Những rào cản và thách thức của CSR

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 32 - 34)

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT

2.2.2.Những rào cản và thách thức của CSR

Cũng theo báo cáo này, những rào cản và thách thức nhất cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm:

• Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn

• Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử(CoC).

• Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

• Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn.

• Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp.

• Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng. Những nguyên nhân được liệt kê ra trên đây có thể quy lại thành ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về nhận thức,nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý.

Tác động của cuộc suy thoái kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp đang giảm thiểu hoặc thậm chí xóa bỏ hoàn toàn trách nhiệm xã hội của mình. Mặc dù việc doanh nghiệp tồn tại được sau cuộc suy thoái là điều cốt yếu, nhưng hành động đó quả thực rất thiển cận.

Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần phải nói “có” thay vì nói “không” trước các trách nhiệm xã hội của họ. Dưới đây là 5 lý do cơ bản:

• Các vấn đề toàn cầu then chốt giữa các quốc gia đòi hỏi các công ty đa quốc gia và các CEO của họ phải tìm kiếm các giải pháp xã hội cho dù đó là giai đoạn nền kinh tế suy thoái hay thịnh vượng.

• Hậu quả của cuộc suy thoái là tình trạng nghèo đói hơn và làm trầm trọng thêm các vấn đề mà chính phủ quốc gia và các tổ chức phi chính phủ không thể tự giải quyết.

• Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin kinh doanh. Các doanh nghiệp, tổ chức đã cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm xã hội nên cố gắng giữ vững lời cam kết và tìm cách cắt giảm chi phí qua các điều chỉnh nội bộ khác.

• Người lao động bị thu hút và luôn mong muốn làm việc với các công ty có trách nhiệm xã hội và mong muốn được chứng kiến doanh nghiệp tiếp tục thực hiện cam kết trách nhiệm xã hội trong suốt khoảng thời gian khó khăn. • Số lượng người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm và dịch

vụ được cung cấp bởi các công ty có hồ sơ được chứng minh đã làm việc rất tốt, giữ vững cam kết trách nhiệm xã hội đang ngày càng gia tăng không ngừng.

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng áp lực cắt giảm chi phí trách nhiệm xã hội trước sức ép của khủng hoảng kinh tế là không tránh khỏi. Tuy vậy, các công ty có nguy cơ bị tổn hại nhất trước kế hoạch cắt giảm chi tiêu lại chính là những công ty không gắn kết với trách nhiệm xã hội.

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 32 - 34)