Đánh giá việc thực hiện CSR qua các tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 34 - 52)

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT

2.3.1.Đánh giá việc thực hiện CSR qua các tiêu chuẩn.

Ở chương I đã đề cập đến các tiêu chuẩn cụ thể của CSR, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu khóa luận này em xin được đi sâu vào 4 tiêu

chuẩn đó là Bảo vệ môi trường, Đóng góp cho cộng đồng xã hội, Quan hệ tốt và bảo đảm lợi ích cho người lao động, Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Hình: Các tiêu chuẩn thực hiện CSR

2.3.1.1. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường(Environment)-Tham gia vào các hoạt động môi trường cùng với việc ngăn chặn sự ấm lên của toàn cầu là ưu tiện quan trọng nhất.

Bảo vệ môi trường không phải là đương nhiên đi ngược lại với việc giảm lợi nhuận doanh nghiệp hoặc tăng giá thành sản phẩm. Hai lĩnh vực

này không phải lúc nào cũng đối kháng nhau, mà nhiều lúc còn hỗ trợ cho nhau. Ở các nước phát triển, các sản phẩm đạt chứng nhận môi trường ISO:14000, mặc dù có thể có giá thành cao hơn các sản phẩm cùng loại, nhưng vẫn được người dân ưa thích sử dụng do họ có ý thức cao đối với việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam không phải ai cũng nhận thức rõ ràng được điều đó, hoặc có thể họ nhận thức nhưng lại cố tình làm trái đi để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.

Có thể xét đến 2 case study của Canon Việt Nam và Vedan Việt Nam như sau:

2.3.1.1.1 Canon Việt Nam với dự án Vì một Việt Nam xanh.

Canon là thương hiệu hàng đầu thế giới chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm hình ảnh như máy in, máy ảnh, máy quay phim, máy văn phòng… có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1980 thông qua các nhà phân phối được uỷ quyền. Trong gần 10 năm qua, Canon đã khẳng định sự hiện diện tích cực của mình với việc thành lập 03 nhà máy sản xuất máy in tại Hà Nội và Bắc Ninh và hai Văn phòng Đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 người.

Song song với các hoạt đồng kinh doanh, thực hiện các hoạt động xã hội và đóng góp vì cộng đồng là một trong những trọng trách và mối quan tâm lớn của Canon, theo đúng triết lý Kyosei mà tập đoàn theo đuổi trên toàn cầu:“Cùng làm việc và chung sống hướng tới những điều tốt đẹp chung”. Canon tin tưởng vào sự cần thiết phải có trách nhiệm với xã hội và chúng tôi đã chủ động tham gia nhiều dự án khác nhau. Các dự án này bao gồm những hoạt động hướng tới người kém may mắn trong xã hội, hỗ trợ về cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục cũng như hỗ trợ cho các nỗ lực bảo vệ môi trường. Trong suốt những năm vừa qua, Canon đã tham dự rất

nhiều chương trình xã hội lớn như ủng hộ Hội Chữ Thập Đỏ để chữa trị và giúp đỡ những nạn nhân bị ảnh hưởng từ chất độc màu da cam, hỗ trợ những nạn nhân gặp thiên tai, ủng hộ chương trình “Phẫu thuật nụ cười” trả lại nụ cười cho trẻ em nghèo, tài trợ chương trình phẫu thuật mắt tình nguyện của bác sĩ Hattori đem lại ánh sáng cho người nghèo khiếm thị, xây dựng 100 ngôi nhà tình nghĩa dành tặng cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng…

• Những mối quan tâm của Canon.

Với nền giáo dục Việt Nam, Canon còn được biết đến với những dự án lớn đầu tư cho ngành giáo dục Việt Nam. Dự án "Chuỗi trường học hữu nghị của Canon" triển khai từ năm 2007 tới năm 2010 với trị giá 7 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian đó, gần 20 trường học hữu nghị đã được Canon bàn giao cho các thầy cô giáo và các em học sinh tại các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu…

Năm 2009, Canon tiếp tục triển khai một dự án mới nhằm hỗ trợ các trường học của trẻ em nghèo mang tên "Canon – Vì thế hệ tương lai". Mục đích của dự án là cải thiện cơ sở vật chất và môi trường học tập cho các em học sinh tại những vùng sâu, vùng xa và các khu vực còn gặp nhiều khó khăn như xây dựng hệ thống vệ sinh nước sạch, làm mới sân trường, cải tạo khuôn viên, giúp các em trang trí lại phòng học, trồng cây xanh làm đẹp cảnh quan môi trường…

Ngoài ra, Canon còn tài trợ sách vở và các trang thiết bị học tập kháccho các em học sinh và nhà trường để các em học sinh, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên. Dự án khởi động lần đầu tiên tại hai trường tiểu học Tình Cương và Chương Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ và sẽ qua các tỉnh khác trên toàn quốc như Thái Nguyên, Bắc Giang,

Bến Tre, Đồng Nai trong suốt năm 2009… Tại mỗi trường, đội ngũ nhân viên Canon sẽ trực tiếp tham gia vào việc cải tạo môi trường học tập cho các em như trang trí lại phòng học, trồng cây xanh làm đẹp cảnh quan môi trường…

Với những đóng góp vào sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, Canon vinh dự liên tục nhận bằng khen "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo trao tặng Trong 2 năm 2008 và 2009 như một ghi nhận lớn lao cho những cống hiến của Canon vì sự nghiệp giáo dục.

• Chương trình phối hợp cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam

Năm 2010, trước những quan ngại về vấn đề môi trường và ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu toàn cầu, Canon chính thức phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam triển khai một dự án mới với tên gọi "Canon – Vì một Việt Nam xanh" góp phần vào chiến dịch bảo vệ môi trường toàn cầu. Đây là một dự án toàn diện, được thực hiện trên nhiều khía cạnh và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của cộng đồng về môi trường.

Các chương trình trong dự án "Canon – Vì một Việt Nam xanh" trải dài suốt năm 2010 bao gồm chương trình "Đổi sách cũ lấy túi thân thiện môi trường" với mong muốn góp phần tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon diễn ra từ tháng 3 tới tháng 5; dự án trồng rừng phòng hộ tại xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; dự án tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho các trường tiểu học trong tháng 4; cuộc thi ảnh về môi trường cho giới trẻ "Canon – Lăng kính xanh" từ tháng 6 tới tháng 8 và cuối cùng là chương trình Thư viện xanh dự kiến bắt đầu triển khai từ tháng 9.

• Các sản phẩm quan tâm tới môi trường, sản xuất và hậu cần

Các nỗ lực bao gồm bảo tồn nguồn tài nguyên và năng lượng, loại bỏ các chất độc hại, tăng hiệu quả giao thông vận tải để giảm phát thải CO2

và sử dụng các vật liệu đóng gói ít tác động tới môi trường. Cartridge mực trong máy in laser cũng được thu hồi và tái chế. Cả thế giới đang trải qua một quá trình chuyển đổi lớn từ một xã hội "ném bỏ" thành xã hội "tái chế". Canon đã nhận thức được sự thay đổi này ở giai đoạn đầu tiên và đã tung ra Chương trình Tái chế Cartridge mực vào năm 1990. Chương trình này không chỉ giảm bớt được một lượng lớn phế phẩm chôn trong đất và còn giảm được lượng tiêu thụ nguyên liệu thiên nhiên trong sản xuất các sản phẩm của Canon. Để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm, Canon không chôn các cartridge mực đã được thu thập.

• Nâng cao nhận thức về môi trường

Để tạo nhận thức và thói quen bảo vệ môi trường cho nhân viên, Canon Singapore, cũng như tất cả các văn phòng trực thuộc Tập đoàn Marketing khu vực châu Á của Canon, đã tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất được tổ chức vào thứ bảy ngày 27 tháng Ba năm 2010.

Các nhân viên được khuyến khích tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất bằng cách tắt các bóng đèn tại nhà của họ. Lời kêu gọi này đã được đón nhận rộng rãi khi các nhân viên tự nguyện cam kết hỗ trợ. Cam kết thực hiện Giờ Trái Đất đã nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và giúp mọi người nhận ra rằng mỗi người đều có thể tạo ra sự khác biệt lớn bằng việc tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, Canon cũng luôn cố gắng phát triển những công nghệ mới nhất đồng nghĩa với “công nghệ xanh”, sản xuất những sản phẩm có tính năng thân thiện với môi trường.Các dòng sản phẩm thuộc “Thế hệ xanh” của Canon bao gồm các máy in phun PIXMA có khả năng in 2 mặt giấy tự động, các thiết kế máy scan siêu mỏng tiết kiệm điện năng và giúp giảm từ 23-49% lượng khí thải CO2 vào môi trường do vận chuyển sản phẩm. Bên cạnh đó, chương trình “Thu hồi các khay mực đã qua sử dụng” được tập đoàn Canon triển khai trên toàn cầu từ năm 1990 giúp thu hồi và tái sử

dụng 150.000 tấn khay mực đã qua sử dụng, giảm đáng kể ô nhiễm ra môi trường

Trong thời gian tới, một trong những trọng tâm của Canon vẫn là các chương trình, dự án dài hạn về môi trường. Canon nỗ lực hành động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đặc biệt là giới trẻ về môi trường, từ đó thúc đẩy họ có những hành động bảo vệ môi trường với những việc làm thiết thực như trồng rừng, hỗ trợ cho những người dân chịu ảnh hưởng bởi những biến động về môi trường.

2.3.1.1.2. Vedan Việt Nam và vụ việc nước thải không quả xử lý đồ vào sông Thị Vải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cổ phần hữu hạn Vedan VN (Vedan) được thành lập theo giấy phép đầu tư số 171A/GP do Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch - đầu tư) cấp ngày 1-8-1991, với 100% vốn của Tập đoàn các xí nghiệp liên hợp Vedan Đài Loan.

Đến năm 1993, công ty này đã triển khai xây dựng nhà máy chế biến bột mì và sản xuất bột ngọt tại Khu công nghiệp Gò Dầu có diện tích 120ha ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai. Từ khi công ty đi vào hoạt động đã gây ảnh hưởng môi trường sinh thái và đời sống người dân xung quanh. Các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có Tuổi Trẻ, đã liên tục phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty này.

Nước thải chưa qua xử lý nhưng Vedan dùng hệ thống bơm hai chiều, lén lút cho bơm nước thải thẳng ra sông Thị Vải là hành động không thể chấp nhận. Từ giữa năm 2006, Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) đã phát hiện Công ty Vedan xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải tại ba vị trí. Cho dù Cục đã kết luận rằng hiện tượng xả nước thải không qua xử lý ra sông Thị Vải rất khó kiểm soát, phải được xử lý nghiêm

theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, tình trạng xả nước thải vẫn tái diễn và lần này lại bị bắt quả tang.Chất thải bị đổ xuống sông chủ yếu là dịch thải lỏng chứa nước mật rỉ đường và các chất đặc sau khi chế biến từ các bể chứa lớn có dung tích 6.000-15.000m3. Hệ thống đường ống xả nước thải được thiết kế đi chìm, có trụ bơm cắm sâu xuống lòng sông Thị Vải, tránh không bị phát hiện.

Sau hơn 10 năm lãnh hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng vì một công ty vô trách nhiệm gây phương hại nặng về môi trường và kinh tế cho rất nhiều hộ nông dân tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và vùng Cần Giờ, thì cho tới giờ, giới chân lấm tay bùn bị thua thiệt ấy vẫn tiếp tục mỏi mòn trông đợi Công ty cổ phần hữu hạn Vedan VN thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.

Mặc dù kết luận giám định của Viện Môi trường và Tài nguyên cùng các cơ quan khoa học liên hệ cho thấy Vedan gây khoảng 89% ô nhiễm tại khu vực sông Thị Vải, nhưng Tổng Giám đốc Vedan VN, ông Yang Kun Hsiang biện minh rằng sông Thị Vải đã ô nhiễm từ trước khi có nhà máy Vedan tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai - nghĩa là nguồn nước thải từ các khu công nghiệp địa phương cũng góp phần biến nước sông Thị Vải thành dòng sông chết, chứ vấn đề không thể do một mình Vedan gây ra. Do đó, theo Vedan, tỷ lệ 89% như kết luận giám định vừa nói là chưa thuyết phục.

Sau hơn 10 năm người nông dân ở các địa phương góp phần làm giàu cho Vedan, đồng thời phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm môi trường và thiệt hại về kinh tế từ hệ thống tuyến ống ngầm của Vedan xả chất thải độc hại thẳng ra sông Thị Vải, thì Tổng Giám đốc Yang Kun Hsiang mới đây lại phân trần rằng từ khi xảy ra rắc rối, Vedan “chưa bao giờ trốn tránh trách

nhiệm bồi thường, nhưng phạm vi và mức độ như thế nào thì phải có căn cứ”.

Trước vấn đề nghiêm trọng nhưng dai dẳng như vậy, Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên đã lưu ý giới điều hành Vedan hồi cuối tháng rồi rằng Viện Môi trường-Tài Nguyên, là cơ quan khoa học, đã xác định mức độ trách nhiệm của Vedan trong việc gây ô nhiễm sông Thị Vải, thì Vedan phải có trách nhiệm hỗ trợ, bồi thường cho người bị thiệt hại. Và ông nhấn mạnh rằng “Chừng nào chưa khắc phục thiệt hại cho người dân thì câu chuyện Vedan vẫn chưa đến hồi kết thúc”, và “Công ty Vedan VN còn hoạt động thì các cơ quan chức năng phải còn tiếp tục kiểm tra”.

Hậu quả mà Vedan phải gánh chịu:

Sản phẩm bị tẩy chay, niềm tin với thương hiệu bị đánh mất, thua lỗ do không bán được sản phẩm.

Hàng loạt các siêu thị, chợ tại Hà Nội và TPHCM cùng đưa ra quyết định “tẩy chay” sản phẩm của công ty Vedan. Họ cho biết, sẽ chỉ xem xét lại quyết định khi Vedan khắc phục xong sự cố và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân.

Sau khi Co.opMart chính thức công bố việc ngừng bán sản phẩm của Vedan, hàng loạt các siêu thị cũng đưa ra quyết định “tẩy chay” sản phẩm của công ty này như BigC, Metro, Citimart… Quyết định này được các siêu thị đưa ra nhằm ủng hộ bà con nông dân TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu hiện đang trong quá trình khởi kiện công ty Vedan về việc công ty này gây ô nhiễm sông Thị Vải. Việc ngưng bán sản phẩm này sẽ được duy trì cho đến cho đến khi phía Công ty Vedan khắc phục xong sự cố và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân.

“Phong trào” tẩy chay Vedan không chỉ rộ lên ở các siêu thị mà tại các chợ, các cửa hàng tạp hóa ở TPHCM, sản phẩm của công ty này

cũng bị các tiểu thương ngưng bán hoặc đang tiếp tục “đình chỉ”, còn người tiêu dùng thì “quay lưng”. Sản phẩm không bán được sẽ dừng phân phối.

Bài học rút ra cho Vedan:

Nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà quay lại với môi trường, các doanh nghiệp sẽ từ đào thải trên con đường phát triển và hội nhập đất nước. Xã hội càng phát triển, nhận thức và hành vi mua sắm của người tiêu dùng càng được nâng cao. Đến một lúc nào đó, người tiêu dùng sẽ tự hỏi có nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp mà mình biết rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đang tàn phá và làm ô nhiễm môi trường sinh sống của cộng đồng. Nếu chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường thì người tiêu dùng đã vô hình chung giúp doanh nghiệp ấy hủy hoại môi trường sống của mình và cả thế hệ mai sau. Và họ bắt đầu nghĩ tới việc chuyển qua sử dụng sản phẩm của những doanh nghiệp có công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường. Bài học của Vedan rất đáng để cho các doanh nghiệp suy ngẫm.

2.3.1.2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội. (Social Contribution)-Đóng góp và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 34 - 52)