VIỆT NAM 3.1 Xu hướng chung của CSR hiện nay.
3.2.1. Đẩy mạnh toàn diện việc thực hiện CSR.
3.2.1.1 Mở rộng thực hiện CSR ở tất cả các tiêu chuẩn
Như đã trình bày ở trên, CSR không chỉ là việc làm từ thiện mà đó là một quá trình kết hợp toàn diện các hoạt động khác bao gồm bảo vệ môi trường, có ý thức đóng góp cho cộng đồng, đối xử tốt với người lao động….
Cần có các giải pháp đồng bộ, lâu dài nhằm nâng cao nhận thức của cảu doanh nghiệp, doanh nhân về CSR và kinh doanh bền vững, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Cần phân định rạch ròi giữa trách nhiệm xã hội với các hoạt động từ thiện xã hội, quyên góp tài trợ, tránh tình trạng một số doanh nghiệp coi đó là việc “ phú quý”, là “gánh nặng” , hoặc “lợi dụng” để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu.
3.2.1.2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt CSR.
• Bảo vệ môi trường
Thực hiện CSR, đạo đức kinh doanh, không thể chỉ dựa trên sự tự nguyện, tự giác của doanh nghiệp, mà luôn cần có sự đồng hành, vào cuộc của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng. Trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần ban hành, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nhằm quản lý chặt chẽ, chấn chỉnh hoạt động, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm,gây hại cho cộng đồng xã hội, cho môi trường, hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên…
Ngoài ra, Nhà nước nên khuyến khích doanh nghiệp đầu tư CSR qua những chính sách thuế, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về vốn,công nghệ, thị trường tiêu thụ …để doanh nghiệp có thể hoạt động đàng hoàng mà không phải quá so đo về lợi nhuận, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và có thể yên tâm thực hiện các hoạt động CSR. Tích cực hỗ trợ, quảng bá những kỹ thuật, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp sinh lời trong đầu tư bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần phải xây dựng luật pháp thật chặt chẽ, bắt buộc phải xử lý ô nhiễm, chế tài nghiêm minh đối với các vi phạm, thì tự bản thân các doanh nghiệp sẽ biết tìm cách giảm nguồn thải, như tách nước mưa khỏi dòng nước thải, cải thiện quy trình sản xuất, tăng cường sử dụng lại nguyên liệu thô, tái chế sản phẩm chưa đạt chất lương để giảm chất phế thải, hoặc dùng thiết bị để giảm tiêu thụ năng lượng, như việc sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact thay bóng đèn sợi tóc. Như vậy, sẽ có thêm cơ hội cho doanh nghiệp đạt hiệu năng cao hơn về việc sử dụng nguyên liệu thô, sử dụng năng lượng để hạ giá thành, từ đó tăng tính cạnh tranh trong việc hội nhập.
Một khi doanh nghiệp bị “làm khó” thì họ mới nhận ra có những sự phung phí cần cắt giảm, những khoản chi vô lý cần được xem xét lại. Nhiều
doanh nghiệp nước ngoài còn mang công nghệ lạc hậu có hại cho môi trường đến Việt Nam để làm ăn cho dễ dàng và có lãi nhiều hơn, cuối cùng thì Việt Nam tài nguyên quốc gia bị hao phí, và môi trường bị hủy hoại. Chính điều này cần sự chủ động sát sao trong việc quản lý của Nhà nước, cần phải thẩm định minh bạch dự án để xem dự án nào là hợp lý và dự án nào là nhen nhóm trong đó ý định phá hại môi trường. Nhà nước khi chưa xét đến việc là những doanh nghiệp nước ngoài có thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường hay không thì cần phải xem trước rằng họ có hủy hoại môi trường tài nguyên của Việt Nam hay không.
Trong những năm gần đây, quốc tế đã viện trợ cho Việt Nam để quảng bá và thực hiện công nghệ sach hơn. Nghĩa là nguyên tắc không phải chỉ lo xử lý chất thải, mà chính là giảm nguồn thải qua cách sử dụng, tái chế và ngăn chặn nguồn thải. Cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch hơn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít tiếp cận với kiến thức và công nghệ cần thiết. Nhà nước cũng cần đầu tư để trợ giúp những doanh nghiệp này vì thực chất họ đóng góp không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP cho đất nước. Điều này được hiểu theo 2 điều có lợi đó là : Đầu tư cho sản phẩm cụ thể như hàng tiêu dùng hoặc hàng xuất khẩu, nhưng cũng có khoản đầu tư đem lại lợi ích môi trường, phải được hiểu như là một khoản lợi nhuận nhưng ở bình diện quốc gia.
Thí dụ, một công ty thuộc da của Đức đang đầu tư vào một nhà máy ở Bình Dương. Họ đã thiết kế nhà máy này để đạt được tiêu chuẩn xanh nhất, sạch nhất, và sẽ giúp họ “giảm” chi phí hoạt động hàng năm lên đến 20-30%, có thể hòa vốn đầu tư cho hệ thống tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường chỉ trong vòng 2-3 tháng sau khi đi vào hoạt động!
Nhà tư vấn thiết kế và quản lý của dự án này, ABBO Engineering, cho biết thiết kế nhà máy sử dụng rất nhiều công nghệ thông minh thiên
nhiên (như rễ cây tre, cây sậy…) kèm theo công nghệ hiện đại để xử lý nước thải”.
• Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.
Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.
Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
• Đãi ngộ hợp lý với người lao động
Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, trước hết phải kể đến sự phối hợp trong soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là những văn bản liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người lao động, phối hợp tôt chức sâu rộng các phong trào thi đua, qua đó góp phần vào sự ổn định chính trị, công tác an sinh xã hội; phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người lao động, đặc biệt là vấn đề an toàn trong lao động, sản xuất….
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức công đoàn các cấp cần tích cực phối hợp với chính quyền giải quyết thỏa đáng theo đúng pháp luật về đình công, giải quyết các yêu cầu chính đáng của người lao động.
Bên cạnh những thuận lợi, dự báo tình hình kinh tế, xã hội sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vấn đề về việc làm của người lao động, quan hệ lao động còn phức tạp, đời sống của người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn..Vì vậy, Chính phủ và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cần tiếp tục phối hợp xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến công nhân, viên chức, lao động, chăm lo đời sống người lao động, đồng thời phối hợp tổ chức phát động và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua nhân dịp diễn ra các sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đất nước.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các công đoàn cần tổ chức các hoạt động kiểm tra, giảm sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn tại các doanh nghiệp, nhằm phát hiện sớm các vi phạm, kịp thời xử lý vi phạm, giải quyết vướng mắc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Điều chỉnh lương tối thiểu và 1 số chính sách như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, chủ nhà trọ không tăng giá nhà, doanh nghiệp dịch vụ bữa ăn giữa ca. Bên cạnh đó, công đoàn các cấp đã phối hợp tuyên truyền, phố biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định có liên quan cho công nhân, lao động tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật đối với người lao động và người sử dụng lao động, thúc đấy sản xuất kinh doanh phát triển.
Tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các kiến nghị của người lao động và tổ chức Công đoàn, làm tốt công tác đối ngoại và chế độ thông tin báo cáo.
Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phải được thực hiện đúng quy định của Bộ luật lao động, tránh tình trạng vi phạm quy định, buộc người lao
động phải làm từ 10-12 h/ ngày, thâm chí không trả lương thêm giờ, không giải quyết chế độ nghỉ bù.
Cần giám sát việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các doanh nghiệp. Nhất là đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, số vụ đình công luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, mà nguyên nhân là do người sử dụng lao động vi phạm quy định pháp luật lao động và các cam kết, thỏa thuận với người lao động, chậm trả lượng, không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh lao động, sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động thực hiện quyền tổ chức, lãnh đạo đình công theo thủ tục, trình tự pháp luật; tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tham gia tố tụng các vụ án lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động.
Tích cực tham gia thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động