Công cụ phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 60 - 62)

VIỆT NAM 3.1 Xu hướng chung của CSR hiện nay.

3.1.1. Công cụ phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Tục ngữ Trung Hoa có câu: “ Cho người một con cá, bạn nuôi người đó một ngày. Dạy người đó câu cá, bạn nuôi sống anh ta cả đời”. Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà CSR mang lại là các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR. Tuy nhiên, chi phí để áp dụng CSR có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở lợi nhuận. Thước đo thành công của doanh nghiệp là những tác động mà doanh nghiệp tạo ra với xã hội. Bên cạnh đó, lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với cả khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư.

Những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng…Các doanh nghiệp có thể thực hiện CSR bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử ( Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Theo xu hướng phát triển

bền vững của thế giới, doanh nghiệp muốn phát triển tốt không chỉ đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà phải quan tâm đến CSR.

Việc thực hiện CSR không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung. Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chiến lược và được đề ra từ những năm 80 của thế kỷ XX.

Việt Nam đang chủ trương xây dựng chiến lược phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam bao gồm: Một là, phát triển nhanh phải đi đôi với tính bền vững. Điều đó phải được kết hợp ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, ở cả tầm ngắn hạn lẫn dài hạn. Hai là, tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ba là, trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Bốn là, phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Năm là, phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Sáu là, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững(4). Rõ ràng là, với mục tiêu của phát triển bền vững như vậy, việc thực hiện CSR góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Trong thời đại toàn cầu hóa, doanh nghiệp không chỉ đại diện cho chính mình mà còn là bộ mặt của quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì vậy,

CSR không phải là bề nổi, không là một khía cạnh “ cộng thêm” mà là bản chất của doanh nghiệp. Vì chỉ có đạo đức tốt thì mới kinh doanh được, nghĩa là doanh nghiệp càng có trách nhiệm xã hội bao nhiêu thì càng có khả năng sinh lời bấy nhiêu và ngược lại. Và vì là bản chất nên doanh nghiệp phải thể hiện CSR môt cách toàn diện chứ không thể chỉ trên một khía cạnh hời hợt nào đó.

Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là: Khi doanh nghiệp kinh doanh tốt, họ hoạt động một cách có trách nhiệm với xã hội, thế nhưng khi thua lỗ chồng chất, ý tưởng về CSR không còn được để ý nữa. Tuy nhiên, theo mặt tích cực thì CSR sẽ thực sự giúp ích nếu công ty hoạt động kém. Các công ty có chỉ số trách nhiệm xã hội thấp thì giá cổ phiếu của họ sẽ tụt dốc nếu họ gặp phải một sự kiện tiêu cực. Các công ty có chỉ số trách nhiệm xã hội cao thì giá cổ phiếu của họ tụt giảm ít hơn. Như vậy, danh tiếng về CSR có thể là một loại bảo hiểm. Thực tế đã chứng minh, những công ty có trách nhiệm xã hội cao thì sau cùng bao giờ cũng phát triển. Và đồng tiền khi dùng vào việc hành động có trách nhiệm với xã hội sẽ hữu ích khi công ty lâm vào khó khăn.

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w