đồ án tổ chức sự kiện “ giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012”

68 2.6K 14
đồ án tổ chức sự kiện “ giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống hiện đại, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao, họ mong muốn có nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu của mình trong đó có nhu cầu được giải trí và xu hướng ngày nay lĩnh vực thể thao cụ thể là ngành thể thao dưới nước đang là một lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, cuộc sống hội nhập đã kéo theo sự gia nhập của nhiều loại hình thể thao dưới nước hiện đại khác như lướt ván, đua thuyền buồm…làm cho người dân quên đi những bộ môn thể thao dưới nước truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc như đua thuyền rồng, lắc thúng chai… Đây cũng là vấn đề mà nhóm quan tâm, chính vì thế tổ chức một giải đua thuyền truyền toàn quốc nhằm gợi về những giá trị truyền thống của dân tộc đó là một điều cần thiết. Trong quá trình học tập tại trường với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, nhóm cũng dần hình thành nên những kĩ năng trong công việc tổ chức các sự kiện. Tổ chức “ Giải đua thuyền truyền thống năm 2012” là đề tài đồ án mà nhóm chọn. Nội dung của đồ án bao gồm 3 chương : Chương 1:Cơ sở lý luận về tổ chức sự kiện Chương 2: Thực trạng về tổ chức giải đua thuyền truyền thống toàn quốc qua các năm. Chương 3: Tổ chức “ Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” Trong quá trình làm đố án nhóm đã cố gắng xây dựng nên ý tưởng và tìm kiếm thông tin nhưng do chưa được cọ sát với thực tế nhiều nên nhóm có nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo bộ môn Tổ Chức Sự Kiện – Nguyễn Thị Kim Ánh đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm thực hiện đồ án này. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN 1.1 Khái niệm Tổ chức sự kiện là tất cả các chương trình, hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ việc tiếp thị trực tiếp sản phẩm, công bố chương trình mới hoặc xây dựng tên tuổi lâu dài cho công ty, tổ chức. Tổ chức sự kiện là tất cả những gì có tính chất “điểm tụ” thu hút số đông nhằm nói lên mục đích nào đó của chủ nhân sự kiện khi hướng đến đối tượng của họ. 1.2 Vai trò 1.2.1. Truyền tải thông điệp - Mỗi một sự kiện đều có thông điệp cụ thể. Muốn thông điệp được công chúng nhớ thì doanh nghiệp phải nhắc đi nhắc lại thông điệp đó một cách nhất quán từ đầu đến cuối. - Thông điệp có thể được thể hiện qua hình ảnh, phông sân khấu, băng rôn treo, quà tặng, sản phẩm trưng bày, thậm chí tiếc mục giải trí như múa, ảo thuật, trò chơi Thông điệp cũng có thể được thể hiện qua lời như tên gọi sự kiện, bài phát biểu, bài thuyết trình, tài liệu, v v 1.2.2. Xác định khán thính giả mục tiêu - Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng. - Doanh nghiệp cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến họ. 1.2.3. Công cụ của chiến lược truyền thông - Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường 1.2.4. Đánh bóng thương hiệu - Tổ chức sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá tên tuổi của mình trong một năm, một chương trình giới thiệu sản phẩm mới trong 3 tháng, hoặc đơn giản chỉ là một cuộc hội nghị khách hàng, cuộc đi chơi dã ngoại cho nhân viên, hay một buổi gặp gỡ báo chí nhân dịp xuất khẩu chiến hàng đầu tiên. 1.3. Mục tiêu 1.3.1. Thông tin - Doanh nghiệp cung cấp những thông tin về doanh nghiệp (mục đích, tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, ). Dựa trên những thông tin nhận được, công chúng sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, biết doanh nghiệp đang làm gì. Từ đó họ sẽ quyết định có chấp nhận và ủng hộ doanh nghiệp hay không? 1.3.2. Tiếp thị, quảng bá thương hiệu - Gây sự chú ý cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiêp. - Tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng nhằm giúp tăng doanh số bán của doanh nghiệp. 1.3.3. Tạo mối quan hệ - Sự kiện là nơi tập trung các đối tượng công chúng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. - Thông qua sự kiện, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về tổ chức, tạo sự tin tưởng, lòng trung thành vào sản phẩm/ dịch vụ. - . Là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp 1.3.4. Mục tiêu kinh doanh - Tăng cường sản lượng bán ra thị trường. - Giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng. - Thiết lập hệ thống kênh phân phối. - Gia tăng lợi nhuận cho tổ chức. 1.4. Quy trình tổ chức sự kiện 1.4.1. Nhận, thu thập thông tin Thông qua bước nhận bảng yêu cầu sáng tạo (Brief) từ cấp trên (đối với những người làm sự kiện cho chính công ty mình (In house Event) hay Khách hàng (đối với Event Agency), người làm sự kiện phải có được những thông tin cơ bản: Mục đích, lý do tổ chức sự kiện, thời gian, số lượng tham gia, đối tượng tham dự, các yêu cầu đối với sự kiện… từ đó sẽ xác định được hướng đi cho công việc tổ chức sự kiện của mình. Thường các sự kiện tổ chức cho chính công ty thì trong bước này ta thực hiện các công việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, khán thính giả mục tiêu. Còn các sự kiện tổ chức cho khách hàng, thường nhận bảng yêu cầu của họ và thực hiện, tuy nhiên cũng có những trường hợp với đơn hàng là tư vấn chiến lược cho khách hàng thì ta cũng phải tiến hành thu thập thông tin, phân tích và đưa ra các mục tiêu, đối tượng cụ thể để định hướng cho việc tổ chức sự kiện. 1.4.2. Hình thành ý tưởng (Concept) và chủ đề(Theme) Ý tưởng chủ đạo của một sự kiện, thường được người làm sự kiện ví như “linh hồn của sự kiện” cho nên bước hình thành ý tưởng cho sự kiện rất quan trọng. Sau khi đã có ý tưởng (Concept), người ta sẽ phát triển được chủ đề (Theme) của sự kiện, những hiệu ứng về phần nhìn như thiết kế sử dụng trong chương trình, việc trang trí, hoạt động của sự kiện sao cho phù hợp với ý tưởng đã định ra. Nếu ý tưởng là “linh hồn” thì chủ đề là “diện mạo” của sự kiện. Chủ đề chi phối toàn bộ nội dung và các hoạt động của sự kiện, là cái trực quan, đập vào mắt người tham dự, còn ý tưởng phải thông qua những gì diễn ra ở sự kiện làm cho người tham dự cảm nhận được nó. Để có một ý tưởng thuyết phục người tổ chức sự kiện phải đầu tư cho những ý tưởng vừa độc đáo, mới lạ, ấn tượng vừa có tính khả thi, tuy nhiên, tất cả những điếu đó không nằm ngoài khuôn khảo thông điệp mà sản phẩm cần truyền tải đến khách hàng của nó. Để có được ý tưởng và chủ đề, người ta phải dựa trên các thông tin về đặc điểm, thông điệp của sản phẩm, văn hóa và hành vi tiêu dùng của khách hàng, và mục tiêu truyền thông của sự kiện. Quá trình cùng nhau ngồi phát triển các ý tưởng để hình thành nên ý tưởng và chủ đề người ta gọi là tấn công não. 1.4.3. Lập kế hoạch và báo giá Từ ý tưởng chủ đạo phát triển ra nhiều ý tưởng (Idea), tuy nhiên các ý tưởng này phải xoay quanh ý tưởng chủ đạo. Và sau khi phát triển được các ý tưởng thì phác thảo kế hoạch (proposal) dựa trên những ý tưởng đó. Một kế hoạch hoàn hảo phải vẽ ra cho khách hàng/cấp trên bức tranh mang tính khả thi về việc thực hiện sự kiện đó: Ý tưởng, mục tiêu, nội dung chương trình, quá trình thực hiện, kế hoạch truyền thông, cách thức đo lường hiệu quả… Với một bảng kế hoạch cần chú ý hình thức viết, cách thức trình bày, cách thể hiện nội dung diễn đạt ý tưởng, văn phong của bạn. Ngoài ra việc năm bắt “gu” chủa khách hàng, cấp trên để có cách trình bày bảng kế hoạch tạo sự thoải mái, thiện cảm khi đọc nội dung. Để cho người đọc bảng kế hoạch có thể hình dung được “mặt mũi” chương trình, thông thường phải có các thiết kế đi kèm: Bandrol, vé mời, phông sân khấu (backdrop), tờ rơi, phối cảnh sân khấu… Càng đầu tư cho phần thiết kế, kế hoạch sẽ càng hấp dẫn, dễ hình dung, dễ đi vào lòng người và cơ hội thắng thầu cao hơn. Một phần không thể thiếu nữa là dự trù kinh phí (nếu làm cho công ty), hay báo giá (nếu làm cho khách hàng). Việc dự trù kinh phí phải đi sát với bảng kế hoạch để tránh việc bỏ qua các mục. Phải dự kiến trước danh mục hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho tổ chức sự kiện về số lượng, chất lượng và chi phí. Tùy loại hình sự kiện và nội dung của nó mà chúng ta lên kế hoạch dự trù các hạng mục cho phù hợp với sự kiện. Thông thường bảng ngân sách cho một sự kiện có các khoản mục sau: - Địa điểm (thuê địa điểm, đò dùng tại địa điểm…) - Dịch vụ ăn uống - Trang trí (hoa, bóng bay, cổng chào….) - Thiết bị truyền thông (âm thanh ánh sáng, thiết bị trình chiếu, photo, camera…) - Văn nghệ - Set up (sân khấu, bàn ghế,…(nếu những thứ này không có trong phí thuê địa điểm)) - Thiết kế, in ấn (banner, backdrop, thiệp mời, menu, brochure, place card, …) - Nhân sự (nhân công setup, dàn dựng, ca sĩ, PG, tiếp tân, đồng phục, …) - Trò chơi, quà tặng - Phương tiện đi lại, vận chuyển - Giao tiếp (gọi điện thoại, gửi thiệp mời, tiếp khách, …) - Bảo hiểm, an ninh (nếu có) - Chi phí khác (tiền điện, nước, …) - Chi phí dự phòng, chi phí phát sinh Nên chủ động liên hệ nhà cung cấp để biết giá cả, và phải lưu ý đến giới hạn ngân sách và cuối cùng là không thể không tính đến phần chi phí dự phòng cho sự kiện, tùy thuộc quy mô mà phần này có thể là từ 5 – 10% trong toàn bộ chi phí. 1.4.4. Thuyết trình kế hoạch Sau khi đã có trong tay kế hoạch, các thiết kế và dự toán ngân sách cho sự kiện, bắt đầu cho bước gặp khách hàng/ cấp trên để thuyết trình kế hoạch của mình. Thông qua việc thuyết trình, bạn phải làm cho người nghe hình dung được tiến trình thực hiện kế hoạch sẽ như thế nào, mức độ khả thi ra sao, một số khách hàng/ cấp trên sẽ đòi hỏi bạn cho họ thấy được cơ sở đánh giá, đo lường hiệu quả mà sự kiện mang lại cho họ. Nếu sự kiện mà bạn thuyết trình đáp ứng được mong đợi của họ, về yêu cầu tổ chức, mức độ khả thi, chi phí, họ sẽ chấp thuận cho bạn tiến hành. 1.4.5. Tổ chức sự kiện Để tổ chức triển khai một kế hoạch, đầu tiên đòi hỏi phải có nhân sự thực hiện. Nếu là người trong một công ty, cần huy động nhóm/ phòng ban của mình, nhờ sự hỗ trợ của phòng ban khác để thực hiện, đôi khi còn phải thuê ngoài để có người hỗ trợ thực hiện. Nếu ở một công ty sự kiện, việc này hẳn đã có quy trình riêng và có những nhân sự được phân công phụ trách từng phần dựa trên chuyên môn của mình: Bộ phận phụ trách khách hàng (Account), bộ phận thiết kế (Design), bộ phận ý tưởng (Creative), bộ phận sản xuất (Production), bộ phận tài chánh (Finance), bộ phận truyền thông đối ngoại (PR-Media)… Nhiệm vụ của một người quản lý dự án, cụ thể là quản lý chính sự kiện này, là kết nối các bộ phận nhằm thực hiện thông suốt sự kiện. Bạn sẽ phải lên các bảng mô tả, phân công công việc, tiến độ (schedule) có các thời hạn cụ thể… thật chi tiết và giám sát, đôn đốc công việc của từng bộ phận nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị thật tốt. Trước sự kiện (Pre-Event) sẽ có rất nhiều hạng mục cần phải tiến hành: Từ khảo sát địa điểm, xin giấy phép, thiết kế, sản xuất cho đến thuê nhân sự, giải trí văn nghệ, dàn dựng lắp đặt (set up), truyền thông cho chương trình, sắp xếp việc mời khách, phương tiện đi lại (nếu có), tổng duyệt (rehearsal)… và bạn sẽ phải thật chu đáo và nghiêm túc để hoàn thành. Ngoài ra còn phải dự phòng các rủi ro, sự cố có thể xảy ra để có biện pháp ứng biến phù hợp. Trong sự kiện (At-Event), với vai trò trưởng dự án, bạn sẽ là đầu não chỉ huy mọi hoạt động. Một người chỉ huy tốt sẽ biết cách vận hành guồng máy của mình suôn sẻ, đem lại một sự kiện làm hài lòng người tham dự lẫn Công ty/ Khách hàng. Mọi việc vẫn chưa kết thúc mà có rất nhiều công việc khác cần giải quyết ngay sau sự kiện (Post-Event): dọn vệ sinh ngay sau khi sự kiện kết thúc, bàn giao địa điểm cho chủ địa điểm, trả lại các thiết bị, vật dụng thuê mua từ nhà cung cấp, rồi có thể phải cùng nhóm làm sự kiện (Event team) ăn mừng sau khi tổ chức thành công (thậm chí là không thành công). 1.4.6. Đánh giá Sau đó vài ngày chúng ta phải gởi báo cáo tổng kết cho khách hàng và tổng kết, quyết toán với công ty: - Quyết toán chi phí, các hạng mục phát sinh thêm bớt, tính toán thù lao, thưởng phạt cho nhân sự trong chương trình. - Tổng kết lại những gì đã làm được, chưa làm được, đo lường hiệu quả chương trình: bao nhiêu người tham dự, bao nhiêu người đăng ký mua hàng (nếu có), phản hồi của họ. - Công tác quảng cáo, truyền thông: Bao nhiêu banner đã được treo, bao nhiêu tờ phơi đã phát, phát ở đâu, bao nhiêu bài PR đã được đưa lên báo… - Các hình ảnh báo cáo, các link… đính kèm Trong nhóm sự kiện cũng cần tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm… càng sớm càng tốt ngay sau sự kiện vì điều này rất quan trọng để chúng ta có những sự kiện tiếp theo được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. Như vậy là chúng ta đã trải qua tất cả các công đoạn trong việc thực hiện một sự kiện. Nhưng trên thực tế, những gì phải làm cho một sự kiện không chỉ gói gọn trong một, hai trang giấy, mà nó là hàng tấn công việc của nguyên một tập thể. Nói ngắn gọn, đằng sau một sự kiện, có rất nhiều thứ để làm. 1.5. Các loại hình sự kiện 1.5.1. Phạm vi không gian Gồm có 2 loại: + Sự kiện bên ngoài + Sự kiện bên trong 1.5.2. Nội dung sự kiện Tùy vào nội dung của sự kiện mà có những loại sự kiện như: + Họp báo là buổi họp mà khách mời là báo chí (gồm đài truyền hình, đài phát thanh, báo viết, báo điện tử ). Mục đích: Thường thì doanh nghiệp sẽ họp báo để thông báo một tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp (khai trương, động thổ, đổi tên, giới thiệu logo), đến ho ạt động kinh doanh (tung ra sản phẩm mới), hay các hoạt động mà xã hội tham gia (đóng góp cho quỹ hỗ trợ ngưòi nghèo). + Tổ chức hội nghị, hội thảo Hội nghị là cuộc gặp mặt của nhiều người để bàn về một số nội dung, vấn đề quan tâm. Mục đích của hội nghị: Thảo luận, trao đổi, thống nhất một số nội dung, vấn đề trong chương trình công tác hoặc đang được quan tâm lưu ý. Những đề xuất, kiến nghị hoặc dự báo vấn đề một cách có cơ sở khoa học. + Tổ chức khai trương Mục đích: nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi đển khách hàng, đó là: ”Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi khác với các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi tối hơn các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi đang sẵn sàng phục vụ bạn”. Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng có ấn tượng mới lạ và tốt đẹp về buỗi lễ khai trương. + Tổ chức lễ ra mắt sản phẩm. Giới thiệu sản phẩm mới những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm với các chương trình giải trí, biểu diễn. Mục đích: là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty. Kỷ niệm thành lập Mục đích: thâm niên hoạt động trong một ngành nghề nào đó của doanh nghiệp là một điều đáng để doanh nghiệp tự hào và tận dụng cơ hội này để củng cố sự ủng hộ, lòng trung thành của những khách hàng trong quá khứ và hiện tại. + Tổ chức triển lãm Triển lãm thương mại là sự kiện thương mại liên quan đến việc đàm phán các tỷ lệ tài trợ cho gian hàng thương mại quảng cáo, không gian và thúc đẩy sự kiện này, tại những triển lãm thương mại, các nhà kinh doanh có thể trưng bày sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Mục đích: Tổ chức tham dự triển lãm thương mại là một hoạt động thế hệ lãnh đạo, hoặc tổ chức để củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trong số những người tham dự, chẳng hạn như các thành viên, khách hàng, triển vọng và các nhà cung cấp. + Tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao Là những sự kiện gây được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Những chương trình này cần được tổ chức và quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc. Thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các trò chơi và các cuộc thi. Và người tham gia cần phải được thông báo, hướng dẫn rõ ràng về những thể lệ cuộc chơi như cách thức chọn lựa, đánh giá và trao giải thưởng. 1.5.3. Theo lĩnh vực. + Sự kiện chính trị + Sự kiện văn hóa + Sự kiện kinh tế +Sự kiện xã hội + Sự kiện giải trí vv…. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng 1.6.1. Thời tiết Khí hậu thời tiết tác động trực tiếp vào tổ chức sự kiện, quyết định rất lớn khả năng thành công của sự kiện, nhất là sự kiện tổ chức ngoài trời. Do vậy, xem xét thời tiết để dự liệu công việc là rất cần thiết và không thể thiếu.Mỗi một mùa đều mang đến những việc cần phải xem xét và những tin tức cần được tính đến khi chúng ta cân nhắc quyết định về địa điểm và ngân sách tổ chức sự kiện. Tuy không dự đoán chính xác được thời tiết song Nhà tổ chức sự kiện có thể chuẩn bị được những vấn đề cơ bản do thời tiết gây ra. Nhà tổ chức cần lưu ý rằng thời tiết khí hậu mang tính quy luật của tự nhiên, song tác động cụ thể của nó tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội lại phải gắn với địa hình từng khu vực. Khi tiến hành phân tích thời tiết để dự trù công việc phải kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố đó mới có thể xuyên suốt những công việc cụ thể phải giải quyết do thời tiết gây ra. Ở Việt Nam, thời tiết mang tính quy luật rõ nét ở hai miền rất khác nhau, vì vậy sự ảnh hưởng của thời tiết cũng có sự khác nhau.Trước khi lên chương trình, hãy xem xét [...]... tin về ngày, giờ, địa điểm tổ chức Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” một cách chính xác và nhanh chóng Vì đây là giải đua thuyền truyền thống có quy mô toàn quốc và được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên-Huế nên chúng tôi quyết định chọn các kênh VTV1, VTV3 và TRT1 (đài truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế) để đưa bản tin cho Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012”, các kênh này có tính... hợp tổ chức Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” là dịp để tôn vinh các giá trị văn hoá biển truyền thống đã có từ rất lâu đời của dân tộc, đó là những cuộc đua thuyền rồng, những cuộc thi lắc thúng chai mà ngày nay đang có nguy cơ bị lãng quên bởi một số loại hình thể thao dưới nước hiện đại khác như lướt ván, đua thuyền buồm… Ngoài ra giải. .. không kém phần quan trọng 1.6.4 Tài chính Tài chính là vấn đề quan trọng và là hàng đầu của tổ chức sự kiện tài chính quyết định việc tổ chức sự kiện có thể được hay không cũng như mục tiêu sự kiện, quy mô tổ chức sự kiện CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC “GIẢI ĐUA THUYỀN TRUYỀN THỐNG TOÀN QUỐC” QUA CÁC NĂM 2.1 Tổng quan về thể thao Theo nghĩa hẹp thể thao là một hoạt động trò chơi( trình độ khác nhiều... định và bộ môn đua thuyền truyền truyền thống cũng không ngoại lệ, cụ thể nó có các điểm mạnh như sau: - Các nội dung thi đấu trong bộ môn đua thuyền truyền truyền thống rất đa dạng như đua thuyền rồng , lắc thúng chai…từ đó có thể thu hút được khán giả - Quy định trong giải đua thuyền truyền thống rất cụ thể từ đó các VĐV có thể tránh được những sai sót đáng tiếc - Đua thuyền truyền thống là bộ môn... Thiên- Huế phối hợp tổ chức giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012 Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012 với chủ đề “Thừa Thiên Huế - Điểm đến văn hóa biển Việt Nam” hộ tụ những đoàn đua thuyền truyền thống mạnh trên cả nước với những kỹ năng về kỹ thuật và chuyên môn cao hứa hẹn sẽ đem lại những giây phút gây cấn, hồi hộp nhưng không phần hấp dẫn cho người xem Giải được kéo dài từ... ra một cách tốt đẹp không có sơ xuất nào xảy ra Ở đây Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” cũng có các quy định trong thi đấu như sau:( xem phần phụ lục) 3.3.6 Nội dung của chương trình Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012 với chủ đề là “Thừa Thiên Huế Điểm đến văn hóa biển Việt Nam” sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 18 tháng 4 năm 2012 bao gồm các nội dung như sau: Nội dung trước... hiện Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” là : Đơn xin cấp phép tổ chức giải, Bản cam kết tổ chức giải đúng theo quy định và một số giấy tờ khác có liên quan khác 3.3.8 Lên nội dung cho việc quảng bá chương trình Khi xây dựng một chiến lược truyền thông cần lựa chọn được những công cụ truyền thông tích hợp phù hợp để có thể truyền thông một cách hữu hiệu nhất Trong ‘ Giải đua thuyền truyền. .. gia Đua thuyền đã có thêm sứ mệnh của cuộc thi tài và biểu dương sức mạnh tập thể 2.2.2 Giới thiệu về các sự kiện đua thuyền truyền thống đã diễn 2.2.2.1 Đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2009 Giải Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2009 sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 01/7 - 03/7/2009 tại sông Thạch Hãn - Thị xã Quảng Trị Có 07 tỉnh, thành: An Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng... 500m, 1000m thuyền 12 nam, nữ; thuyền 22 nam, nữ và thuyền 12, 22 nam-nữ hỗn hợp 2.2.2.2 Đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2010 Giải Đua thuyền truyền thống vô địch toàn quốc năm 2010 trong chương trình Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI – 2010 diễn ra từ ngày 24 – 26/4/2010 tại sông Hàn, Tp Đà Nẵng do Hiệp hội Thể thao Dưới nước Việt Nam và Sở VHTTDL Tp Đà Nẵng phối hợp tổ chức Tham dự giải có trên... thuyền 1 tay chèo cụ thể Nội dung Hỗn hợp 200m Thuyền 20 Thuyền 20 Thuyền 10 Thuyền 20 Nữ 500m Thuyền 20 Nam 1.000m Thuyền 10 Thuyền 20 Thuyền 10 Thuyền 20 Thuyền 10 Thuyền 20 Thuyền 10 Thuyền 20 Thuyền 10 Thuyền 20 Thuyền 10 Thuyền 10 Thuyền 10 Bảng: Nội dung thi đấu bộ môn đua thuyền rồng Nội dung 100m 200m Nam Thuyền 1 Thuyền 1 Nữ Thuyền 1 Thuyền 1 Bảng: Nội dung thi đấu bộ môn lắc thúng chai 3.3.5 Những . Chương 2: Thực trạng về tổ chức giải đua thuyền truyền thống toàn quốc qua các năm. Chương 3: Tổ chức “ Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” Trong quá trình làm đố án nhóm đã cố gắng xây. công việc tổ chức các sự kiện. Tổ chức “ Giải đua thuyền truyền thống năm 2012” là đề tài đồ án mà nhóm chọn. Nội dung của đồ án bao gồm 3 chương : Chương 1:Cơ sở lý luận về tổ chức sự kiện Chương. của tổ chức sự kiện. tài chính quyết định việc tổ chức sự kiện có thể được hay không cũng như mục tiêu sự kiện, quy mô tổ chức sự kiện. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC “GIẢI ĐUA THUYỀN TRUYỀN THỐNG

Ngày đăng: 12/08/2014, 20:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.3.7. Lập nội dung giấy phép thực hiện chương trình.

    • 3.3.8.3. Quảng cáo trên báo

    • 3.3.8.4. Quảng cáo ngoài trời

    • Sau khi đã xem xét nhiều mặt, tính chất, hiệu quả. Chúng tôi lựa chọn các loại hình quảng cáo ngoài trời như: banroll, phướn, tờ rơi.Cụ thể:

    • a. Banroll

    • 3.3.9. Xin tài trợ

    • 3.5.4. Khái quát buổi lễ khai mạc.

      • 3.5.4.1.Khu vực bên ngoài.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan