1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam

83 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 188,9 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CSR Corporate Social Resposibility Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ILO International Labor Organization Tổ chức Lao động quốc tế CoC Code of Product Bộ quy tắc ứng xử MNCs Multi-National Companies Các công ty đa quốc gia WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới CP Corporate Philanthropy Doanh nghiệp làm từ thiện DN Doanh nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1 - Các yếu tố quan trọng nhất đối với người lao động khi quyết định gắn bó với công ty. Bảng 2 - Lý do dẫn tới việc thực hiện CSR của Doanh nghiệp. Bảng 3 - Đánh giá của công ty Âu Mỹ về hoạt động CSR ở quốc gia họ đầu tư và mua sản phẩm. Hình 1 - Mô hình tháp 4 phần của Carroll về CSR. Hình 2 - Các tiêu chuẩn thực hiện CSR. Biểu đồ 1 - Kỳ vọng của người tiêu dùng về việc đóng góp phát triển cộng đồng của doanh nghiệp. LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp không thể chỉ kinh doanh sản phẩm dịch vụ mà còn cần phải quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, vì điều đó không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên con đường hội nhập mà còn là động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng quốc gia. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được viết tắt CSR (Corporate Social Responsibility) được khai thác ở nhiều góc nhìn khác nhau. Có đơn vị thì cho là thực hiện công tác từ thiện, tài trợ xã hội, chính sách an toàn lao động, nhưng đơn vị khác lại hiểu là văn hóa doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, sản xuất sạch. Dù ở khía cạnh nào thì thì CSR cũng mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc gia tăng hình ảnh thương hiệu đối với sự nhận biết của công chúng. Trong phạm vi hoạt động sản xuất, làm tốt CSR là bước đệm cho quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm bền vững. CSR khuyến khích doan nghiệp làm tốt hơn vai trò hiện tại để chia sẻ các vấn đề xã hội. Trước những quan tâm và đòi hỏi của người tiêu dùng, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam, họ đương nhiên đã có thị trường gốc của mình ở các nước khác, thì CSR không phải là một khái niệm mới mẻ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đúng về CSR khiến cho việc thực hiện CSR vẫn còn tương đối khó khăn. Một số doanh nghiệp nghĩ rằng thực hiện CSR là điều chỉ cần làm khi họ có một thj phần rộng lớn, thị trường và doanh thu ổn định. Trang 4 CSR có thể xoay chuyển nhiều góc nhìn, cách nghĩ và ứng dụng khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì điều này lại trở nên quan trọng và quyết định rất lớn đến sự phát triển của họ. CSR vừa là trách nhiệm và vừa là nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Không hề đơn giản khi tạo một thương hiệu tốt, một tiếng tăm đánh tin cậy khi chỉ dựa vào sản phẩm của mình, các doanh nghiệp nước ngoài đã tìm tòi và thực hiện trách nhiệm xã hội khi đầu tư tại Việt Nam, với mong muốn cộng cho doanh nghiệp phương hướng hoạt động và đề xuất đúng với tinh thần “thương hiệu trách nhiệm”. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài khóa luận: “Nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam” để có thể nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đế này. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, em hướng tới mục tiêu là đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đó. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài là thực trạng quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Người viết sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu: Trang 5 Phương pháp thu thập: các nguồn tài liệu sách báo, tạp chí, trang web, báo cáo của các tổ chức quốc tế Phương pháp quan sát, tổng hợp, so sánh, phân tích và tư duy logic. Bố cục của khóa luận Ngoài Lời mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và Kết luận khóa luận được chia làm 3 chương chính Chương I: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, khả năng phân tích và nguồn số liệu nên chắc chắn bài khóa luận này của em sẽ còn có nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được các đóng góp của thầy cô để bài khóa luận này có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ Nguyễn Thu Trang đã nhiệt tình chỉ bảo cho em thực hiện khóa luận này. Sinh viên thực hiện Vũ Quỳnh Anh Trang 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về CSR 1.1.1. Sự ra đời và hình thành của CSR Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility-CSR) ra đời từ khoảng vào đầu thế kỷ 18. Khi đó một bộ phận người tiêu dùng không đồng tình với việc sử dụng lao động nô lệ vì cho rằng đó là phi đạo đức. Vấn đề về quyền lao động được quan tâm tăng và dẫn đến sự hình thành của các tổ chức công đoàn vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Năm 1919, Tổ chức Lao động quốc tế(International Labor Organization-ILO) ra đời, đóng vai trò thúc đẩy thực hiện công bằng xã hội, nhân quyền và quyền lao động được cộng đồng quốc tế thừa nhận thông qua việc hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Năm 1945, Liên đoàn Công đoàn Thương Mại Thế Giới (World Trade Union Federation) được thành lập. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, các tiêu chuẩn lao động quốc tế bước đầu được hình thành. Đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhiều công ty Mỹ tự thành lập và tuân thủ một cách tự nguyện các bộ Quy tắc ứng xử (Code of Product) tập trung vào đạo đức kinh doanh, liên quan đến chống tham nhũng, hối lộ và bảo đảm minh bạch trong sản xuất kinh doanh… Các công ty đa quốc gia (Multinational companies-MNCs) mở rộng sản xuất ở các nước đang phát triển, điều này phát sinh việc chính phủ các nước này phải kiểm soát hoạt động của MNCs ở nước mình để họ cư xử có trách nhiệm với thị trường những nước đó. Sang đến những năm 1990, CSR đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Nhiều bộ Quy tắc ứng xử mới ra đời tập trung vào các vấn đề môi trường Trang 7 và lao động hơn so với những Quy tắc cũ vốn chỉ đề cập đến vấn đề đạo đức kinh doanh. MNCs vẫn là những người tiên phong trong việc thực hiện quyền con người, nâng cao điều kiện lao động, môi trường và xã hội. Những bộ Quy tắc ứng xử được MNCs đặt ra nhằm mục đích chính yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ để đảm bảo uy tín, tránh rắc rối với pháp luật cho công ty. 1.1.2. Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ sẽ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. H.R.Browen là người đầu tiên đưa ra khái niệm về CSR vào năm 1953 trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của các doanh nhân” của ông. Sau Browen có khá nhiều các nhà nghiên cứu cũng đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này như Davis(1960) trong “Luật thép của trách nhiệm”, Mc Guire(1963) trong cuốn “Kinh doanh và xã hội” 1 . Nhưng chủ yếu trong giai đoạn này CSR chỉ bao gồm hai khía cạnh đó là luật pháp và kinh tế. Như vậy , bản chất của CSR là quan điểm về vai trò của doanh nghiệp trong mối tương quan với vai trò của Nhà nước khiến khái niệm CSR luôn biến đổi, luôn mới tùy thuốc không những phạm vi không gian mà còn thời gian. Chúng ta có thể điểm qua một số quan điểm chính thức về CSR bao gồm: Chính phủ Anh: “ CSR là hành động do doanh nghiệp tự nguyện thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội.” 1 Vivek Srivatava&Prop.A.Sahay, The Evolutionary Journey of CSR, học viên Management development, Ấn Độ, trang 5,6,7 Trang 8 Hội đồng thương mại thế giới với chủ trương phát triển bền vững đã đưa ra định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội là một sự cam kết trong việc ứng xử một cách hợp lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như của cộng đồng địa phương, của toàn xã hội” 2 Khái niệm này cho thấy không những CSR thể hiện ở khía cạnh bảo vệ môi trường, quyền lợi lao động, đãi ngộ, phát triển nhân viên, và còn là hành động vì cộng đồng. World Bank cũng đưa ra định nghĩa của riêng mình, theo đó “Trách nhiệm xã hội là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác với người lao động, gia đình, cộng đồng, địa phương và xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ sao cho vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có ích cho phát triển. Ở định nghĩa này, ngoài nhắc đến lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện CSR vừa có thể đóng góp cho cộng đồng nói chung thì việc thực hiện này sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình. 1.1.3. Các tiêu chuẩn cụ thể của CSR. Các tiêu chuẩn cụ thể của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm: 1.1.3.1. Bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức nan giải đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Người ta phải lo miếng ăn trước khi lo chuyện giữ sạch, làm sạch. Các doanh nghiệp, vì thế cũng thường nghĩ tới việc làm thế nào để có thể thu được lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà quay lưng lại với môi trường, họ sẽ tự đào thải mình. Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ cần có những sản phẩm, hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, mà còn phải thân thiện với Trang 9 môi trường. Đây là quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Đã là quy luật, người ta không thể đi chệch ra ngoài quỹ đạo đó. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian vừa qua, con người đã quá chú trọng đến việc thu hút đầu tư, chạy theo lợi nhuận trước mắt và những lợi ích cục bộ mà quên rằng, chính con người đã can thiệp quá sâu vào môi trường thiên nhiên, môi trường sống của mình, bởi vậy đã phải trả một cái giá quá đắt. Đó là: rừng trống đồi trọc, sạt lở đồi, núi, đất; xâm ngập mặn, ô nhiễm nguồn nước; lũ lụt gia tăng Trên thực tế, nếu chỉ đặt vấn đề bảo vệ môi trường với doanh nghiệp, hoặc với một vài cơ quan quản lý nhà nước khi nào quyền lợi của xã hội bị xâm phạm, sẽ không có giá trị tích cực giải quyết vấn đề tận gốc. Song trước hết, nhà doanh nghiệp luôn và cần phải thấy được trách nhiệm của mình trước xã hội và đối với môi trường mình đang sống. 1.1.3.2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội. Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi là những vấn đề đang gây sốt sắng toàn thế giới và giải thưởng Nobel Hoà Bình 2007 trao cho Al Gore đã phản ảnh tâm điểm này. Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quy định của chính phủ còn không bị hao tổn chi phí khắc phụ hậu quả hay bồi thường do kiện tụng. Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển. Theo khảo sát của tổ chức National Forest, 81% khách hàng Anh đồng ý mua sản phẩm bảo vệ môi trường, và 73% người sẽ trung thành với ông chủ hay tham gia các hoạt động từ thiện. Không chỉ có vậy, các quan chức và chính phủ cũng rất ưu ái đối với các doanh nghiệp có lịch sử tốt về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng và làm từ thiện. Trang 10 [...]... thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp Thứ hai, trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “khế ước” giữa doanh nghiệp và xã hội Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ Trách nhiệm kinh tế và pháp... điểm của các công ty đa quốc gia: l Adidas, Nike: trách nhiêm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm theo đó doanh nghiệp lồng ghép các vấn đề xã hội và môi trường và các kế hoạch kinh doanh và mối quan hệ với cổ đông trên cơ sở tự nguyện” l Xây dựng và đưa ra bộ quy tắc ứng xử, áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp/gia công 1.3 Các trách nhiệm chính của CSR và bộ quy tắc ứng xử 1.3.1 Các trách nhiệm. .. công ty Chuỗi thành công tiếp nối thành công Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, cách hành xử của doanh nghiệp đối với người lao động, đối với môi trường cộng đồng và xã hội, nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và sự phát triển bền vững Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vừa mang tính tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc Mục... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1 Những lợi ích của việc triển khai hoạt động CSR 2.1.1 Đối với doanh nghiệp: Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp thì "niềm tin càng trở nên cần thiết Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây... đáng tôn vinh của các doanh nghiệp nhằm phát triển cộng đồng, giúp đỡ người nghèo khó, và xây dựng hình ảnh Theo ông Charles Moore, giám đốc điều hành Uỷ ban khuyến khích doanh nghiệp hoạt động từ thiện CECP, "các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rất rõ vai trò của các hợp đồng xã hội giúp định vị doanh nghiệp để đạt được những thành công thực tế rõ rệt." Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không... với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực 2.2.1 Những cơ hội CSR đem lại cho các doanh nghiệp Theo nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam những lợi ích và cơ hội mà CSR đã và sẽ đem lại cho doanh nghiệp ở Việt Nam có thể kể đến: • Một số công ty Việt Nam đã thu lợi được lợi ích thị trường từ CSR, thể hiện bằng các hợp đồng mới và các hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài. .. là các vấn đề trọng tâm Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích Tuy trên thực tế, một số tranh luận cho rằng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại lợi ích không rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu như của tạp chí Graziadio Business Report và thực tế đều cho thấy lợi ích CSR đem lại cho doanh nghiệp Điều gì hợp lí thì tồn tại Và như vậy câu trả lời đối với các doanh nghiệp. .. đó, đặc biệt là đối với các nhân viên của họ CSR của công ty thực hiện ra ngoài xã hội chủ yếu là hành động quảng bá hình ảnh ra công chúng hơn là trách nhiệm mang tính lương tâm của doanh nghiệp nhận thức ra Sẽ là tốt nhất nếu gắn việc PR hình ảnh của công ty với lương tâm của doanh nghiệp với xã hội Những cũng sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng, doanh nghiệp sẽ thực hiện CSR một cách đơn thuần Vì thế, đãi... nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ) • Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn • Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi... nhiều doanh nghiệp đang giảm thiểu hoặc thậm chí xóa bỏ hoàn toàn trách nhiệm xã hội của mình Mặc dù việc doanh nghiệp tồn tại được sau cuộc suy thoái là điều cốt yếu, nhưng hành động đó quả thực rất thiển cận Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần phải nói “có” thay vì nói “không” trước các trách nhiệm xã hội của họ Dưới đây là 5 lý do cơ bản: Trang 33 • Các vấn đề toàn cầu then chốt giữa các quốc gia . thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, em hướng tới mục tiêu là đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nâng cao việc thực. với tinh thần “thương hiệu trách nhiệm . Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài khóa luận: Nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để có thể nghiên cứu

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w