Đánh giá chung về việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 52 - 60)

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT

2.3.2. Đánh giá chung về việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

nước ngoài tại Việt Nam.

2.3.2.1. Những thành tựu đã đạt được.

Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù vẫn là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm chú ý. Năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Công thương đã trao giải thưởng “CSR hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR trong quá trình hội nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, CSR là một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận được với thị trường thế giới.

Bảng- Đánh giá của công ty Âu Mỹ về hoạt động CSR ở quốc gia họ đầu tư và mua sản phẩm

Việt Nam Trung Quốc

Campuchia Thái Lan Bangladet

Yếu tố ở tầm quốc gia Ổn định kinh tế chính trị 3,58 4,07 2,73 3,85 2,86 Mức độ thực thi tiêu chuẩn LĐ 3,17 3,29 3,27 3,54 2,79 Hệ thống luật pháp và thanh tra hiệu quả 2,67 3,21 2,27 3,08 2,21 Mức độ thực hiện tiêu chuẩn môi trường 2,75 3 2,8 3,08 2,5 Bảo vệ quyền tự do hiệp hội của người LĐ 2,55 2,5 2,87 2,92 2,5 Yếu tố ở tầm công ty Mức độ thực thi tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe 3,17 3 3,13 3,67 2,71 Chất lượng sản phẩm 3,55 3,92 3,43 3,91 3,31

Nguồn: CSR and the Apparel sector, FIAS-WB, 2004

Nhìn từ bảng trên, có thể thấy rằng Việt Nam có lợi thế về môi trường kinh tế và chính trị ổn định cho hoạt động kinh doanh, nhưng các

hoạt động CSR chủ yếu vẫn ở mức trung bình kém, được đánh giá cao nhất là mức độ thực thi các tiêu chuẩn lao động cũng chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, ngoại trừ Trung Quốc, các nước khác đều không được đánh giá cao hơn Việt Nam nhiều, cho thấy nước ta hoàn toàn có cơ hội đuổi kịp các nước trên trong vấn đề thực thi CSR.

Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện CSR đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát của Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc 2 ngành giày da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng lên 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% đến 97%.

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được lòng tin với khách hàng , tạo sự gắn bó và hài lòng của người lao động với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao.

Do nhận thức được tầm quan trọng và những ích lợi của việc thực hiện CSR trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngoài trách nhiệm đóng thuế với nhà nước, đã đăng ký thực hiện CSR dưới dạng các cam kết với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương.

2.3.2.2. Những tồn đọng và nguyên nhân.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc CSR. Điều đó thể hiện ở những hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý của công ty Vedan, xả rác độc hại của

Huyndai Vinashin, sữa nhiễm hóa chất melamin....phần nào cho thấy đạo đức kinh doanh cũng như trách nhiệm xã hội trong một bộ phận doanh nghiệp đang xuống cấp. Một bộ phận doanh nghiệp chỉ “coi trọng việc lấy chứng chỉ, nhưng lại không thực thi nghiêm túc, mang tính chất đối phó (Carey Zesiger, giám đốc phát triển dự án, công ty Global Standard). Thực tế đã chỉ ra rằng, trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều khó khăn từ kiện bán phá giá, áp lực giá vật tư, nguyên liệu, đơn giá gia công…nên không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý tới CSR. Mục tiêu hàng đầu của họ vẫn là cân đối tài chính, bảo đảm việc làm cho người lao động với thu nhập chấp nhận được, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước…tóm lại mục tiêu kinh tế vẫn là trên hết. Vì thế nên có một số trường hợp mục tiêu kinh tế chi phối CSR ở chỗ: triệt để tiết kiệm, giảm bớt một số công đoạn bảo vệ môi trường hay lắp đặt một số thiết bị giảm tiếng ồn, khi thải và chất độc hại nhưng không dùng thường xuên chỉ đối phó khi có đoàn kiểm tra.

Trong kinh doanh thì niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng. Với thị trường có nhiều cạnh tranh như hiện nay thì sản phẩm phải chất lượng cùng với thương hiệu sản xuất thân thiện, người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm đó. Những người tiêu dùng thường không biết được chính xác sản phẩm có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, mà chủ yếu là dựa vào lòng tin với nhà sản xuất, tin vào quảng cáo và thông tin trên bao bì. Chỉ khi những cuộc điều tra cho thấy chất lượng sản phẩm hay mặt trái của công ty, khi đó niềm tin đối với người tiêu dùng sẽ bị tàn phá nghiêm trọng.

Hiện nay, các công ty đều phải nỗ lực nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động để có thể vượt qua khó khăn. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp lại chọn cách làm ăn gian dối. Tất nhiên những doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu, nhưng nếu không có giải

pháp ngăn chặn thì chẳng những người tiêu dùng bị thiệt hại mà cả nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng xấu.

Qua kiểm tra hằng năm việc thi hành Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn ở các doanh nghiệp cho thấy, người sử dụng lao động ký với người lao động chủ yếu là loại hợp đồng xác định thời hạn từ một đến ba năm (chiếm tỷ lệ hơn 80%). Nhiều nơi, người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc và chỉ ký hợp đồng lao động loại dưới ba tháng, để không phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hiện đang có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc không thực hiện CSR của nhiều doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

• CSR chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện CSR, còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu CSR là “khoản đóng góp từ thiện”. Một số người lại cho rằng, việc thực hiện CSR sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh mà ban đầu chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, đó là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ không mấy mặn mà với CSR. Tuy nhiên nhưng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp khá lớn mạnh nên họ có đủ lực tài chính để thực hiện CSR, có điều họ thật sự làm ngơ điều này.

• Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn còn không ít lỗ hổng nên trong nhiều vụ việc, các cơ quan vẫn rất bị động trong việc xử lý. Chính phủ Việt Nam vẫn còn khá chậm trễ trong việc thúc đẩy thực thi tiêu chuẩn CSR. Cụ thể, chưa có chính sách chính thức về CSR được ban hành, ngoại trừ định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam với nội dung “ Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ( chương trình nghị

sự của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ môi trường” ( Điều 1 Quy định 153/QĐ/CP-TTg ngày 17/8/2004). Tuy nhiên, thực tế ở các nước đi trước cho thấy, khung chính sách của nhà nước là yếu tố tiên quyết, đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả thực hiện CSR và định hướng chính sách CSR cho khối doanh nghiệp, trong đó, quy định Pháp luật mang tính cưỡng chế được sử dụng song song với các biện pháp khuyến khích. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ thực hiện được một số biện pháp khuyến khích thực thi CSR trong khi chưa có quy định Pháp luật riêng biệt cho vấn đề này ( chiến lược phát triển CSR chính thức, bộ quy tắc chung cho từng ngành xuất khẩu,..). Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của Quy tắc ứng xử quốc tế nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất đồng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ CSR. Vấn đề CSR cũng chưa được giao cho cơ quan cụ thể, chuyên ngành nào chịu trách nhiệm.

Những tranh cãi xung quanh vụ Vedan là một điển hình. Sự việc lớn như vậy, nhưng đến nay Bộ tài chính cũng chỉ phạt công ty này 216 triệu đồng.

Như vậy, chế độ xử phạt của Việt Nam hiện nay chưa đủ sức răn đe cũng khiến không ít doanh nghiệp chưa nhận thức được thái độ cần làm của mình. Họ vẫn bất chấp pháp luật để làm ăn gian dối. Mức phạt là quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc làm ăn gian dối, và so với những hậu quả mà họ gây ra đối với môi trường sống và người dân..

Một thực trạng cũng cần được nhanh chóng chấn chỉnh đó là có một số nhà máy, xí nghiệp ra đời trước khi có chủ trương quy hoạch. Chủ đầu tư thường chủ động chọn địa điểm xây dựng trước, sau đó hợp pháp hóa các thủ tục và tiến hành sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến các cơ sở xây

dựng đan xen trong khu dân cư, trên một đơn vị hành chính, một đoạn sông. Tình trạng trên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài việc phân bố sản xuất không đồng đều, quá tải môi trường, đa số mặt bằng chỉ vừa đủ cho bố trí máy móc, thiết bị và các công đoạn sản xuất, hậu cần và trụ sở văn phòng, thiếu đất cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

• Điều kiện làm việc tại các nhà máy, công xưởng, nơi làm việc rất hạn chế, nhiều chủ doanh nghiệp tỏ ra vô tâm với các tiêu chuẩn về an toàn lao động. Nhiều doanh nghiệp “quên” không thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động gây nhiều bức xúc trong cộng đồng.

Đáng chú ý là có những doanh nghiệp rất đông nhân viên như Yamaha nhưng số nhân viên được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, trợ cấp độc hại là rất ít đối với những công nhân thường xuyên phải làm việc trong môi trường nguy hiểm và độc haị. Những trường hợp này vẫn xảy ra thường xuyên phổ biến tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Có thể thấy rằng những doanh nghiệp này ưa lối làm ăn thiếu trách nhiệm, bàng quan chưa xác định được chiến lược đầu từ và xây dựng thương hiệu dài hạn.

• Thỏa ước lao động tập thể là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng, khuyến khích, phát huy dân chủ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, đề cập quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, kết quả ký kết Thỏa ước lao động tập thể hiện nay còn đạt thấp, tỷ lệ bình quân chung đạt hơn 65%.

Nguyên nhân của việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể ở doanh nghiệp đạt tỷ lệ thấp là do một số nơi vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở chưa đủ mạnh để đề xuất, thương lượng, ký kết. Bên cạnh đó, một bộ phận

người sử dụng lao động cố tình lảng tránh hoặc chưa tạo điều kiện để tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước ở tại doanh nghiệp.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w