Nghĩa đối với khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 30 - 32)

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT

2.1.3. nghĩa đối với khách hàng

Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp: những sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị sử dụng tốt, đảm bảo độ an toàn cao khi sử dụng; được sống trong một môi trường trong sạch, một xã hội mà các vấn đề xã hội được giải quyết ở mức độ tốt nhất.

Các nhà nghiên cứu xã hội đã chỉ ra rằng, lòng tin của công chúng có thể xét trên nhiều phương diện. Theo công thức TRUST, mỗi chữ cái đại diện cho một nhân tố, một chiến lược hành động để xây dựng lòng tin của công chúng. Trong đó, T = Truth (việc xây dựng niềm tin phải được đặt trên nền tảng của sự trung thực), R=Reliable (sự tin cậy), U= Understanding (sự thấu hiểu và lắng nghe), S= Service (sự hỗ trợ của dịch vụ), T= Take the time (hiện diện để thăm hỏi, quan tâm và giải quyết những khúc mắc).Trên cơ sở này, để tăng cường niềm tin của công chúng, một thương hiệu cần giảm bớt việc tiếp thị bản thân và tăng cường sự tiếp xúc với công chúng.

Ngoài ra, nếu người tiêu dùng được mách bảo nhiều về tiếng tăm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp nào đó, thì họ có nhiều khả năng để lựa chọn mua hàng hóa đó hơn so với các sản phẩm cùng loại được trưng bày trước mắt. Cũng có thể họ được biết thông tin sản phẩm dịch vụ qua quảng cáo, truyền thông hoặc bị hấp dẫn bởi các chương trình khuyến mãi: Giảm giá, tặng kèm… Như vậy, tiếng tăm của doanh nghiệp ít nhiều cũng tạo ra một lý lịch ấn tượng cho sản phẩm, dịch vụ xuất hiện trên thị trường. Nó

giống như một sự “tự giới thiệu”: Sản phẩm này tốt, dịch vụ kia được nhiều đối tượng chọn dùng. Do đó, mức độ tin tưởng cũng gia tăng lũy tiến.

Biểu đồ -Kỳ vọng của người tiêu dùng về việc đóng góp phát triển cộng đồng của doanh nghiệp

(Nguồn: Fleishman-Hillard, “Rethinking Corporate Social Responsibility”(5/2006), National Consumers League Study, trang 6)

Nếu xét ở khía cạnh môi trường môi sinh, CSR làm người tiêu dùng tin tưởng bởi tính an toàn, vệ sinh, tốt cho sức khỏe con người, các hoạt động sản xuất kinh doanh không gây ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Nói như vậy để hiểu rằng doanh nghiệp làm CSR không phải để đánh bóng thương hiệu và hô hào tên tuổi, mà là một sự đầu tư lâu dài và nghiêm túc, đúng với bản chất ngành nghề cốt lõi đang kinh doanh: đầu tư cho hạ tầng cơ sở, môi trường, đầu tư cho sản phẩm và minh bạch đối với các vấn đề thuộc về đạo đức kinh doanh (sự cam kết chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu, sự công bố tài chính,…). CSR còn hướng đến những hoạt động có lợi cho người tiêu dùng, như một sáng chế mang tính tiết kiệm, thay đổi hoặc cải tiến những thiết bị chuyên dụng để giảm chi phí giá thành sản xuất, chia sẻ các vấn đề pháp lý trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những kế hoạch đầu tư chính đáng có bài bản, có chiến lược của hôm nay ắt hẳn sẽ sinh lãi cho mai sau.

Một “thương hiệu trách nhiệm” sẽ hiểu và phổ biến CSR để triển khai trong doanh nghiệp, làm cho công chúng tin tưởng doanh nghiệp hoạt động đúng với những lời cam kết của mình: Kinh doanh có trách nhiệm và luôn đặt lợi ích, quyền lợi của khách hàng lên trên hết. Với ý thức này, các doanh nghiệp không chỉ triển khai các hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận

đơn thuần, mà còn hướng tới các dự án đột phá mang tính cộng đồng để lan tỏa tinh thần này đến nhiều công dân doanh nghiệp khác.

2.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện CSR ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w