Về phần của toàn dân:

Một phần của tài liệu Đồ án nghệ thuật giao tiếp (Trang 32 - 36)

3. KẾT CÂ ́U ĐỀ TÀI

3.2.2. Về phần của toàn dân:

Nói đến con người ở đây, trước hết là mỗi người Việt Nam chúng ta, những người dùng tiếng Việt; các nhà giáo, các nhà văn, nhà báo, các nhà ngôn ngữ học, và rất quan

trọng là vai trò lãnh đạo, hoạch định các chính sách về ngôn ngữ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy:

- Cần tăng cường công tác biên tập, thậm chí có ý kiến đề xuất cần mời các chuyên gia ngôn ngữ tham gia công tác biên tập, làm nhiệm vụ “gác cổng” cho các cơ quan truyền thông.

- Còn những người viết văn phải thực sự gương mẫu trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong việc viết lách hàng ngày.

- Chúng ta cần có định hướng đúng đắn và chủ động đón nhận xu thế đó để trong quá trình phát triển Tiếng Việt không làm mất đi bản sắc vốn có của ngôn ngữ dân tộc. Đấy là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam, trước hết là các nhà ngôn ngữ học, các thầy giáo, các nhà văn, nhà báo…

- tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài về vấn đề dân tộc, trong đó có bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

- Giáo dục giới trẻ về tình yêu tiếng Việt, ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là phương tiện tư duy, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc… Ngôn ngữ luôn tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, thể hiện rõ bản sắc của dân tộc Việt Nam ta. Cho nên việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là một điều sống còn đối với đất nước, không chỉ là nhiệm vụ của các nhà ngôn ngữ mà còn là nghĩa vụ của mọi người công dân. Nhưng muốn thống nhất trong ý nghĩ và hành động thì phải có văn bản pháp quy, thậm chí có Bộ Luật về Ngôn ngữ Tiếng Việt - như kiến nghị của tác giả bài viết trên đây, để trước hết có sự thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân; trong hệ thống công văn giấy tờ của các cơ quan nhà nước và trong cách viết và cách nói của các cơ quan thông tin đại chúng, để từ đấy làm chuẩn mực và nhân rộng ra trên phạm vi tòan xã hội.

Như vậy, nhìn trong tổng thể, việc đặt vấn đề giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ trong quan hệ với vấn đề bảo tồn văn hoá cho thấy những biến đổi về ngôn ngữ dân tộc trong kỷ nguyên hội nhập là hiện tượng tất yếu mang tính hai mặt.

Tất yếu nên không thể và không nên chọn thái độ tự vệ chống lại, mà nên đối mặt và chấp nhận.

Mang tính hai mặt nên việc phát huy mặt tích cực của nó cần coi trọng ngang với việc chuẩn hoá, giữ gìn. Văn hoá và ngôn ngữ là tài sản của toàn dân, nên việc chuẩn hoá phải được tiến hành hết sức thận trọng, không chỉ trên cơ sở kết quả nghiên cứu của giới khoa học và vai trò quyết định của chính quyền, mà còn phải tôn trọng sự đóng góp của cộng đồng, cả trẻ lẫn già, cả bình dân lẫn bác học.

Cần sớm chấm dứt tình trạng tùy tiện trong cách viết và đọc Tiếng Việt hiện nay để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Nhiệm vụ khẩn thiết đó trước hết thuộc về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm về lĩnh vực này.

KẾT LUẬN

Vậy, nếu chỉ mải mê học ngoại ngữ và dùng ngoại ngữ mà coi nhẹ việc giữ gìn bản sắc và trau dồi tiếng Việt thì có thể đến một lúc nào đó Tiếng Việt không còn là niềm đáng tự hào về sự phong phú, tinh tế và sự trong sáng vốn có từ xưa. Cha ông ta đã hy sinh xương máu qua các cuộc chiến tranh để giành độc lập cho dân tộc, một phần xương máu ấy đã đổ xuống để giữ lấy sự độc lập, bản sắc nền văn hóa, trong đó có cả sự độc lập của tiếng Việt. Vì thế sử dụng tiếng Việt một cách không đúng đắn chẳng khác gì thái độ vô ơn, vô cảm trước những hy sinh mất mát ấy.

Một quốc gia hoàn toàn tự do độc lập, thì ngôn ngữ của quốc gia ấy cũng phải độc lập, không được pha trộn, lai tạp với những thứ ngôn ngữ khác. Vì thế, ngay từ bây giờ cần có ngay những biện pháp để giữ những phẩm chất đẹp của tiếng Việt. Trước hết là Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của nhà nước. Các trường học phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ trong lý thuyết mà còn ngay cả trong việc giao tiếp hàng ngày. Các bạn trẻ cần phải tự nhận thức được niềm tự hào và ý thức dân tộc trong việc sử dụng tiếng Việt để tiếng Việt vẫn mãi đẹp, vẫn mãi phong phú, tinh tế, trong sáng như bản sắc vốn có từ lâu.

Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Tâm lý quản trị học, Nguyễn Văn Lũy – Đinh Văn Vang, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 2007.

[2] Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, Ths.Chu Văn Đức, Nhà xuất bản Hà Nội.

[3] Nghệ thuật giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, Trọng Thiên, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 6-2007.

[4] Một số giáo trình điện tử.

[5] Các bài báo, trang web liên quan đến lĩnh vực sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Đồ án nghệ thuật giao tiếp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w