Cải thiện hơn nữa những yếu kém còn tồn đọng.

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 71 - 83)

VIỆT NAM 3.1 Xu hướng chung của CSR hiện nay.

3.2.2.Cải thiện hơn nữa những yếu kém còn tồn đọng.

3.2.2.1. Quảng bá, tuyên truyền sâu rộng về CSR cho các doanh nghiệp.

Cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi của con người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển. Do đó, vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội

trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã có một nền tảng hiểu biết về thực hiện CSR khi họ đang ở quốc gia của mình, nên việc tuyên truyền này chỉ là thúc đẩy họ đừng vì lợi nhuận là chủ yếu mà cố tình lơ là hoặc vô trách nhiệm đối với những thiếu sót của họ trong việc thực hiện CSR.

Các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ về tính chất của CSR như sau: • CSR không phải là một mánh khóe Marketing để quảng cáo hình ảnh cho

doanh nghiệp.

Trong một phạm vi nào đó, khi doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, thì hình ảnh thương hiệu của họ sẽ đưa lại nhiều thiện cảm đối với khách hàng và những người chưa phải là khách hàng của họ, theo quy luật số đông, họ dần dần cũng sẽ trở thành khách hàng của doanh nghiệp khi được nuôi dưỡng lòng tin tưởng.

Tuy nhiên nếu chỉ đặt mục đích là trục lợi và thực hiện CSR một cách hời hợt, sáo rỗng và giả tạo, thì khách hàng sẽ nhanh chóng được chứng kiến sự thật dưới sự làm việc của giới truyền thông, mà vụ việc của Vedan là một minh chứng hùng hồn nhất. Khi ấy, niềm tin của khách hàng còn bị đổ vỡ nhiều hơn là khi doanh nghiệp không thực hiện một hành động CSR nào.

• CSR không chỉ là làm từ thiện

Như đã trình bày ở trên, CSR không chỉ là làm từ thiện mà còn là sự tổng hợp của rất nhiều những tiêu chuẩn khác nữa mà doanh nghiệp nước ngoài khi đặt chân đầu tư ở Việt Nam không thể bỏ qua để có thể trở

thành một nhà đầu tư đúng đắn và có tầm nhìn phát triển bền chiến lược bền vững.

• CSR không thể thay thế cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt của doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh là để bán sản phẩm của mình. Thành bại hay không quyết định phần lớn là ở sản phẩm. Cho dù 1 doanh nghiệp có ra sức đóng góp cho cộng đồng hay làm từ thiện mà sản phẩm của họ không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giá cả không đủ sức cạnh tranh được ở trên thị trường thì sớm muộn, khách hàng sẽ không tiêu dùng sản phẩm nữa, mặc dù có thể hình ảnh của doanh nghiệp vẫn là một tấm gương về đạo đức. Mà một khi sản phẩm đã không tiêu thụ được thì việc kinh doanh cũng mong chóng đổ bể, vậy lợi nhuận lấy từ đâu để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và thực hiện CSR!

Có thể nói rằng CSR là một bộ phận không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải hoàn thiện chính ở bộ máy sản xuất và vận hành của mình. Nói một ví dụ như sản phẩm sữa chứa melanin của Cô gái Hà Lan của Friesland Campina Việt Nam. Mặc dù nhãn hàng Cô gái Hà Lan đã phải bỏ tiền ra tổ chức chương trình khuyến học Đèn đom đóm, với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng, trao hơn 20000 học bổng và xây được 8 ngôi trường, thì nhãn hàng nà cũng đồng thời kêu gọi công đồng cùng chung tay trong chương trình khuyến học Đèn đom đóm góp phần bảo đảm quyền lợi cho trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên chính vụ việc sản phẩm chính của hãng lại chứa melamine, một chất gây dị ứng cho trẻ em gây hoang mang cho những người tiêu dùng chính sản phẩm này. Đây là một điều rất đáng tiếc mà Friesland Campina Việt Nam đã bỏ qua

chất lượng sản phẩm, hậu quả là ít nhiều danh tiếng và lòng tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp này đã bị sụt giảm.

• CSR không thể thay thế được cho lợi nhuận.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng không thể sống nhờ vào CSR. Để phát triển lâu dài, họ cần tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận và CSR có thể song hành, thực tế là trong dài hạn, việc quản lý doanh nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội thường đem lại tăng trưởng bền vững và lợi nhuận lớn hơn.

• Thay đổi tư duy và ý thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với CSR Cần phải thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. CSR phải bắt nguồn từ người lãnh đạo. Họ cần phải tin tưởng vào tầm quan trọng của CSR, chủ động tiên phong hỗ trợ các hoạt động CSR tại cơ sở, thể hiện tính chính trực và trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân thì CSR mới có thể thành công. CSR cần được áp dụng trong mọi khía cạnh hoạt động của công ty và tất cả các nhóm có quyền lợi liên quan.

Những người chủ doanh nghiệp của không nên lo lắng nhiều về những chi phí cho CSR, vì đó sẽ là khoản đầu tư sáng suốt. Chính bởi vì tất cả những gì doanh nghiệp dành cho nhân viên đều đem lại lợi ích cho họ. Đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sáng tạo.

Bên cạnh đó, khi người lãnh đạo đã thay đổi nhận thức về CSR, thì người lao động cũng thấy được lợi ích trước hết thuộc về họ. Việc đãi ngộ của công ty đối với các nhân viên phải là công việc đầu tiên của công ty nếu như họ muốn gắn bó lâu dài. Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ hiểu rằng, bản thân việc thực hiện CSR của lãnh đạo công ty là một chi phí được tính

vào giá thành của sản phẩm và tất nhiên họ cũng phải hành xử tương ứng với những gì công ty đã bỏ ra.

3.2.2.2. Xây dựng hành lang pháp lý buộc doanh nghiệp thực thi CSR.

Ở Việt Nam, điều kiện tiên quyết và quan trọng là Nhà nước, cụ thể là các bộ và chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, có cơ chế chính sách phù hợp tiếp vốn cho doanh nghiệp (chứ không chỉ kêu gọi suông doanh nghiệp phải bảo vệ môi trường); kiên quyết chế tài thực thi luật hiện có trong khi vẫn tiếp tục cải thiện cơ sở pháp lý.

Cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi CSR một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện CSR của doanh nghiệp, đồng thời là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực hơn trên thực tế. Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là bối cảnh cần thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề CSR thì hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, do đó cũng không thể thực hiện được.

Trong hệ thống pháp luật đưa ra, những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, khu công nghiệp, hệ thống quản lý phúc lợi cho người lao động một cách công bằng…tránh xảy ra tình trạng sự việc đáng tiếc xảy ra mới mang đi khắc phục sửa chữa.

Thêm vào đó, cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường, đãi ngộ nhân viên trong doanh nghiệp(thường xuyên, định kỳ, đột xuất) phối hợp với các lực lượng thanh tra nhằm phát hiện sớm các vi phạm để xử lý kịp thời.

3.2.2.3. Những biện pháp cải thiện CSR mà doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện.

• Cải thiện môi trường sản xuất sạch hơn

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về sản xuất sạch hơn.

Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể kế đến như:

 Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra.

 Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác

 Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất.

 Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lương tài nguyên tiêu thụ. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000.

Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Còn đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn bao

gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Các doanh nghiệp cần phải hoạt động tiết kiệm hơn thì môi trường sẽ được cải thiện đáng kế. Cần tổng rà soát theo cách kiểm toán môi trường để cân đối đầu vào đầu ra, từng dòng nguyên liệu, nhiên liệu và chất thải xuất phát từ đâu và đi về đâu, rồi từ đó sẽ nhận ra công đoạn nào cần cải thiện, những khâu hoặc cơ sở nào cần đầu tư nâng cấp.

Ngoải ra, các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp thường xao lãng áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường, và Vedan Việt Nam là một ví dụ, do phải tự bỏ chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc di dời các doanh nghiệp công nghiệp phân tán trong khu vực dân cư vào khu công nghiệp là công việc khó khăn cần có thời gian, quyết tâm, chính sách nhất quán, nguồn lực thích hợp và cơ chế, bộ máy quản lý đủ hiện lực. Vì thế mà việc phát triển các khu công nghiệp cần tính đến các yếu tố đặc thù của hệ sinh thái, đến tác động lâu dài của phát triển khu công nghiệp bền vững. Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, phát triển hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, xây dựng thương hiệu khu công nghiệp.

Phát triển khu công nghiệp phải đồng bộ với phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường như: các phương tiện chuyên dùng thu gom, xử lý chất thải, khai thông luồng lạch để tăng tính tự làm sạch của dòng sông, tránh ứ đọng nước rác trên sông gần khu công nghiệp.

Nói tóm lại, phát triển các khu công nghiệp là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vấn đề quan trọng là làm sao giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống của người dân và kiếm soát mức độ ô nhiễm trong phạm vi

cho phép. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cùng một nội hàm, vì thế chiến lược, hướng tiếp cận cho bài toán doanh nghiệp phát triển bền vững chính là “ phát triển trong bảo vệ”.

• Cải thiện quan hệ với người lao động

Thời gian qua đã xảy ra nhiều cuộc đình công của công nhân ở một số DN, nhất là các DN nước ngoài, do đồng lương quá thấp, người lao động không đủ trang trải cuộc sống trong tình hình giá cả tăng cao. Nếu để tình trạng này kéo dài và lan rộng thì cả DN lẫn người lao động đều bị thiệt thòi. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng không được lạm dụng mức lương tối thiểu mà Nhà nước đặt ra để áp nó cho người lao động mà nhất thiết cần phải có một mức lương phù hợp với công sức mà người lao động bỏ ra. Giải quyết tranh chấp lao động trong bối cảnh hiện nay thì điều cần làm trước hết là điều chỉnh thu nhập cho người lao động để có thể giữ chân lao động trong bối cảnh lạm phát, tránh để mâu thuẫn bùng phát thành đình công.

Như vậy, trước những khó khăn hiện tại, cần có những cuộc trao đổi thẳng thắn giữa DN và người lao động. DN cần thường xuyên thăm hỏi và động viên, chia sẻ khó khăn với người lao động, có những thay đổi kịp thời về mức lương, đảm bảo cho người lao động có được cuộc sống ổn định, đồng thời cũng nên giải thích rõ những khó khăn DN đang gặp phải để có được sự thông cảm của người lao động.

Cả người lao động và chủ DN đều phải biết hy sinh một chút lợi ích của mình để cùng nhau vượt qua khó khăn, hướng tới tương lai.

Để từng bước giải quyết những vấn đề bức xúc của công nhân các khu công nghiệp, doanh nghiệp cần nắm chắc tình hình đời sống của công nhân, kịp thời giải quyết các vướng mắc, bảo đảm đời sống, vật chất, tinh thần cho công nhân và người lao động. Cần lựa chọn, xây dựng các đề án,

chương trình hành động có tính khả thi cao, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách như: thu nhập, tiền lương, bảo hiểm, y tế, phúc lợi công cộng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân... Tổ chức công đoàn cùng lãnh đạo các doanh nghiệp cần quan tâm, chăm lo hơn nữa đối với công nhân lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, hỗ trợ anh chị em học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, văn minh công nghiệp để họ yên tâm gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển ổn định.

Duy trì các bữa ăn và chế độ ăn ca đảm bảo chất và lượng, chăm lo chu đáo cho quyền lợi người đang công tác tại Công ty, nghỉ hưu, ốm đau hoặc khó khăn

Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ khám, chữa bệnh, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp điều trị kịp thời cho CBCNV và sắp xếp lao động hợp lý cho từng đối tượng phù hợp với sức khoẻ của mình.

• Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng.

Phải đặt lợi ích của người tiêu dùng, cộng đồng lên trên lợi ích của doanh nghiệp, chỉ sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng.

Phải thực hiện các biện pháp tự tách nhiệm, tự công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tự kiểm tra, tiến hành thu hồi đối với sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước , để luôn bảo đảm cho thị trường những mặt hàng

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 71 - 83)