Đồ án nghệ thuật giao tiếp

36 252 0
Đồ án nghệ thuật giao tiếp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua nhiều thời kỳ, ngôn ngữ đã và đang phát triển không ngừng. Nó thể hiện, diễn đạt tâm tư, suy nghĩ và mong ước của mọi người, mọi thế hệ. Đặc biệt là trong thế kỉ XXI, thế kỉ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại sẽ mở ra cơ hội tốt đẹp cho sự phát triển toàn diện của đất nước ta. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính giữa các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số phạm vi sử dụng, có sự "cạnh tranh" giữa tiếng Việt với một số tiếng nước ngoài, đặc biệt là với tiếng Anh. Từ đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội phát triển hiện nay. Tuy vậy, tiếng Việt luôn luôn có vai trò quyết định trong việc giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa của mình. Những "tranh chấp" mới xuất hiện và cũng là gay gắt nhất của các biến thể mới trong tiếng Việt (kể cả phạm vi phong cách) là giữa xu hướng "quốc tế hóa" và xu hướng "Việt hóa". Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài này là mong muốn trong mỗi chúng ta nên nhận định đúng về ngôn ngữ giao tiếp và đặc biệt là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Đối tượng nghiên cứu đề tài Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp (cụ thể là tiếng Anh) 3. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần chính: Phần A: Cơ sở lý luận về ngôn ngữ giao tiếp Phần B: Thực trạng của việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt Phần C: Giải pháp cho việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt. Vì đề tài này mới và rộng nên thiếu sót trong quá trình hoàn thành đồ án là khó tránh khỏi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cám ơn! GVHD: Lê Thị Hải Vân 1 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GVHD: Lê Thị Hải Vân 2 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1 3. KẾT CẤU ĐỀ TÀI 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP 4 1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIAO TIẾP 4 1.1.2. Chức năng và vai trò của giao tiếp 4 1.1.3. Nguyên tắc trong giao tiếp 5 1.1.4. Phương tiện giao tiếp 7 1.2. NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP 10 1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ 10 1.2.2. Chức năng và vai trò của ngôn ngữ 10 1.2.3. Phân loại ngôn ngữ 11 1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT 12 1.3.1. Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước 12 1.3.2. Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 12 1.3.3. Tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ 12 1.3.4. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc 12 1.3.5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT 13 2.1. SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 13 2.1.1. Sự hình thành và thâm nhập của ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt 13 2.1.2. Sự thông dụng của tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Anh) tại Việt Nam 16 2.2 NHỮNG ĐỐI TƯỢNG TIẾP NHẬN NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP 18 2.2.1. Giới trẻ 20 2.2.2. Giới công sở 21 2.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP 23 2.3.1. Nguyên nhân khách quan 23 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 23 2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐÊN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 23 2.4.1. Những mặt tích cực của ảnh hưởng tiếng nước ngoài 23 2.4.2. Những mặt trái của việc lạm dụng tiếng nước ngoài 24 2.5. Ý THỨC VÀ VĂN HÓA TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG SÁNG, KỂ CẢ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NƯỚC NGOÀI 29 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT 31 3.1. BẢO VỆ TIẾNG VIỆT BẮT ĐẦU TỪ NHÀ TRƯỜNG 31 3.2. GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 31 3.2.1. Về phần của đảng và nhà nước. 31 3.2.2. Về phần của toàn dân: 32 KẾT LUẬN 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 GVHD: Lê Thị Hải Vân 3 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP 1.1. Tổng quan về giao tiếp 1.1.1. Khái niệm về giao tiếp Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác, giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau sau đây: - Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm - Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng. 1.1.2. Chức năng và vai trò của giao tiếp 1.1.2.1. Chức năng thông tin GVHD: Lê Thị Hải Vân 4 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách. 1.1.2.1. Chức năng cảm xúc Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người. - Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen… của mình, do đó các chủ thể có thể có nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình. - Chức năng điều chỉnh hành vi Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác. - Chức năng phối hợp hoạt động Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người. Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay nói một cách khá đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức 1.1.3. Nguyên tắc trong giao tiếp GVHD: Lê Thị Hải Vân 5 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp 1.1.3.1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu: Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu. Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm chia thành các bước sau: Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận). Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có). Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng). Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác, tương lai của sự cộng tác đó. Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình. 1.1.3.2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án: Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những mặt mạnh, những ưu điểm ) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm ) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra "dấu cộng" trong cả khối "dấu trừ" và phát hiện kịp thời "dấu trừ" trong "vô khối dấu cộng" để có thể dự đoán được tác động có hại của mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối "dấu cộng". Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích phản ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm xuống còn 1 (-). 1.1.3.3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu: GVHD: Lê Thị Hải Vân 6 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v ? - Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người ấy đang thiếu, đang cần. - Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin tưởng. - Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành. - Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành. - Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp. - Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ. - Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu. Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và điều quan trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình. 1.1.4. Phương tiện giao tiếp Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói, trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp… Đó là một hệ thống toàn vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp thành hiện thực trong thực tế. 1.1.4.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ lại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Nó dựa vào các yếu tố: GVHD: Lê Thị Hải Vân 7 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp - Nội dung ngôn ngữ: nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức để tồn tại là: Khách quan và chủ quan. Hiểu được cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là khả năng đồng cảm. - Tính chất của ngôn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu… Có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lời thế cho ta để giao tiếp được thành công. Điệu bộ khi nói sẽ phụ học theo lời nói để giúp thêm nghĩa cho nó. Tuy nhiên điệu bộ phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép mình bằng cách bắt chước điệu bộ của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất. Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết. Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác động. Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Trong giao tiếp, tùy vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh… mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau. Theo như cách chia của trường phái Palo Alto thì có giao tiếp chỉ định và giao tiếp loại suy; hay bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thì lại gọi là giao tiếp nói chỉ (chỉ định) và giao tiếp nói ví (loại suy). Trong tiếng Việt tương ứng với cách gọi như trên ta còn có thể gọi là hiển ngôn và hàm ngôn. 1.1.4.2. Phương tiện giao tiếp bằng phi ngôn ngữ Là tất cả các kích thích bên ngoài và tâm lí bên trong của con người không phải là lời nói và chữ viết, bao gồm sự chuyển động của thân thể, các đặc điểm của cơ thể được biểu lộ ra ngoài, các đặc điểm giọng nói và sự sử dụng không gian và thời gian. Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng, nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp. - Ngôn ngữ cơ thể • Sự biểu cảm: nét mặt, nụ cười, ánh mắt… • Những minh họa: điệu bộ, cử chỉ đi kèm và bổ túc cho lời nói. • Những biểu tượng: Những động tác được “từ điển hóa” một cách chính xác. GVHD: Lê Thị Hải Vân 8 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp - Đặc điểm cơ thể • Ngoại hình là nững đặc điểm tự nhiên ít thay đổi ngư: Dáng người, màu da và những đặc điểm thay đổi đượcnhuw tóc, râu, trang điểm trang sức. • Dựa vào ngoại hình để lựa chọn trang phục phù hợp trong mỗi môi trường giao tiếp. - Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò vị trí xã hội của cá nhân, thông thường một cách vô thức, nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận • Sự đi đứng: Dáng đi, thế đứng nói lên được phong cách của người giao tiếp. • Thế ngồi: Thể hiện được đức tính và bản chất của người giao tiếp. - Giọng nói: Là nhịp điệu, âm thanh, ngữ điệu được sử dụng khi nói để thể hiện mối quan hệ tâm trạn, suy nghĩ của người nói đồng thời tạo tâm lí thoải mái và hứng thú cho người nghe. - Khoảng cách: Là phương tiện để bộc lộ mối quan hệ tình cảm giữa các bên với nhau. Có 4 khoảng cách giao tiếp • Khoảng cách thân mật: 0-0.5m • Khoảng cách riêng tư: 0.5-1m • Khoảng cách xã hội: 1-3.5m • Khoảng cách xã giao: 3.5-7.5m Những hành vi giao tiếp đặc biệt: Gồm những động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác vai, bắt tay…Nó chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt. - Ngoại cảnh: • Thời gian: Có sự sắp xếp thời gian và luôn đúng hẹn, đúng giờ biểu hiện một tác phong nghiêm túc và lịch sự. • Môi trường; Giao tiếp hiệu quả còn dựa vào bầu không khí, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh thích hợp. - Đồ vật: GVHD: Lê Thị Hải Vân 9 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp • Những phụ kiện đi kèm trong quá trình giao tiếp thể hiện phong cách của người giao tiếp. • Trong giao tiếp người ta dùng những trang sức, quà tặng, giỏ xách, đồng hồ… đều mang những thông điệp xác định. • Hình thức có thể là tặng quà, bưu ảnh, hoa, đồ lưu niệm… Tóm lại, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố văn hóa, đặc điểm dân tộc, phong tục, tập quán. 1.2. Ngôn ngữ trong giao tiếp 1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ Giống như các phạm trù khác, ngôn ngữ cũng có rất nhiều khái niệm: - Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu quan trọng và độc đáo nhất trong giao tiếp của loài người; là phương tiện để biểu hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao có hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử - văn hoá của một dân tộc. - Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín hiệu bao gồm mặt hình thức và mặt nội dung. - Ngôn ngữ là âm thanh có ý nghĩa và hệ thống mà loài người dùng để liên lạc, cảm thông và diễn đạt tư tưởng với nhau. Tóm lại: Ngôn ngữ có thể được hiểu là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. 1.2.2. Chức năng và vai trò của ngôn ngữ - Chức năng chỉ nghĩa: Từ ngữ chỉ bản thân, sự vật hiện tượng, đã được chuẩn hóa từ xưa đến nay. - Chức năng khái quát hóa: Là hệ thống những từ ngữ chỉ một loại sự vật hiện tượng có chung thuộc tính bản chất. - Chức năng thông báo: Là truyền đạt và tiếp xúc thông tin để biểu cảm, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển loài người, làm cho đời sống tâm lý con người khác xa về chất so với con vật. GVHD: Lê Thị Hải Vân 10 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D [...]... của mình trở nên nghèo nàn, trì trệ; nhưng cũng đừng vô tình tiếp tay cho sự “xâm thực” và xa hơn, có thể là sự thôn tính Giao tiếp và ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp là một nét văn hóa nằm trong tổng thể văn hóa Việt Nam nói trên Dù hội nhập ở mức độ nào thì việc phải gìn giữ vẻ đẹp, sự trong sáng, thuần khiết của tiếng Việt trong giao tiếp vẫn rất quan trọng, bởi tiếng Việt là bản sắc riêng có của... và ngôn ngữ Áp dụng lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự giao thoa ngôn đang phát triển Thuật ngữ tiếp xúc ngôn ngữ được đề ra thay thế cho thuật ngữ “ sự pha trộn ngôn ngữ” Sự tiếp xúc ngôn là một hiện tượng xã hội- ngôn ngữ học Do các điều kiện đặc biệt về địa lý, lịch sử xã hội những tập thể người vốn nói các thứ tiếng khác nhau trong khi gặp gỡ ,giao lưu với nhau phải dùng ngôn... Trong quá trình giao tiếp rất hay dùng giới ngữ ví dụ như “ cho thấy rằng”, dùng giới từ như một chủ ngữ ví dụ như “ cho chúng ta thấy rằng” Trình độ ngoại ngữ của các công ty liên doanh không phát triển, vấn đề giao tiếp với nước ngoài, chúng ta vẫn còn dùng những ngôn ngữ không diễn đạt được hết nghĩa của câu nói trong giao tiếp Đôi khi chúng ta dùng những từ vựng mang tính chất đồng nghĩa Việc nắm... tiêu chí hàng dầu, ta không thể đòi hỏi những sự giao tiếp, cách thông tin thực sự có “hồn” được GVHD: Lê Thị Hải Vân 26 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Ngàn năm xưa đã thế và ngàn năm sau vẫn thế Ngôn ngữ “đánh dấu” các sự kiện, hiện tượng và tường minh... tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", bồi hồi trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động" Đặc biệt là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp... sự giao lưu kinh tế, văn hóa, còn ngôn ngữ sẽ lâu bị ảnh hưởng hơn GVHD: Lê Thị Hải Vân 30 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT Ngôn ngữ phản ánh tất cả khía cạnh của đời sống, trong đó có văn hóa Vì vậy bảo vệ sự trong sáng... một hiện tượng văn hóa và là một phương tiện để giao lưu văn hóa Đã hơn hai chục năm nay, Việt Nam đã và đang vào lộ trình mở cửa hội nhập với thế giới Giao lưu và giao thoa cũng là nhu cầu tất yếu của xu hướng này Dĩ nhiên, GVHD: Lê Thị Hải Vân 23 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp văn hoá trong đó có ngôn ngữ, là một... bão của khoa học-công nghệ thì việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài vào ngôn ngữ giao tiếp đã ảnh hưởng đến phần nào sự trong sáng của tiếng Việt GVHD: Lê Thị Hải Vân 12 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT... công cụ chủ yếu Ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tiếng Anh là công cụ chủ yếu để nghiên cứu và giao tiếp trên tòan thế giới, nhưng vẫn có một số từ bị việt hóa không thể nào dịch sang tiếng Việt được mà vẫn vay mượn tiếng nước ngòai, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hường sử dụng ngôn ngữ trong tin học như:công nghệ high-tech”(kỹ thuật cao),“CPU”(đơn vị xử lý trung tâm),“chip”(tên... ảnh hưởng đấn kết quả giao tiếp và khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt Đơn cử việc phát âm, âm quặt lưỡi “r” có khi phát âm là âm “g”(gung ginh), “j” (jung jing) hoặc là việc phát âm “tr” thì có khi phát âm là “ch” ( chời) v v GVHD: Lê Thị Hải Vân 24 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp Đáng tiếc là nhiều khi một . Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau sau đây: - Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm - Giao tiếp giữa. trong giao tiếp Đó là một hệ thống toàn vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp. là đáng yêu nhất. Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết. Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan