bài giảng tổ chức sự kiện

89 2.6K 19
bài giảng tổ chức sự kiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN 1.1 Khái niệm Tổ chức sự kiện là tất cả các chương trình, hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ việc tiếp thị trực tiếp sản phẩm, công bố chương trình mới hoặc xây dựng tên tuổi lâu dài cho công ty, tổ chức. Tổ chức sự kiện là tất cả những gì có tính chất “điểm tụ” thu hút số đông nhằm nói lên mục đích nào đó của chủ nhân sự kiện khi hướng đến đối tượng của họ. 1.2 Vai trò 1.2.1. Truyền tải thông điệp - Mỗi một sự kiện đều có thông điệp cụ thể. Muốn thông điệp được công chúng nhớ thì doanh nghiệp phải nhắc đi nhắc lại thông điệp đó một cách nhất quán từ đầu đến cuối. - Thông điệp có thể được thể hiện qua hình ảnh, phông sân khấu, băng rôn treo, quà tặng, sản phẩm trưng bày, thậm chí tiếc mục giải trí như múa, ảo thuật, trò chơi Thông điệp cũng có thể được thể hiện qua lời như tên gọi sự kiện, bài phát biểu, bài thuyết trình, tài liệu, v v 1.2.2. Xác định khán thính giả mục tiêu - Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng. - Doanh nghiệp cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến họ. 1.2.3. Công cụ của chiến lược truyền thông - Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường 1.2.4. Đánh bóng thương hiệu - Tổ chức sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá tên tuổi của mình trong một năm, một chương trình giới thiệu sản phẩm mới trong 3 tháng, hoặc đơn giản chỉ là một cuộc hội nghị khách hàng, cuộc đi chơi dã ngoại cho nhân viên, hay một buổi gặp gỡ báo chí nhân dịp xuất khẩu chiến hàng đầu tiên. 1.3. Mục tiêu 1.3.1. Thông tin - Doanh nghiệp cung cấp những thông tin về doanh nghiệp (mục đích, tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, ). Dựa trên những thông tin nhận được, công chúng sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, biết doanh nghiệp đang làm gì. Từ đó họ sẽ quyết định có chấp nhận và ủng hộ doanh nghiệp hay không? 1.3.2. Tiếp thị, quảng bá thương hiệu - Gây sự chú ý ch o sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiêp. - Tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng nhằm giúp tăng doanh số bán của doanh nghiệp. 1.3.3. Tạo mối quan hệ - Sự kiện là nơi tập trung các đối tượng công chúng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. - Thông qua sự kiện, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về tổ chức, tạo sự tin tưởng, lòng trung thành vào sản phẩm/ dịch vụ. - . Là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp 1.3.4. Mục tiêu kinh doanh - Tăng cường sản lượng bán ra thị trường. - Giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng. - Thiết lập hệ thống kênh phân phối. - Gia tăng lợi nhuận cho tổ chức. 1.4. Quy trình tổ chức sự kiện Hình 1.1. Quy trình tổ chức sự kiện 1.4.1. Nhận, thu thập thông tin Thông qua bước nhận bảng yêu cầu sáng tạo (Brief) từ cấp trên (đối với những người làm sự kiện cho chính công ty mình (In house Event) hay Khách hàng (đối với Event Agency), người làm sự kiện phải có được những thông tin cơ bản: Mục đích, lý do tổ chức sự kiện, thời gian, số lượng tham gia, đối tượng tham dự, các yêu cầu đối với sự kiện… từ đó sẽ xác định được hướng đi cho công việc tổ chức sự kiện của mình. Thường các sự kiện tổ chức cho chính công ty thì trong bước này ta thực hiện các công việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, khán thính giả mục tiêu. Còn các sự kiện tổ chức cho khách hàng, thường nhận bảng yêu cầu của họ và thực hiện, tuy nhiên cũng có những trường hợp với đơn hàng là tư vấn chiến lược cho khách hàng thì ta cũng phải tiến hành thu thập thông tin, phân tích và đưa ra các mục tiêu, đối tượng cụ thể để định hướng cho việc tổ chức sự kiện. 1.4.2. Hình thành ý tưởng (Concept) và chủ đề(Theme) Ý tưởng chủ đạo của một sự kiện, thường được người làm sự kiện ví như “linh hồn của sự kiện” cho nên bước hình thành ý tưởng cho sự kiện rất quan trọng. Sau khi đã có ý tưởng (Concept), người ta sẽ phát triển được chủ đề (Theme) của sự kiện, những hiệu ứng về phần nhìn như thiết kế sử dụng trong chương trình, việc trang trí, hoạt động của sự kiện sao cho phù hợp với ý tưởng đã định ra. Nếu ý tưởng là “linh hồn” thì chủ đề là “diện mạo” của sự kiện. Chủ đề chi phối toàn bộ nội dung và các hoạt động của sự kiện, là cái trực quan, đập vào mắt người tham dự, còn ý tưởng phải thông qua những gì diễn ra ở sự kiện làm cho người tham dự cảm nhận được nó. Để có một ý tưởng thuyết phục người tổ chức sự kiện phải đầu tư cho những ý tưởng vừa độc đáo, mới lạ, ấn tượng vừa có tính khả thi, tuy nhiên, tất cả những điếu đó không nằm ngoài khuôn khảo thông điệp mà sản phẩm cần truyền tải đến khách hàng của nó. Để có được ý tưởng và chủ đề, người ta phải dựa trên các thông tin về đặc điểm, thông điệp của sản phẩm, văn hóa và hành vi tiêu dùng của khách hàng, và mục tiêu truyền thông của sự kiện. Quá trình cùng nhau ngồi phát triển các ý tưởng để hình thành nên ý tưởng và chủ đề người ta gọi là tấn công não. 1.4.3. Lập kế hoạch và báo giá Từ ý tưởng chủ đạo phát triển ra nhiều ý tưởng (Idea), tuy nhiên các ý tưởng này phải xoay quanh ý tưởng chủ đạo. Và sau khi phát triển được các ý tưởng thì phác thảo kế hoạch (proposal) dựa trên những ý tưởng đó. Một kế hoạch hoàn hảo phải vẽ ra cho khách hàng/cấp trên bức tranh mang tính khả thi về việc thực hiện sự kiện đó: Ý tưởng, mục tiêu, nội dung chương trình, quá trình thực hiện, kế hoạch truyền thông, cách thức đo lường hiệu quả… Với một bảng kế hoạch cần chú ý hình thức viết, cách thức trình bày, cách thể hiện nội dung diễn đạt ý tưởng, văn phong của bạn. Ngoài ra việc năm bắt “gu” chủa khách hàng, cấp trên để có cách trình bày bảng kế hoạch tạo sự thoải mái, thiện cảm khi đọc nội dung. Để cho người đọc bảng kế hoạch có thể hình dung được “mặt mũi” chương trình, thông thường phải có các thiết kế đi kèm: Bandrol, vé mời, phông sân khấu (backdrop), tờ rơi, phối cảnh sân khấu… Càng đầu tư cho phần thiết kế, kế hoạch sẽ càng hấp dẫn, dễ hình dung, dễ đi vào lòng người và cơ hội thắng thầu cao hơn. Một phần không thể thiếu nữa là dự trù kinh phí (nếu làm cho công ty), hay báo giá (nếu làm cho khách hàng). Việc dự trù kinh phí phải đi sát với bảng kế hoạch để tránh việc bỏ qua các mục. Phải dự kiến trước danh mục hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho tổ chức sự kiện về số lượng, chất lượng và chi phí. Tùy loại hình sự kiện và nội dung của nó mà chúng ta lên kế hoạch dự trù các hạng mục cho phù hợp với sự kiện. Thông thường bảng ngân sách cho một sự kiện có các khoản mục sau: - Địa điểm (thuê địa điểm, đò dùng tại địa điểm…) - Dịch vụ ăn uống - Trang trí (hoa, bóng bay, cổng chào….) - Thiết bị truyền thông (âm thanh ánh sáng, thiết bị trình chiếu, photo, camera…) - Văn nghệ - Set up (sân khấu, bàn ghế,…(nếu những thứ này không có trong phí thuê địa điểm)) - Thiết kế, in ấn (banner, backdrop, thiệp mời, menu, brochure, place card, …) - Nhân sự (nhân công setup, dàn dựng, ca sĩ, PG, tiếp tân, đồng phục, …) - Trò chơi, quà tặng - Phương tiện đi lại, vận chuyển - Giao tiếp (gọi điện thoại, gửi thiệp mời, tiếp khách, …) - Bảo hiểm, an ninh (nếu có) - Chi phí khác (tiền điện, nước, …) - Chi phí dự phòng, chi phí phát sinh Nên chủ động liên hệ nhà cung cấp để biết giá cả, và phải lưu ý đến giới hạn ngân sách và cuối cùng là không thể không tính đến phần chi phí dự phòng cho sự kiện, tùy thuộc quy mô mà phần này có thể là từ 5 – 10% trong toàn bộ chi phí. 1.4.4. Thuyết trình kế hoạch Sau khi đã có trong tay kế hoạch, các thiết kế và dự toán ngân sách cho sự kiện, bắt đầu cho bước gặp khách hàng/ cấp trên để thuyết trình kế hoạch của mình. Thông qua việc thuyết trình, bạn phải làm cho người nghe hình dung được tiến trình thực hiện kế hoạch sẽ như thế nào, mức độ khả thi ra sao, một số khách hàng/ cấp trên sẽ đòi hỏi bạn cho họ thấy được cơ sở đánh giá, đo lường hiệu quả mà sự kiện mang lại cho họ. Nếu sự kiện mà bạn thuyết trình đáp ứng được mong đợi của họ, về yêu cầu tổ chức, mức độ khả thi, chi phí, họ sẽ chấp thuận cho bạn tiến hành. 1.4.5. Tổ chức sự kiện Để tổ chức triển khai một kế hoạch, đầu tiên đòi hỏi phải có nhân sự thực hiện. Nếu là người trong một công ty, cần huy động nhóm/ phòng ban của mình, nhờ sự hỗ trợ của phòng ban khác để thực hiện, đôi khi còn phải thuê ngoài để có người hỗ trợ thực hiện. Nếu ở một công ty sự kiện, việc này hẳn đã có quy trình riêng và có những nhân sự được phân công phụ trách từng phần dựa trên chuyên môn của mình: Bộ phận phụ trách khách hàng (Account), bộ phận thiết kế (Design), bộ phận ý tưởng (Creative), bộ phận sản xuất (Production), bộ phận tài chánh (Finance), bộ phận truyền thông đối ngoại (PR-Media)… Nhiệm vụ của một người quản lý dự án, cụ thể là quản lý chính sự kiện này, là kết nối các bộ phận nhằm thực hiện thông suốt sự kiện. Bạn sẽ phải lên các bảng mô tả, phân công công việc, tiến độ (schedule) có các thời hạn cụ thể… thật chi tiết và giám sát, đôn đốc công việc của từng bộ phận nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị thật tốt. Trước sự kiện (Pre-Event) sẽ có rất nhiều hạng mục cần phải tiến hành: Từ khảo sát địa điểm, xin giấy phép, thiết kế, sản xuất cho đến thuê nhân sự, giải trí văn nghệ, dàn dựng lắp đặt (set up), truyền thông cho chương trình, sắp xếp việc mời khách, phương tiện đi lại (nếu có), tổng duyệt (rehearsal)… và bạn sẽ phải thật chu đáo và nghiêm túc để hoàn thành. Ngoài ra còn phải dự phòng các rủi ro, sự cố có thể xảy ra để có biện pháp ứng biến phù hợp. Trong sự kiện (At-Event), với vai trò trưởng dự án, bạn sẽ là đầu não chỉ huy mọi hoạt động. Một người chỉ huy tốt sẽ biết cách vận hành guồng máy của mình suôn sẻ, đem lại một sự kiện làm hài lòng người tham dự lẫn Công ty/ Khách hàng. Mọi việc vẫn chưa kết thúc mà có rất nhiều công việc khác cần giải quyết ngay sau sự kiện (Post-Event): dọn vệ sinh ngay sau khi sự kiện kết thúc, bàn giao địa điểm cho chủ địa điểm, trả lại các thiết bị, vật dụng thuê mua từ nhà cung cấp, rồi có thể phải cùng nhóm làm sự kiện (Event team) ăn mừng sau khi tổ chức thành công (thậm chí là không thành công). 1.4.6. Đánh giá Sau đó vài ngày chúng ta phải gởi báo cáo tổng kết cho khách hàng và tổng kết, quyết toán với công ty: - Quyết toán chi phí, các hạng mục phát sinh thêm bớt, tính toán thù lao, thưởng phạt cho nhân sự trong chương trình. - Tổng kết lại những gì đã làm được, chưa làm được, đo lường hiệu quả chương trình: bao nhiêu người tham dự, bao nhiêu người đăng ký mua hàng (nếu có), phản hồi của họ. - Công tác quảng cáo, truyền thông: Bao nhiêu banner đã được treo, bao nhiêu tờ phơi đã phát, phát ở đâu, bao nhiêu bài PR đã được đưa lên báo… - Các hình ảnh báo cáo, các link… đính kèm Trong nhóm sự kiện cũng cần tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm… càng sớm càng tốt ngay sau sự kiện vì điều này rất quan trọng để chúng ta có những sự kiện tiếp theo được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. Như vậy là chúng ta đã trải qua tất cả các công đoạn trong việc thực hiện một sự kiện. Nhưng trên thực tế, những gì phải làm cho một sự kiện không chỉ gói gọn trong một, hai trang giấy, mà nó là hàng tấn công việc của nguyên một tập thể. Nói ngắn gọn, đằng sau một sự kiện, có rất nhiều thứ để làm. 1.5. Các loại hình sự kiện 1.5.1. Phạm vi không gian Gồm có 2 loại: + Sự kiện bên ngoài + Sự kiện bên trong 1.5.2. Nội dung sự kiện Tùy vào nội dung của sự kiện mà có những loại sự kiện như: + Họp báo là buổi họp mà khách mời là báo chí (gồm đài truyền hình, đài phát thanh, báo viết, báo điện tử ). Mục đích: Thường thì doanh nghiệp sẽ họp báo để thông báo một tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp (khai trương, động thổ, đổi tên, giới thiệu logo), đến ho ạt động kinh doanh (tung ra sản phẩm mới), hay các hoạt động mà xã hội tham gia (đóng góp cho quỹ hỗ trợ ngưòi nghèo). + Tổ chức hội nghị, hội thảo Hội nghị là cuộc gặp mặt của nhiều người để bàn về một số nội dung, vấn đề quan tâm. Mục đích của hội nghị: Thảo luận, trao đổi, thống nhất một số nội dung, vấn đề trong chương trình công tác hoặc đang được quan tâm lưu ý. Những đề xuất, kiến nghị hoặc dự báo vấn đề một cách có cơ sở khoa học. + Tổ chức khai trương Mục đích: nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi đển khách hàng, đó là: ”Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi khác với các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi tối hơn các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi đang sẵn sàng phục vụ bạn”. Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng có ấn tượng mới lạ và tốt đẹp về buỗi lễ khai trương. + Tổ chức lễ ra mắt sản phẩm. Giới thiệu sản phẩm mới những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm với các chương trình giải trí, biểu diễn. Mục đích: là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty. Kỷ niệm thành lập Mục đích: thâm niên hoạt động trong một ngành nghề nào đó của doanh nghiệp là một điều đáng để doanh nghiệp tự hào và tận dụng cơ hội này để củng cố sự ủng hộ, lòng trung thành của những khách hàng trong quá khứ và hiện tại. + Tổ chức triển lãm Triển lãm thương mại là sự kiện thương mại liên quan đến việc đàm phán các tỷ lệ tài trợ cho gian hàng thương mại quảng cáo, không gian và thúc đẩy sự kiện này, tại những triển lãm thương mại, các nhà kinh doanh có thể trưng bày sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Mục đích: Tổ chức tham dự triển lãm thương mại là một hoạt động thế hệ lãnh đạo, hoặc tổ chức để củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trong số những người tham dự, chẳng hạn như các thành viên, khách hàng, triển vọng và các nhà cung cấp. + Tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao Là những sự kiện gây được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Những chương trình này cần được tổ chức và quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc. Thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các trò chơi và các cuộc thi. Và người tham gia cần phải được thông báo, hướng dẫn rõ ràng về những thể lệ cuộc chơi như cách thức chọn lựa, đánh giá và trao giải thưởng. 1.5.3. Theo lĩnh vực. + Sự kiện chính trị + Sự kiện văn hóa + Sự kiện kinh tế +Sự kiện xã hội + Sự kiện giải trí vv…. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng 1.6.1. Thời tiết Khí hậu thời tiết tác động trực tiếp vào tổ chức sự kiện, quyết định rất lớn khả năng thành công của sự kiện, nhất là sự kiện tổ chức ngoài trời. Do vậy, xem xét thời tiết để dự liệu công việc là rất cần thiết và không thể thiếu.Mỗi một mùa đều mang đến những việc cần phải xem xét và những tin tức cần được tính đến khi chúng ta cân nhắc quyết định về địa điểm và ngân sách tổ chức sự kiện. Tuy không dự đoán chính xác được thời tiết song Nhà tổ chức sự kiện có thể chuẩn bị được những vấn đề cơ bản do thời tiết gây ra. Nhà tổ chức cần lưu ý rằng thời tiết khí hậu mang tính quy luật của tự nhiên, song tác động cụ thể của nó tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội lại phải gắn với địa hình từng khu vực. Khi tiến hành phân tích thời tiết để dự trù công việc phải kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố đó mới có thể xuyên suốt những công việc cụ thể phải giải quyết do thời tiết gây ra. Ở Việt Nam, thời tiết mang tính quy luật rõ nét ở hai miền rất khác nhau, vì vậy sự ảnh hưởng của thời tiết cũng có sự khác nhau.Trước khi lên chương trình, hãy xem xét ảnh hưởng của thời tiết tới chương trình tổ chức sự kiện tới mức nào. Cần quan hệ với cơ quan khí tượng địa phương, cơ quan du lịch để nắm được lịch sử thời tiết đã diễn ra như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, sương giá, gió mùa, v.v… trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy hỏi số liệu thống kê diễn biến thời tiết chính thức, không chấp nhận một bản báo cáo bằng miệng. [...]... bạn trong sự kiện thương mại đó Đồng thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng 1.6.4 Tài chính Tài chính là vấn đề quan trọng và là hàng đầu của tổ chức sự kiện tài chính quyết định việc tổ chức sự kiện có thể được hay không cũng như mục tiêu sự kiện, quy mô tổ chức sự kiện CHƯƠNG... kia Nhiều người tổ chức sự kiện ở Sài Gòn gặp một số rắc rối ban đầu khi lần đầu tiên tổ chức sự kiện ở miền Bắc và ngược lại Tuy nhiên, sau một vài lần đúc kết được kinh nghiệm, tất cả đều thấy rằng chìa khóa cốt lõi nằm ở chỗ họ phải khám phá được những điểm khác nhau đó để thực hiện cho phù hợp Ngay cả từ khâu chuẩn bị, tổ chức đã có những điểm khác biệt đòi hỏi người tổ chức sự kiện phải nắm rõ... thuận lợi hơn Bởi vì, người ta hay nói là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, một sự kiện được tổ chức tốt không chỉ phụ thuộc vào năng lực của người tổ chức, mà sự hỗ trợ của những nhân tố đi kèm cũng hết sức quan trọng” – Anh Nguyễn Đức Bộ – chuyên gia tổ chức sự kiện của công ty MC (TPHCM) khẳng định 1.6.3 Nhân lực Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt được... tục” vì thế, người làm kinh doanh nói chung và người làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cần có sự am hiểu và cách hành xử phù hợp với từng khách hàng riêng ở những nền văn hóa khác nhau Những người từng tổ chức sự kiện ở cả hai miền Nam, Bắc là người cần nhận biết rõ những điểm khác biệt này và hiểu làm thế nào để tổ chức một sự kiện phù hợp với văn hóa, tập quán, sở thích của từng vùng chứ không đơn... được tổ chức bởi Hội LHTN TP Đà Nẵng, cùng với sự phối hợp tổ chức của Công Ty Cổ Phần Xúc Tiến & Quảng Bá Thương Mại MPA Đồng thời, là các đơn vị quan tâm đến các hoạt động của sinh viên, của các nhà tài trợ kim cương: Bách Khoa Computer, Samsung Nhà tài trợ vàng: Mobifone, BQ Chương trình với chủ đề" Sáng tài năng, rạng ngời hương sắc" 2.2.1.1 Cách thức tổ chức  Mục đích sự kiện - Cuộc thi là sự kiện. .. Trưng Vương thường xuyên tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như Tuồng, cải lương và nghệ thuật sân khấu hiện đại như: vũ kịch, múa balê, opera, nhạc giao hưởng, các hoạt động tổ chức hội thảo, hội nghị, các sự kiện có tính quảng bá rộng lớn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật giải trí của người dân thành phố, nhu cầu tổ chức các sự kiện, gặp gỡ của các doanh... trúc hiện đại, rộng và thoáng là trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa lớn tại Thành phố Đà Nẵng Nhà hát bao gồm 3 tầng lầu với tiền sảnh bao quanh, được xây dựng trên diện tích 5.122m², trong đó, diện tích xây dựng 2.832m², tổng diện tích sàn 6.361m² Tiền sảnh rộng thoáng từ tầng 1 đến tầng 3 có thể sử dụng để triển lãm tranh ảnh nghệ thuật hoặc tổ chức các sự kiện khác Xuất phát từ một Nhà hát cũ đã... trẻ Chức năng này khẳng định rõ tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên 2.1.4.2 Nhiệm vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến phát và Pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên - Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự. .. kiện tài chính quyết định việc tổ chức sự kiện có thể được hay không cũng như mục tiêu sự kiện, quy mô tổ chức sự kiện CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN GIẢI TRÍ TẠI ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu đơn vị tổ chức sự kiện "Thành Đoàn Đà Nẵng" 2.1.1 Giới thiệu "Thành Đoàn Đà Nẵng" Thành Đoàn Ðà Nẵng được thành lập theo quyết định số 24/QÐ-BTV ngày 16/10/1995 của Ban Thường... (gió, mưa, tuyết, v.v…) thì các Nhà tổ chức sự kiện cần có những giải pháp dự phòng đối với những hiện tượng thời tiết đó cho sự kiện ngoài trời, kể cả những điểm dự phòng 1.6.2 Văn hóa Trên mảnh đất hình chữ S này, đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, vùng này sang vùng khác đã có sự khác biệt nhất định trong suy nghĩ, tập quán, văn hóa, phong tục sống… Và ở 2 miền Nam Bắc thì sự khác biệt đó khá rõ nét “Nhập . đầu của tổ chức sự kiện. tài chính quyết định việc tổ chức sự kiện có thể được hay không cũng như mục tiêu sự kiện, quy mô tổ chức sự kiện. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN GIẢI. vực. + Sự kiện chính trị + Sự kiện văn hóa + Sự kiện kinh tế +Sự kiện xã hội + Sự kiện giải trí vv…. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng 1.6.1. Thời tiết Khí hậu thời tiết tác động trực tiếp vào tổ chức sự. định hướng cho việc tổ chức sự kiện. 1.4.2. Hình thành ý tưởng (Concept) và chủ đề(Theme) Ý tưởng chủ đạo của một sự kiện, thường được người làm sự kiện ví như “linh hồn của sự kiện cho nên bước

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan