại hóa các quan

hệ, phương pháp quản lý đô thị hiện đại, liên doanh trong xây dựng đô thị đang diễn ra phổ biến ở nhiều quốc gia Kinh nghiệm phát triển và quản lý đô thị của các nước tiên tiến sẽ góp phần giúp các nước đang phát triển có thêm kinh nghiệm trong định hướng ĐTH ĐTH ngày càng mang tính toàn cầu

Trang 27

Ngoài những nhân tố trên, thì việc khai thác truyền thống văn hóa, phong tục tập quán địa phương và tình hình chính trị xã hội cũn nhằm tạo cho các đô thị có bản sắc riêng biệt trong hình thức, kiến trúc của từng đô thị [6],[16]

1.1.2.5 Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

ĐTH là quá trình đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách phổ biến trên thế giới ĐTH từng bước đưa con người tiếp cận cuộc sống văn minh, đồng thời cũng đặt ra không ít vấn đề tiêu cực, khó khăn - những vấn đề ảnh hưởng xấu đối với quá trình ĐTH một cách bền vững

* Ảnh hưởng tích cực:

- Về phương diện kinh tế: ĐTH làm chuyển dịch các hoạt động của dân

cư từ khu vực I sang khu vực II và III Đô thị hóa có khả năng làm tăng quy mô của ngành công nghiệp, dịch vụ, thay đổi cơ cấu kinh tế và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Về phương diện văn hóa - xã hội: ĐTH dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị Đó là các hoạt động của dân cư mang tính cộng đồng phức tạp, ít có quan hệ huyết thống và thường xuyên được tiếp cận với nền văn minh của nhân loại Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị đã tạo ra nhiều việc làm mới Trên cơ sở đó, ĐTH làm thay đổi sự phân bố dân cư

và lao động cũng như cơ cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ

- Về phương diện dân số học: ĐTH làm thay đổi sâu sắc quá trình sinh,

tử và hôn nhân ở các TP ĐTH làm chậm lại việc gia tăng tự nhiên của dân số

TP, tốc độ gia tăng tự nhiên thấp, kết cấu dân số ổn định

Ngoài ra, quá trình ĐTH gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian đô thị Trên cơ sở đó hình thành môi trường đô thị

* Ảnh hưởng tiêu cực:

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực bao trùm lên mọi hoạt động của nhân loại, ĐTH cũng để lại những hậu quả rất nặng nề, nhất là ở các nước đang

Trang 28

phát triển Những tác động tiêu cực của quá trình ĐTH đã và đang để lại dấu ấn sâu sắc thông qua các khía cạnh chủ yếu sau:

- Việc làm là một trong những vấn đề nan giải trong các đô thị Nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và để lại những ảnh hưởng xấu đến đời sống KT -

XH của các đô thị, đặc biệt là các thành phố triệu dân

- Nhà ở là mối quan tâm đặc biệt đối với các đô thị Dân cư ngày càng đông đúc trên một lãnh thổ có hạn làm cho vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết Bên cạnh các khu hành chính, buôn bán, dịch vụ và các dãy phố, chung cư khang trang thường tồn tại các khu ổ chuột, nơi tá túc của người lao động nghèo, thu nhập thấp Chính các khu nhà ổ chuột đã góp phần làm xuống cấp môi trường đô thị

- Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là ở các nước đang phát triển trở nên quá tải trước sức ép rất lớn về số dân và các hoạt động KT - XH

- Chất lượng môi trường đô thị đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng

Như vậy: ĐTH là một quá trình hai mặt Một mặt nó thúc đẩy sự tiến bộ

xã hội và mặt khác, lại làm gay gắt thêm nhiều vấn đề KT - XH vốn đã nóng bỏng dưới áp lực của sự gia tăng dân số [16]

1.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ đô thị hóa

Mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp phản ánh mức độ đạt được về mọi mặt của ĐTH tại một thời điểm nhất định Có thể coi quy mô diện tích và dân

số đô thị là các chỉ tiêu phản ánh ĐTH theo chiều rộng, còn mức độ ĐTH là một tiêu chí tổng hợp phản ánh quá trình ĐTH cả theo chiều rộng và chiều sâu

Tiêu chuẩn, thang điểm để phân loại và đánh giá mức độ ĐTH căn cứ theo các chỉ tiêu quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị Căn

cứ các chỉ tiêu đánh giá phân loại đô thị, trên cơ sở đó đánh giá mức độ ĐTH

theo các chỉ tiêu dưới đây (theo thang điểm tối thiểu là 70; tối đa là 100):

Trang 29

1.1.3.1 Chức năng đô thị (tối thiểu 10,5 điểm; tối đa 15,0 điểm)

Các chỉ tiêu thể hiện chức năng, tính chất của đô thị bao gồm:

- Vị trí, vai trò của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước: được xác định trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện;

+ Đô thị là trung tâm tổng hợp của một tỉnh, vùng tỉnh hoặc trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước

- Các chỉ tiêu KT - XH của đô thị được xác định trong phạm vi địa giới hành chính của đô thị, bao gồm:

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm): Tổng thu ngân sách trên địa bàn gồm cả thu ngân sách địa phương hưởng 100%, thu ngân sách địa phương hưởng theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

+ Cân đối thu chi ngân sách;

+ Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước (lần);

+ Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%);

+ Tỷ lệ hộ nghèo được xác định theo quy định hiện hành (%);

+ Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (%), bao gồm tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, không kể tăng do mở rộng địa giới hành chính khu vực nội thị

1.1.3.2 Dân số toàn đô thị (tối thiểu 7,0 điểm; tối đa 10,0 điểm)

Các chỉ tiêu về dân số toàn đô thị gồm:

- Dân số toàn đô thị (người) Quy mô dân số toàn đô thị bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi khu vực nội thị và khu vực ngoại thị

Trang 30

- Dân số nội thị là tổng dân số các khu vực nội thị trong địa giới hành chính của đô thị (người);

- Tỷ lệ đô thị hóa (%);

1.1.3.3 Mật độ dân số đô thị (tối thiểu 3,5 điểm; tối đa 5,0 điểm)

Mật độ dân số đô thị phản ánh mức độ tập trung dân cư của khu vực nội thị (người/km2

);

1.1.3.4 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tối thiểu 3,5 điểm; tối đa 5,0 điểm)

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%)

- Lao động phi nông nghiệp của đô thị: là lao động trong khu vực nội thị tham gia sản xuất thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp

1.1.3.5 Hệ thống công trình hạ tầng đô thị (tối thiểu 38,5 điểm; tối đa 55,0 điểm)

- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: nhà ở, các công trình dịch vụ, thương mại, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác;

- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, cấp điện và chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh, xử lý các chất thải, nghĩa trang, thông tin, bưu chính viễn thông;

1.1.3.6 Kiến trúc, cảnh quan đô thị (tối thiểu 7,0 điểm; tối đa 10,0 điểm)

Kiến trúc, cảnh quan đô thị được đánh giá căn cứ các chỉ tiêu sau:

- Đã có quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc từng khu vực đô thị được duyệt

- Có khu đô thị mới đã xây dựng đồng bộ; có khu đô thị mới được công nhận là khu đô thị mới kiểu mẫu ;

- Có các tuyến phố văn minh đô thị: có kiến trúc mặt phố hài hòa, có hè phố đủ mặt lát; đảm bảo mỹ quan đô thị về chiếu sáng, cây xanh, điểm nghỉ, thiết bị che chắn nắng, ;

- Có các không gian công cộng của đô thị bao gồm không gian sinh hoạt cộng đồng, công viên, vườn hoa, quảng trường, khu vực đi bộ được tổ chức là

Trang 31

không gian mở, có điểm vui chơi nghỉ ngơi giải trí phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị;

- Có công trình kiến trúc tiêu biểu, công trình lịch sử văn hóa, di sản, danh thắng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức quốc tế công nhận

1.1.4 Cách tính điểm đánh giá mức độ đô thị hóa

1.1.4.1 Nguyên tắc tính điểm

- Tổng số điểm của 6 tiêu chuẩn phải đạt tối thiểu 70/100 điểm;

- Từng chỉ tiêu trong mỗi tiêu chuẩn được tính điểm theo phương pháp nội suy trong khoảng giữa mức quy định tối đa và tối thiểu Không tính ngoại suy khi vượt quá mức quy định tối đa và tính điểm 0 cho các chỉ tiêu không đạt mức quy định tối thiểu

1.1.4.2 Điểm của mỗi tiêu chuẩn

Điểm của mỗi tiêu chuẩn phân loại đô thị được xác định cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn 1: Chức năng đô thị đạt tối đa 15 điểm;

- Tiêu chuẩn 2: Quy mô dân số toàn đô thị đạt tối đa 10 điểm;

- Tiêu chuẩn 3: Mật độ dân số đô thị đạt tối đa 5 điểm;

- Tiêu chuẩn 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt tối đa 5 điểm;

- Tiêu chuẩn 5: Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đạt tối đa 55 điểm;

- Tiêu chuẩn 6: Kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt tối đa 10 điểm;

Tổng hợp đánh giá 6 tiêu chuẩn phân loại đô thị được quy định tại các phụ lục (xem phụ lục)

1.2 Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và tỉnh Tuyên Quang

1.2.1 Một vài nét về đô thị hóa trên thế giới

ĐTH là một hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển Có thể nhận xét một số đặc điểm cơ bản tình hình ĐTH trên thế giới hiện nay:

Trang 32

- Dõn số đụ thị tăng nhanh dẫn đến sự bựng nổ dõn số đụ thị: Từ khi xuất hiện đụ thị đến nay, dõn số đụ thị đó liờn tục tăng lờn với tốc độ nhanh cả tuyệt đối lẫn tương đối Đầu thế kỉ XIX, toàn thế giới mới có trên 29 triệu dân đô thị, chiếm 3,2% tổng dân số B-ớc sang thế kỉ XX (1900), con số này đã tăng lên gần 220 triệu ng-ời, chiếm 13,6% dân số, gấp 4,3 lần năm 1800 Đến giữa thế

kỉ XX (1950), số dân đô thị đã đạt 732 triệu ng-ời, chiếm 29,2% dân số thế giới B-ớc sang năm đầu của thế kỉ XXI, dân số đô thị đã lên tới trên 2716 triệu, chiếm 45,0% dân số và năm 2009 là 3.405 triệu người, chiếm 50,0% dõn số thế giới Dự bỏo đến năm 2030, hơn 60% dõn số thế giới là thị dõn

- Sự gia tăng về số lượng và quy mụ cỏc đụ thị lớn: Dõn cư tập trung trong cỏc đụ thị ngày càng tăng cao, đặc điểm này được biểu hiện ở số lượng cỏc TP cú số dõn trờn một triệu người ngày càng nhiều Năm 1950, toàn thế giới mới cú 8 đụ thị trờn 5 triệu dõn; đến năm 1975 tăng lờn 23 đụ thị Hiện nay, trờn thế giới cú trờn 270 TP từ một triệu dõn trở lờn, 50 TP cú số dõn từ năm triệu trở lờn Số lượng cỏc đụ thị cực lớn (quy mụ từ 10 triệu dõn trở lờn) cũng tăng nhanh chúng, năm 1975 mới cú 5 TP cực lớn thỡ đến năm 2000 đó cú

14 TP và hiện nay là 19 TP [6], [13], [16], [17]

1.2.2 Tỡnh hỡnh đụ thị húa ở Việt Nam

1.2.2.1 Đụ thị húa thời kỳ phong kiến

Đụ thị cổ sớm nhất của nước ta cũn để lại dấu tớch là thành Cổ Loa (Thế

kỉ III trước cụng nguyờn), kinh đụ của nhà nước Âu Lạc cổ đại Tiếp theo tiến trỡnh lịch sử là sự xuất hiện của nhiều đụ thị lớn như: Luy Lõu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Tống Bỡnh (Long Biờn - Hà Nội), Lạc Trường (Thanh Húa), Chiờu Cảng (Hội An), Ốc Eo (An Giang) Sang thế kỉ XVII - XVIII, nhiều đụ thị nổi tiếng sầm uất được biết đến như: Thăng Long - Đụng Đụ - Kẻ Chợ, Đà Nẵng, Phố Hiến, Võn Đồn, Hội An

Đặc điểm chung của cỏc đụ thị thời kỡ này là được hỡnh thành ở những khu vực cú vị trớ địa lớ thuận lợi; Với chức năng chớnh là hành chớnh, thương

Trang 33

mại, quân sự Trong đó, chức năng trung tâm chính trị hành chính lấn át chức năng trung tâm kinh tế, ảnh hưởng của chính sách trọng nông ức thương và bế quan tỏa cảng Đó cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển đô thị trong thời kỳ này

1.2.2.2 Đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc

Với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã tổ chức các huyện, tỉnh với quy mô nhỏ, mạng lưới đô thị kèm theo đồn trú rải đều khắp nước nhưng không

có hoạt động kinh tế thúc đẩy nên tăng trưởng chậm Mãi đến những năm 30 của thế kỉ XX mới hình thành một số đô thị trung bình như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng…Trình độ ĐTH còn thấp, năm 1936 đạt 7,9% dân số, 20 năm sau (1955) mới đạt 11%

Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp được mở mang đã tách bạch nông thôn ra khỏi thành thị Thời thuộc Pháp còn để lại nhiều kiến trúc đô thị có giá trị cao về tính nghệ thuật và kĩ thuật nhiệt đới hóa, như: Khu phố tây của Hà Nội, Khu nghỉ dưỡng Sa Pa, Vũng Tàu, Đà Lạt

1.2.2.3 Đô thị hóa thời kỳ 1954 đến năm 1975

Từ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế

độ chính trị khác nhau Sự phát triển đô thị do đó cũng có sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc

Miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình khôi phục kinh tế và xây dựng cơ

sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội Các khu công nghiệp được cải tạo hoặc hình thành mới Năm 1965, tỉ lệ dân đô thị đạt tới 17,2%; trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, quá trình ĐTH bị chững lại, đến năm 1976 tỉ lệ dân đô thị giảm xuống còn 11,6%

Ở miền Nam, với chính sách dồn dân của chính quyền Mĩ - Ngụy, quá trình “đô thị hóa cưỡng bức” diễn ra nhanh chưa từng thấy (nhất là những năm 60) Các đô thị cũ được mở rộng (Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ…), các đô thị mới được hình thành bên cạnh các căn cứ quân sự (Cam Ranh, Trà

Trang 34

Nóc, Vị Thanh, Xuân Lộc…) Ti lệ dân thành thị tăng nhanh chóng, năm 1968

là 29,7%, đến năm 1974 là 43% dân số toàn miền Nam [15]

1.2.2.4 Đô thị hóa thời kỳ từ năm 1975 đến nay

Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, chức năng từng đô thị đã được xác định nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh từng đô thị Nhìn chung, hệ thống đô thị của ta rải đều trên khắp lãnh thổ với nhiều loại hình như: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị tổng hợp

Theo tổng hợp của Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng, 2010), hiện nay nước ta có 752 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), 10 đô thị loại I, 11 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 41 đô thị loại IV và

643 đô thị loại V Bước đầu hình thành các trung tâm đô thị quốc gia (05 TP trực thuộc trung ương) và các đô thị trung tâm vùng như: Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Thái Nguyên, Nha Trang…

Tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây Tỷ lệ dân số đô thị tăng nhanh: Năm 1989 là 18,5%; năm 1999 là 23,6%; năm 2002 là 25,1%; năm 2008 là 28,1%, năm 2009 là 29,6% và năm 2010 là 30,1% Về số lượng đô thị, năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ; đến năm 2000

đã có 703 đô thị, trong đó có 2 đô thị quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị quy mô dân số từ 25 vạn dân đến 3 triệu người, 74 đô thị quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người [15],[16]

1.2.3 Đô thị hóa ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và tỉnh Tuyên Quang

Xét về mặt hành chính, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình Trung tâm vùng là TP Thái Nguyên Đây là vùng lãnh thổ

Trang 35

có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người (năm 2006) chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% số dân cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lớn nhất cả nước, vì vậy mà số lượng đô thị cũng như số TP, thị xã và thị trấn nhiều nhất cả nước

Hệ thống đô thị của vùng gồm 9 TP, 13 thị xã, 145 thị trấn Các TP, thị xã là những trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học của từng tỉnh Tốc độ ĐTH ở vùng còn thấp, trong vùng chủ yếu là các đô thị loại 4 và loại 5

TP Thái Nguyên là trung tâm công nghiệp lớn, có phạm vi ảnh hưởng tới các tỉnh trong vùng TP Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữ vai trò là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Ngoài ra đây cũng là một trong các trung tâm du lịch, nghỉ mát có ý nghĩa quốc gia và quốc

tế Việt Trì là TP của Phú Thọ, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Đông Bắc với phạm vi ảnh hưởng là các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai dọc tuyến hành lang quốc lộ 2 và 70 [1],[13],[15]

Bảng 1.1: Một số thành phố vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2009

TT Tên thành phố Thuộc tỉnh Diện tích

(Km 2 )

Dân số (Người)

Xếp loại

đô thị

Năm trở thành thành phố

Trang 36

12 TP Yên Bái Yên Bái 108,1 90.831 3 2002

Nguồn: Tập bản đồ hành chính 63 tỉnh, thành phố Việt Nam XXB Bản đồ, 2010 Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: Kết quả toàn bộ NXB Thống kê, 2010

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ, mức độ ĐTH thấp thể hiện qua tỷ lệ dân số đô thị (12,9 % số dân sống ở đô thị - năm 2009),

so với toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thì ở mức độ thấp nhất Mạng lưới đô thị của Tuyên Quang được quy hoạch khá hoàn chỉnh từ Thành phố, thị trấn đến các thị tứ Năm 2010, toàn tỉnh có 5 điểm đô thị, bao gồm TP Tuyên Quang là đô thị loại III, và 4 thị trấn huyện lỵ thuộc đô thị loại 5, cụ thể là thị trấn huyện lỵ Na Hang, thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa), thị trấn Tân Yên (huyện Hàm Yên) và thị trấn huyện lỵ Sơn Dương Ngày 25/6/2009 Tuyên Quang được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thị xã Tuyên Quang lên thành phố Hệ thống đô thị trong tỉnh bao gồm 1 thành phố, 5 thị trấn và 27 cụm xã, phường

Tiểu kết chương 1

Nội dung chủ yếu của chương là trình bày tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTH: Cơ sở lý luận về đô thị và cơ sở lý luận về ĐTH (khái niệm ĐTH, các giai đoạn của ĐTH, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH, những ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT - XH)

Chương 1 còn trình bày khái quát thực tiễn ĐTH ở Việt Nam đã mô tả quá trình ĐTH nước ta qua các thời kỳ: Thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1954, thời kỳ 1955 đến 1975, thời kỳ từ khi đổi mới đến nay Sơ lược khái quát tình hình ĐTH ở Trung du miền núi Bắc Bộ và tỉnh Tuyên Quang trong thời gian gần đây Những phân tích về lý luận và thực tiễn trên là

cơ sở cho việc phân tích thực trạng đô thị hóa TP Tuyên Quang trong chương 2 của luận văn

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

2.1 Lịch sử hình thành đô thị Tuyên Quang và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đô thị hóa

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Tuyên Quang

2.1.1.1 Giai đoạn hình thành đến trước khi tái lập tỉnh Tuyên Quang (1991)

Tuyên Quang nguyên là vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới triều nhà Trần Triều Trần gọi

là lộ Quốc Oai, sau đổi tên là Châu Tuyên Quang Dưới đời vua Trần Hiến Tông châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và 5 huyện, trở thành tỉnh Minh Quang dưới thời vua Lê Uy Mục Đời vua Lê Trang Tôn đổi Minh Quang thành doanh An Tại

Vào đầu thế kỷ XIX Tuyên Quang gồm một phủ là phủ Yên Bình Phủ này quản lý một huyện và 5 châu:

- Huyện Phúc Yên (nay là phần đất thuộc thành phố Tuyên Quang, các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa) gồm 10 tổng: Trung Môn, Yên Lũng, Yên Lĩnh, Hằng, Hùng Dị, Kim Đô, Hoàng Sơn, Đồng Yên, Lăng Quán, Bình Ca

- Châu Lục Yên (nay là phần đất thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái)

- Châu Thu Vật (năm 1823 đổi tên là Châu Thu (Thu Châu), nay là phần đất thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) gồm 7 tổng: Vĩnh Kiên, Đại Đồng,

Ẩm Phúc, Cẩm Nhân, Mông Sơn, Ngọc Chấm, Thì Ngạn

- Châu Vị Xuyên (nay là phần đất thuộc tỉnh Hà Giang)

- Châu Bảo Lạc (nay là phần đất thuộc các huyện Mèo Vạc, Bắc Mê, Yên Minh tỉnh Hà Giang và các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng)

- Châu Đại Man (nay là phần đất thuộc huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang)

Trang 39

Sau đó, vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng Khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống Pháp Tới năm 1894 Pháp mới hoàn toàn chiếm được Tuyên Quang

Sau năm 1975, Tuyên Quang có các huyện Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa và Đại Thi

Ngày 20/5/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (Khóa III) ra nghị quyết

số 245 - NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh Thực hiện chủ trương của Bộ chính trị, tại kì họp thứ hai, ngày 27/12/1975, Quốc hội khóa V quyết nghị hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên Tỉnh bao gồm 2 thị

xã, 13 huyện, 7 thị trấn và 290 xã [14],[19]

Đối với TP Tuyên Quang, trong lịch sử TP Tuyên Quang đã sớm trở thành trung tâm của một vùng địa giới hành chính trực thuộc Nhà nước phong kiến Trung ương Thế kỉ XVI, Nhà Mạc đã xây dựng thành lũy tại trung tâm thành phố hiện nay để làm một trong những trung tâm hành chính, quân sự của triều đình

Thời kì thực dân Pháp xâm lược đã đặt TP Tuyên Quang là trung tâm hành chính, quân sự, dịch vụ của tỉnh Tuyên Quang và một số vùng lân cận Lúc này địa giới hành chính của thị xã bao gồm 2 khu phố Xuân Hòa và Tam

Cờ với diện tích khoảng 1km2 Sau Cách mạng tháng 8, TP Tuyên Quang là tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Quang Trong kháng chiến chống Pháp, do yêu cầu thực

tế của tình hình kháng chiến, TP Tuyên Quang tạm giải thể vào năm 1948

Ngày 15/02/1955 TP Tuyên Quang được tái lập theo Nghị định số 460/TTg của Thủ tướng Chính Phủ Địa giới hành chính của TP Tuyên Quang bao gồm 5 khu phố là Xã Tắc, Tam Cờ, Xuân Hòa, Minh Tân, Quang Trung với số dân trên 7.500 người

Ngày 26/07/1968, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 119/CP sáp nhập các xã Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà ( huyện Yên Sơn) về TP Tuyên Quang Lúc này TP Tuyên Quang có 3 phường là Tân Quang, Minh

Trang 40

Xuân, Phan Thiết và 4 xã là Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà với 206 xóm, tổ dân phố Tổng diện tích tự nhiên là 43,94km2

Năm 1976, khi sát nhập tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, TP Tuyên Quang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tuyên từ năm 1979 [28],[30]

2.1.1.2 Giai đoạn từ 1991 trở lại đây

Ngày 12/08/1991, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 quyết nghị chia tỉnh Tuyên Quang thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ngày 1/10/1991, hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới TP Tuyên Quang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Quang Lúc này tỉnh gồm có 6 đơn vị hành chính gồm: 1 thị xã và các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, 3 phường, 7 thị trấn và 135 xã [19]

Ngày 3/09/2008 Chính phủ có nghị định số 99/2008/NĐ-CP về việc mở rộng địa giới hành chính TP Tuyên Quang thêm 5 xã thuộc huyện Yên Sơn và thành lập một số phường mới Hiện nay TP Tuyên Quang có 7 phường là Minh Xuân, Phan Thiết, Tân Quang, Tân Hà, Hưng Thành, Ỷ La, Nông Tiến và 6 xã

là Trành Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Đội Cấn, Thái Long [2],[9]

Ngày 25/06/2009 TP Tuyên Quang được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Ngày 2 tháng 7 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP thành lập TP Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở toàn

bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tuyên Quang cũ [19],[28],[30]

2.1.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đô thị hóa

2.1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ, mối liên hệ vùng

TP Tuyên Quang nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách TP Hà Nội 165km về phía Nam theo quốc lộ 2, cách TP Thái Nguyên 86km về phía Đông theo quốc lộ 37, cách TP Yên Bái 60km về phía Tây theo quốc lộ 37

Ngày đăng: 18/08/2014, 22:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Xây dựng (1995), Chương trình KC.11, NXB Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình KC.11
Tác giả: Bộ Xây dựng
Nhà XB: NXB Xây Dựng
Năm: 1995
[2]. Chỉnh phủ (2008), Nghị định, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang
Tác giả: Chỉnh phủ
Năm: 2008
[3]. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang qua các năm 2000 - 2009, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang qua các năm 2000 - 2009
Nhà XB: NXB Thống kê
[4]. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2009), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh, TP Tuyên Quang, 1999, 2009, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh, TP Tuyên Quang, 1999, 2009
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang
Năm: 2009
[5]. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2010), Số liệu một số chỉ tiêu chủ yếu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu một số chỉ tiêu chủ yếu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang
Năm: 2010
[7]. HĐND thị xã Tuyên Quang (2008), Về thông qua Tờ trình về phân loại đơn vị hành chính thị xã Tuyên Quang, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thông qua Tờ trình về phân loại đơn vị hành chính thị xã Tuyên Quang
Tác giả: HĐND thị xã Tuyên Quang
Năm: 2008
[8]. HĐND thị xã Tuyên Quang (2008), Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2009, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2009
Tác giả: HĐND thị xã Tuyên Quang
Năm: 2008
[9]. HĐND tỉnh Tuyên Quang (2008), Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang ( giai đoạn 1) và than lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang ( giai đoạn 1) và than lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang
Tác giả: HĐND tỉnh Tuyên Quang
Năm: 2008
[10]. HĐND thị xã Tuyên Quang (2008), Nghị quyết về việc thông qua nội dung điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị xã Tuyên Quang, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về việc thông qua nội dung điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị xã Tuyên Quang
Tác giả: HĐND thị xã Tuyên Quang
Năm: 2008
[11]. Vũ Tự Lập (2004), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2004
[12]. Phòng thống kê TP Tuyên Quang (2005, 2009), Niên giám thống kê thành phố Tuyên Quang năm 2005, 2009, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phố Tuyên Quang năm 2005, 2009
[13]. Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị Việt Nam
Tác giả: Đàm Trung Phường
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2005
[14]. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 - 2020, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005 - 2020
Tác giả: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang
Năm: 2008
[15]. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2007), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
Tác giả: Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm
Năm: 2007
[16]. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2010), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
[17]. Nguyễn Xuân Trường (1998), Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thành phố Thái Nguyên, (luận văn thạc sĩ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thành phố Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Năm: 1998
[18]. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Phương Liên (2002), Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999, (đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Phương Liên
Năm: 2002
[19]. Tỉnh ủy Tuyên quang (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 1976 - 2005, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 1976 - 2005
Tác giả: Tỉnh ủy Tuyên quang
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2009
[20]. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2010), Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV
Tác giả: Tỉnh ủy Tuyên Quang
Năm: 2010
[21]. UBND tỉnh Tuyên Quang (2008), Quyết định về việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị xã Tuyên Quang
Tác giả: UBND tỉnh Tuyên Quang
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Một số thành phố vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2009  TT  Tên thành phố  Thuộc tỉnh  Diện tích - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 1.1 Một số thành phố vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2009 TT Tên thành phố Thuộc tỉnh Diện tích (Trang 35)
Hình 2.1. Vị trí thành phố Tuyên Quang trong mối liên hệ liên vùng - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.1. Vị trí thành phố Tuyên Quang trong mối liên hệ liên vùng (Trang 41)
Bảng 2.2: Lực lƣợng lao động qua đào tạo của TP Tuyên Quang năm 2009  Năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.2 Lực lƣợng lao động qua đào tạo của TP Tuyên Quang năm 2009 Năm 2009 (Trang 46)
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế TP Tuyên Quang  giai đoạn 2000 - 2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 50)
Bảng 2.4: Cơ cấu các ngành kinh tế  thành phố giai đoạn 2001-2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.4 Cơ cấu các ngành kinh tế thành phố giai đoạn 2001-2010 (Trang 51)
Bảng 2.5: Dân số trung bình năm 1999 - 2009 phân theo khu vực nội thị   và ngoại thị của TP Tuyên Quang - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.5 Dân số trung bình năm 1999 - 2009 phân theo khu vực nội thị và ngoại thị của TP Tuyên Quang (Trang 63)
Bảng 2.6: Tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ xuất gia tăng dân số tự nhiên  TP Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.6 Tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ xuất gia tăng dân số tự nhiên TP Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 64)
Bảng 2.7: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của TP Tuyên Quang 1999, 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.7 Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của TP Tuyên Quang 1999, 2009 (Trang 65)
Hình 2.4: Tháp dân số thành phố Tuyên Quang năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.4 Tháp dân số thành phố Tuyên Quang năm 2009 (Trang 66)
Bảng 2.9: Mật độ dân số TP Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.9 Mật độ dân số TP Tuyên Quang giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 68)
Bảng 2.10: Diện tích, dân số và mật độ dân số theo các phường, xã   TP Tuyên Quang năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.10 Diện tích, dân số và mật độ dân số theo các phường, xã TP Tuyên Quang năm 2009 (Trang 70)
Hình 2.6: Lƣợc đồ mật độ dân số trung bình TP Tuyên Quang năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Hình 2.6 Lƣợc đồ mật độ dân số trung bình TP Tuyên Quang năm 2009 (Trang 71)
Bảng 2.11: Dân số trong từng nhóm hộ gia đình TP Tuyên Quang - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.11 Dân số trong từng nhóm hộ gia đình TP Tuyên Quang (Trang 72)
Bảng 2.13: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế của  TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2020 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.13 Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế của TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2020 (Trang 73)
Bảng 2.12: So sánh tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình của   TP Tuyên Quang với tỉnh và cả nước  năm 2009 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.12 So sánh tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình của TP Tuyên Quang với tỉnh và cả nước năm 2009 (Trang 73)
Bảng 2.15: Cơ cấu sử dụng đất của TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010  Loại đất  Năm 2000  Năm 2005  Năm 2010 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.15 Cơ cấu sử dụng đất của TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 (Trang 75)
Bảng 2.17: Cơ cấu sử dụng đất TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010  (Khu vực các xã ngoại thị) - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.17 Cơ cấu sử dụng đất TP Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2010 (Khu vực các xã ngoại thị) (Trang 77)
Bảng 2.18: Tổng hợp tiêu chí và điểm đánh giá mức độ đô thị hóa - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 2.18 Tổng hợp tiêu chí và điểm đánh giá mức độ đô thị hóa (Trang 78)
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu KT - XH thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu KT - XH thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 (Trang 93)
Bảng 1.1. Chỉ tiêu về vị trí và tính chất của đô thị: đạt tối đa 5 điểm  TT  Loại - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 1.1. Chỉ tiêu về vị trí và tính chất của đô thị: đạt tối đa 5 điểm TT Loại (Trang 120)
Bảng 5.1. Các chỉ tiêu về nhà ở: đạt tối đa 10 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.1. Các chỉ tiêu về nhà ở: đạt tối đa 10 điểm (Trang 123)
Bảng 5.2. Các chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị: đạt tối đa 10 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.2. Các chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị: đạt tối đa 10 điểm (Trang 124)
Bảng 5.3. Các chỉ tiêu về hệ thống giao thông: đạt tối đa 10 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.3. Các chỉ tiêu về hệ thống giao thông: đạt tối đa 10 điểm (Trang 125)
Bảng 5.5. Các chỉ tiêu về hệ thống thoát nước: đạt tối đa 6 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.5. Các chỉ tiêu về hệ thống thoát nước: đạt tối đa 6 điểm (Trang 126)
Bảng 5.6. Các chỉ tiêu về hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng: - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.6. Các chỉ tiêu về hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng: (Trang 127)
Bảng 5.8. Các chỉ tiêu về cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ: - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 5.8. Các chỉ tiêu về cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ: (Trang 128)
Bảng 6.2. Các chỉ tiêu về khu đô thị mới: đạt tối đa 2 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 6.2. Các chỉ tiêu về khu đô thị mới: đạt tối đa 2 điểm (Trang 130)
Bảng 6.3. Chỉ tiêu về tuyến phố văn minh đô thị: đạt tối đa 2 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 6.3. Chỉ tiêu về tuyến phố văn minh đô thị: đạt tối đa 2 điểm (Trang 131)
Bảng 6.5. Các chỉ tiêu về công trình kiến trúc tiêu biểu: đạt tối đa 2 điểm - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng 6.5. Các chỉ tiêu về công trình kiến trúc tiêu biểu: đạt tối đa 2 điểm (Trang 131)
Bảng phụ lục 14: - phân tích quá trình đô thị hóa thành phố tuyên quang giai đoạn 2000 - 2010
Bảng ph ụ lục 14: (Trang 141)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w