- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quyđịnh tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèmtheo giấy tờ về việc chuyển quyền
Trang 1MỞ ĐẦU
Ngày nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xãhội của đất nước Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông - lâm -ngư nghiệp là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầucần thiết cho sinh hoạt của con người Hệ thống quản lý đất đai chặt chẻ và chínhsách đất đai phù hợp sẽ tác động tích cực trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đấtđai Vì thế Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, các quy phạm pháp luật để quản
lý sử dụng đất đai một cách có hiệu quả
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường năng động, đất đai đối với người sửdụng được coi là một tài sản đặc biệt, thực tế thị trường đất đai đã hình thành chonên để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quả, không lãng phí và phânphối đất đai một cách phù hợp cho người sử dụng là vấn đề quan tâm của Chínhphủ Trong đó việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong
7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 1993) và 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 2003)
Chính tầm quan trọng này, Luật Đất đai 2003 và Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai đã quyđịnh cụ thể vai trò và trách nhiệm của các cấp hành chính trong việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất
Mặt khác, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định sẽgiải quyết được những vấn đề nhạy cảm của xã hội về việc tranh chấp đất đai,tình trạng không ổn định về quản lý và sử dụng đất đai
Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của Văn phòng Đăng kýQuyền sử dụng đất huyện Cao Lãnh, cũng như theo sự phân công của Ban Giámhiệu Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long, Khoa Nông nghiệp ( Ngành Quản
lý Đất đai) và thầy cô bộ môn đã cho chúng tôi tìm hiểu thực tế và thực hiện đềtài “Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòngĐăng ký Quyền sử dụng đất năm 2008” vừa qua
Do đó đề tài “Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Cao Lãnh trên cơ sở Luật Đất đai 2003” được thực hiện nhằm
mục đích:
1
Trang 2- Nắm được tình hình cấp giấy chứng nhận của huyện Cao Lãnh hiện tại.
- Tìm hiểu sự khác biệt giữa quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất trước và sau khi áp dụng Luật Đất đai 2003
- Nghiên cứu những quy định mới về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
từ những quy định mới này trên cơ sở kế thừa những quy định cũ hiện có đánhgiá sự thay đổi về hình thức ứng dụng trên thực tế và rút ra kết luận về sự thayđổi đó
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cấp giấy chứngnhận
- Đề xuất ý kiến giải quyết những khó khăn
Kết quả đề tài được ghi nhận như sau:
- Nghiên cứu những văn bản liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất được quy định trong Luật Đất đai 2003, rút ra những nét mới của quy trìnhtheo Luật Đất đai năm 2003 so với Luật Đất đai năm 1993 và đánh giá nhữngthay đổi này
- Đánh giá được kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttheo Luật Đất đai 2003 Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trênđịa bàn huyện Cao Lãnh kế thừa quy trình cũ và được xây dựng trên những quyđịnh mới của Luật Đất đai 2003, bên cạnh đó còn chỉ ra một số mặt thuận lợi vàkhó khăn cũng như những hạn chế của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mớikhi áp dụng từ đó đề xuất hướng giải quyết
2
Trang 3là cửa ngõ quan trọng của tỉnh đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khuvực Nằm ở phía Bắc sông Tiền, phía Đông giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang)
và huyện Tháp Mười, phía Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình vàTam Nông, phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, phía Nam giáp sông Tiền (thị xã SaĐéc và huyện Lấp Vò)
Trang 4Phương Trà 8.406 15,1
Bảng 1: Diện tích và dân số tỉnh Đồng Tháp( Nguồn Niên giám Thống kê huyện Cao Lãnh năm 2008)
1.1.3 Điều kiện kinh tế
Huyện Cao Lãnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện Ngoài câylúa với diện tích 66.300 ha, sản lượng năm 2006 đạt 347.000 tấn, còn có 4.950 havườn cây ăn trái, chủ yếu là xoài, nhãn, cây có múi, sản lượng 21.700 tấn; hơn4.000 ha cây công nghiệp ngắn ngày; 1.600 ha rừng; diện tích mặt nước nuôithuỷ sản 1.082 ha (cá tra, điêu hồng, cá lóc, tôm càng xanh…), sản lượng 22.200tấn; đàn gia súc 35.000 con (báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh năm2008) Diện tích vườn cây ăn trái và phần lớn diện tích lúa được bờ bao bảo vệkhi lũ về
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, huyện có các làng nghềtruyền thống (dệt chiếu, thảm lục bình, làm bột, bánh tráng), các cơ sở chế biếnlương thực, giá trị sản xuất năm 2006 đạt 248.239 triệu đồng; cụm công nghiệpCần Lố và Phong Mỹ đã bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp, dự án khucông nghiệp xã Ba Sao cũng đang được tỉnh thông qua và tiến hành thành lập;cầu Sông Cái Nhỏ (Bình Thạnh) đang gấp rút hoàn thành; mặt đường giao thôngnông thôn hầu hết đã được trãi nhựa hoặc làm bằng bê tông cốt thép, xe 4 bánh
về đến trung tâm các xã, xe 2 bánh về đến các ấp
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch phát triển nhanh và đa dạng Hệthống chợ từ huyện đến xã được đầu tư, nâng cấp Chợ đầu mối trái cây tỉnhĐồng Tháp đặt tại xã Mỹ Hiệp đang mở rộng, thu hút lượng trái cây bình quân
150 tấn/ngày từ các nơi trong và ngoài tỉnh Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tậptrung tại xã An Bình bảo đảm đáp ứng nhu cầu của chợ Cao Lãnh và các chợ lâncận
1.2 SƠ LƯỢC VỀ CƠ QUAN
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất được quyết định thành lập vào ngày
28 tháng 07 năm 2005 trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường theo Quyếtđịnh số 2875/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh
4
Trang 5Ngày đầu thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện CaoLãnh có 06 biên chế Gồm Giám đốc, 04 chuyên viên và 01 kế toán Hiện nay cơquan hiện có 16 biên chế trong đó: Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 06 chuyên viên,
07 cán sự, 01 kế toán phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng nhưnguồn tài nguyên và môi trường trên địa bàn của huyện
Được sự quan tâm lãnh đạo của Ủy ban nhân dân huyện nên Văn phòngĐăng ký Quyền sử dụng đất cũng như Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnCao Lãnh là một trong những cơ quan hoạt động rất có hịệu quả trong công tácquản lý và tạo được lòng tin trong nhân dân
1.2.1 Cơ cấu nhân sự
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên vàMôi trường được chia thành các tổ và bộ phận như sau:
Trang 6Hình 1: Sơ đồ tổ chức Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Cao Lãnh
6
Trang 71.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
Chức Năng.
- Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Cao Lãnh là cơ quan dịch
vụ công, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý thốngnhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính giúp Phòng Tài nguyên vàMôi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đaitheo quy định của pháp luật Đồng thời thực hiện việc tiếp nhận các thủ tục yêucầu, hồ sơ và trả kết quả về đăng ký quyền sử dụng đất theo quy chế “một cửa”ngày 04 tháng 09 năm 2003 do Thủ Tướng chính phủ ban hành
- Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện trực thuộc và chịu sự chỉđạo quản lý của Phòng Tài nguyên và Môi trường theo phân cấp quản lý của Ủyban nhân dân huyện Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện hoạt độngtheo loại hình sự nghiệp có thu, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoảntheo quy định hiện hành
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tụchành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đối với
hộ gia đình, cá nhân
- Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính thuộc phạm
vi địa giới hành chính cấp huyện theo trích sao hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý
do Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp tỉnh gởi tới, hướng dẫn và kiểmtra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của Ủy bannhân dân các xã, thị trấn
- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đối với người sửdụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư
- Lưu trữ, quản lý bản sao hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàcác giấy tờ khác về thủ tục hành chính trong công tác quản lý Nhà nước về đấtđai
Trang 8- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành
- Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường giao
1.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI.
Đất đai luôn được coi là tài nguyên vô giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,xây dựng các khu kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố an ninh quốc phòng Đấtđai là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyềnquốc gia, không thể có quan niệm về quốc gia không có đất đai, tôn trọng chủquyền quốc gia trước hết phải tôn trọng lãnh thổ quốc gia
Rõ ràng đất đai có vai trò hết sức quan trọng, chính vì vậy các cuộc cáchmạng trong lịch sử điều lấy đất đai là đối tượng, coi đó là nhiệm vụ cần giảiquyết hàng đầu
Ngay từ khi ra đời vào ngày 03 tháng 02 năm 1930, trong cương lĩnh củaĐảng cộng sản Việt Nam đã ghi: “Cách mạng là giải quyết hai nhiệm vụ chiếnlược: đánh đổ Đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phongkiến giành lại ruộng đất cho nông dân”
Sau cách mạng tháng 8 thành công, bên cạnh lập Hiến pháp năm 1946, Nhànước ta đã ban hành cả sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai và ngay từ khi cuộckháng chiến chống thực dân Pháp chưa hoàn thành Nhà nước Việt Nam DânChủ Cộng Hòa đã ban hành “Luật cải cách ruộng đất“, ngày 04 tháng12 năm
1953 nhằm từng bước xóa bỏ sự bốc lột của phong kiến và Đế quốc do sự chiếmhữu về đất đai mang lại Từ 6 hình thức về sở hữu đất đai là: sở hữu của thực dânPháp, sở hữu của địa chủ, sở hữu nhà chung, sở hữu của tầng lớp phú nông, củatầng lớp tư sản và sở hữu của người nông dân, Nhà nước chỉ thừa nhận 3 hình
Trang 9thức sở hữu chủ yếu về đất đai là: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể hợp tác xã và
sở hữu ruộng đất của người nông dân
Do những hoàn cảnh lịch sử nhất định, Nhà nước ta từ chổ cho phép sự tồntại của sở hữu tư nhân đối với đất đai đã dần dần động viên người dân vào làm ăntrong các hợp tác xã và tiến hành tập thể hóa đối với đất đai Từ chỗ công nhậntrong 2 Hiến pháp 1946 và 1959 có ba (03) hình thức sở hữu, đến Hiến pháp
1980 chỉ còn một (01) hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân
Tại Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định “đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ,tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng ven biển thềm lục địa… mà phápluật quy định là của Nhà nước điều thuộc sở hữu toàn dân”
Điều 20 “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung nhằmđảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm Những tập thể và cá nhân đang
sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theoquy định của pháp luật… Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không đượcdùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chophép”
Như vậy, Hiến pháp năm 1980 đã xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đai từ
đó quan hệ pháp luật đất đai ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở Nhà nước làchủ thể đặc biệt của quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai
Từ đây, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối với đất đai, có đầy đủ
3 quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt số phận pháp
lý của đất đai Các tổ chức và cá nhân với tư cách là người sử dụng đất của Nhànước, thực hiện một cách trực tiếp quyền chiếm hữu và sử dụng đất đai
Mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là người sở hữu và thống nhất quản
lý toàn bộ đất đai trong cả nước, người thực hiện các ý đồ quy hoạch và kế hoạchcủa Nhà nước Các mối quan hệ đó làm hình thành, làm thay đổi hay làm chấmdứt quan hệ pháp luật đất đai mà chủ sở hữu Nhà nước vẫn không thay đổi
Để cụ thể hoá các Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 1980 ngày 29 tháng 12năm 1987 Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông quatoàn văn Luật Đất đai và được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc lệnh công bốngày 08 tháng 01 năm 1988 (còn gọi là Luật Đất Đai 1988) Đây là Luật Đất đai
Trang 10đầu tiên của nước ta, tiếp tục phát huy thành quả cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cách mạng mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được, phù hợp với cơ chếkinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn này – cơ chế Nhà nước bao cấp chính vìvậy Luật Đất đai 1988 không quy định giá đất, không quy định 6 quyền như LuậtĐất đai hiện hành
Điều 49 Luật Đất đai 1988 quy định người sử dụng đất có quyền “đượchưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao, được quyền chuyểnnhượng, bán nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm mà người sử dụng đất cóđược một cách hợp pháp trên đất được giao”
Tuy nhiên, Luật phải phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và từng thời kỳphát triển kinh tế của đất nước Đầu những năm 1990, nền kinh tế bao cấp khôngcòn phù hợp với nước ta, vì vậy Quốc hội quyết định sữa đổi Hiến pháp năm
1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới Ngày 15 tháng 04 năm
1992, Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiếnpháp Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức
tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tậpthể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Điều 17 quy định:”đấtđai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùngbiển, thềm lục địa và vùng trời …điều thuộc sở hữu toàn dân”
Từ tình hình nêu trên, ngày 14 tháng 07 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua toàn văn Luật Đất đai và đượcChủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 24 tháng07 năm 1993 Luật có hiệu lực thihành ngày 15tháng 10 năm 1993
Luật Đất đai năm 1993 đã thay đổi hẳn Luật Đất đai năm 1988, là chuyểnđổi một bước ngoặc trong công tác quản lý đất đai Luật Đất đai năm 1993 có sựthay đổi rất cơ bản: Một là Nhà nước giao đất cho các chủ sử dụng đất ổn địnhlâu dài và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất (chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp…); hai là việc xác định giá các loại đất để
Trang 11tính thuế, lệ phí, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồiđất.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được Quốc hội khoá IXthông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 làm rõ thêm về thực hiện các quyền vàsửa đổi, bổ sung để làm rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế được Nhànước giao đất và cho thuê đất
Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được Quốc hội khoá Xthông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001 tiếp tục làm rõ và hoàn thiện thêm nhữngvấn đề trên nhưng quan trọng là vấn đề phân cấp và tăng cường quản lý Nhànước của chính quyền các cấp trong việc quản lý đất đai Trong đó có một sốđiểm mới như về xác định giá đất, vấn đề người Việt Nam định cư ở nước ngoàiđược mua nhà gắn liền quyền sử dụng đất (trước đây họ chỉ được phép mua nhàcòn đất thì Nhà nước cho thuê)
Ngày 26 tháng11 năm 2003 tại kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thôngqua toàn văn Luật Đất đai năm 2003 Luật này thay thế Luật Đất đai năm 1993;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 có hiệulực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2004
Phân loại đất:
Dựa vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được phân loại như sau:
a) Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
Trang 12b)Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất ở tại nông thôn
- Đất ở tại đô thi
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của Nhà nước
- Đất trụ sở khác
- Đất quốc phòng
- Đất an ninh
- Đất khu công nghiệp
- Đất sản xuất, kinh doanh
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
- Đất sản xuất vật liệu, gốm sứ
- Đất giao thông
- Đất thủy lợi
- Đất công trình năng lượng
- Đất công trình bưu chính viễn thông
- Đất cơ sở văn hóa
- Đất phi nông nghiệp khác
c) Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Trang 131.4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là dấu hiệu kết thúc quá trìnhđăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp đồng thời đạt được hai mục tiêu cơ bản:
- Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ các mặt tự nhiên kinh tế, xã hội,…củađất đai làm cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quảbảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất nắm chắc nguồn tài nguyên đấtđai
- Người sử dụng đất yên tâm khai thác tài nguyên đất theo pháp luật được hưởng quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đạt được mục đích vàyêu cầu sau đây:
Trang 14- Việc viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo các yêu cầu cơbản sau:
+ Thể hiện đầy đủ, đúng quy cách các nội dung của giấy chứng nhận.+ Các nội dung viết giấy phải chính xác, thống nhất với đơn đăng ký đã được duyệt và quyết định cấp giấy chứng nhận, sổ địa chính
+ Trên trang 2 của giấy chứng nhận chỉ viết một kiểu chữ, một loại mực theo ngôn ngữ tiếng việt, chữ viết rõ ràng, không sửa chữa
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường
1.5.3 Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
- Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân xã, thị
trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ quy định tạikhoản 1 Điều 50 Luật Đất đai thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và không phải nộp tiền sử dụng đất:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sảngắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất
Trang 15+ Giấy tờ chuyển nhượng, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày
15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xác nhận là đã sửdụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định củapháp luật
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sửdụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quyđịnh tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèmtheo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liênquan, nhưng đến trước ngày Luật có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tụcchuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Ủy ban nhândân xã, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địaphương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nayđược Ủy ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn định,không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khôngphải nộp tiền sử dụng đất
- Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy địnhtại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trướcngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xác nhận làđất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệtđối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định củaTòa án nhân dân, quyết định thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đaicủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định củapháp luật
Trang 16- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy địnhtại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10năm 1993 đến trước ngày Luật có hiệu lực thi hành, nay được Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụngđất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định củaChính phủ
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuêđất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật có hiệu lực thi hành màchưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thựchiện thực hiện theo quy định của pháp luật
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, am, từđường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điềukiện sau:
+ Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Được Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụngchung cho cộng đồng và không có tranh chấp
1.5.4 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại
Điều 52 Luật Đất đai 2003)
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở
1.5.5 Mẫu giấy chứng nhận
Theo quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 07 năm 2006 Ban
hành Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trườngphát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đốivới mọi loại đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một (01) tờ có bốn (04)
Trang 17trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nộidung sau đây :
a) Trang 1 là trang bìa đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì trangbìa màu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
màu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của Bộ Tài
nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa màu trắng gồm Quốc huy và
dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” màu đen, số phát hành của giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường
b) Trang 2 và trang 3 có các đặc điểm và nội dung sau:
- Nền được in hoa văn trống đồng màu vàng tơ ram 35%
- Trang 2 được in chữ màu đen gồm Quốc hiệu, tên Ủy ban nhân dâncấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in chữ hoặc viết chữ gồm tên người sửdụng đất, thửa đất được quyền sử dụng, tài sản gắn liền với đất, ghi chú
- Trang 3 được in chữ, in hình hoặc viết chữ, vẽ hình màu đen gồm sơ
đồ thửa đất, ngày tháng năm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chức vụ,
họ tên của người ký giấy chứng nhận, chữ ký của người ký giấy chứng nhận vàdấu của cơ quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận
c) Trang 4 màu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ màu đen để ghinhững thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp trang 4 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết chỗghi thì lập trang bổ sung Trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cókích thước, nội dung như trang 4, in hoặc viết thêm số hiệu thửa đất, số phát hànhgiấy chứng nhận và số vào sổ cấp giấy chứng nhận ở trên cùng của trang; trang
bổ sung phải được đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai với trang 4 của giấy chứngnhận;
d) Nội dung quy định tại các điểm a, b và c được thể hiện cụ thể trênMẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định này
2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo từng thửa đất gồm hai bản,một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản lưu tại Văn phòng Đăng kýQuyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Uỷ bannhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 181.5.6 Nội dung viết trên giấy chứng quyền sử dụng đất.
- Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được
ghi phía dưới dòng chữ ỦY BAN NHÂN DÂN cấp trên trực tiếp.
- Tên người sử dụng đất
+ Tên người sử dụng đất là cá nhân thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đóghi họ, tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày và nơi cấp giấy chứng minhnhân dân, địa chỉ nơi thường trú của người sử dụng đất
+ Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì ghi
họ, tên, năm sinh và số, ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơithường trú của vợ và chồng
+ Người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được muanhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở thì ghi “ Ông “ (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ,tên, năm sinh, số hộ chiếu, quốc tịch, địa chỉ tạm trú của người đó ở Việt Nam
- Các thông tin về thửa đất được ghi vào mục Thửa đất được quyền sửdụng
Trang 191.5.7 Đính chính, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Khi phát hiện nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có saisót thì Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với giấychứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh cấp
- Việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp được thực hiệntheo quy định sau:
+ Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổigiấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sạt lở tự nhiên đối với cả thửa đất; có thayđổi ranh giới thửa đất mà phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thu hồiđất theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai
+ Trường hợp không thu hồi được giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtthì thông báo cho Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất và Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi có đất
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứngnhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của Uỷ ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm
b khoản 2 Điều 42 Nghị định 181/2004/NĐ-CP
- Trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sửdụng đất ổn định được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì việc thu hồigiấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyếtđịnh của Toà án nhân dân đã được thi hành trừ trường hợp quy định tại khoản 2Điều 42 Nghị định 181/2004/NĐ-CP
1.6 ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRƯỚC PHÁP LUẬT
Trang 20+ Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;
+ Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất
- Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụngthửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc
sử dụng đất trong các trường hợp sau:
+ Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh,góp vốn bằng quyền sử dụng đất
+ Người sử dụng đất được phép đổi tên
+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất
+ Chuyển mục đích sử dụng đất
+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất
+ Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất
+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất
+ Nhà nước thu hồi đất
1.6.2 Quyền chung của người sử dụng đất
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nôngnghiệp
- Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nôngnghiệp
- Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụngđất hợp pháp của mình
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đấthợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
Ngoài ra người sử dụng đất còn có các quyền sau: Quyền chuyển đổi,chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;
Trang 21quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sủ dụng đất; quyền được bồithường khi Nhà nước thu hồi đất.
1.6.3 Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử
dụng độ sâu trong đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộngtrong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật
- Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp,bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất
- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợiích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất
- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn
sử dụng đất
1.6.4 Người chịu trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm trước Nhànước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cộng đồng dân cư
- Chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sửdụng đất của hộ gia đình
- Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài chịutrách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của mình
- Người đại diện cho những người sử dụng đất mà có quyền sử dụng chung
thửa đất là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đó
1.7 CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.7.1 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao
Điều 45 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định như sau:
Trang 22- Diện tích đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất trước ngày Nghị định 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi đượcxác định theo quy định sau:
+ Diện tích đất ở là diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đãcấp
+ Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụngđất từ đất vườn, ao sang đất ở thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy địnhtại các khoản 2, 3 và 4 Điều 87 của Luật Đất đai, khoản 2 và khoản 3 Điều 80của Nghị định 181/2004/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân không phải nộp tiền sửdụng đất đối với phần diện tích chênh lệch giữa diện tích đất ở được xác định lại
và diện tích đất ở ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân
cư được sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặccác loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 củaLuật Đất đai có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tíchđất đó được xác định là đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật Đất đai;trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trêncác giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của LuậtĐất đai thì diện tích đất ở được xác định không quá năm (05) lần hạn mức diệntích giao đất ở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 2Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai nhưng tổng diện tích không vượt quádiện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại saukhi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất
- Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân
cư được sử dụng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 07 năm
2004 thì diện tích đất ở được xác định theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều
87 của Luật Đất đai 2003
Trang 231.7.2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất.
Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cánhân đang sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định181/2004/NĐ-CP như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phầnthửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại cáckhoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà không có tranh chấp thì diện tíchđất có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đấtthuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phầnthửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tạicác khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với phần diện tích đất không có giấy tờ khi có đủ các điều kiệnsau:
+ Đất không có tranh chấp
+ Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấthoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cưnông thôn được xét duyệt; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạchxây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạchhoặc kế hoạch đó Thời điểm sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi có đất xác nhận
+ Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày
01 tháng 07 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã cóquyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước,nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình, cá nhân đó được tiếp
Trang 24tục sử dụng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền
sử dụng đất
1.7.3 Cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định
Dựa vào Điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CP được quy định như sau
- Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa
kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở(sau đây gọi là người nhận chuyển quyền) trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 màchưa được cấp giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụngđất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩmquyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sửdụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất ở mà cácbên đã lập xong hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền nhưng người chuyển quyền
sử dụng đất không nộp giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền
sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (gọi làgiấy tờ về quyển sử dụng đất) để làm thủ tục chuyển quyền thì thực hiện như sau:
+ Người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ gồm đơn xin cấp giấy chứngnhận và hợp đồng, giấy tờ vê chuyển quyền sử dụng đất để được cấp giấy chứngnhận; nơi nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 122 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
+ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất căn cứ vào hợp đồng, giấy tờ
về chuyển quyền sử dụng đất, thông báo bằng văn bản cho người chuyển quyền,niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấpgiấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền và việc hủy các loại giấy tờ vềquyền sử dụng đất nhưng chưa được giao cho người nhận chuyển quyền đối vớitrường hợp chuyển quyền toàn bộ diện tích đất; về việc làm thủ tục cấp giấychứng nhận cho người nhận chuyển quyền và việc chỉnh lý hoặc cấp mới giấychứng nhận đối với trường hợp chuyển quyền một phần diện tích đất; trường hợp
Trang 25không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên báođịa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng báo do người xin cấp giấy chứng nhậntrả)
+ Sau thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tinlần đầu tiên trên báo địa phương về việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chongười nhận chuyển quyền mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì thủtục cấp giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 135 hoặc Điều 136Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở; Ủyban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyết định huỷ giấy chứngnhận đã cấp cho bên chuyển quyền nếu bên chuyển quyền không nộp giấy chứngnhận; nếu bên chuyển quyền nộp giấy chứng nhận thì chỉnh lý hoặc cấp mới giấychứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng Đăng kýQuyền sử dụng đất hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩmquyền giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 của Luật Đấtđai
1.7.4 Cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp cá nhân sử dụng đất chết
trước khi trao Giấy chứng nhận (Điều 18 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25
tháng 5 năm 2007)
Trường hợp người đứng tên nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chết trướckhi trao giấy chứng nhận thì Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có tráchnhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để hủy giấy chứng nhận đã ký vàthông báo cho người được thừa kế bổ sung hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 151 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP để được cấp giấy chứng nhận
1.7.5 Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu diện tích đo đạc thực tế với số liệu diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Trường hợp số liệu đo đạc thực tế theo đúng quy phạm kỹ thuật về đo đạcđịa chính mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sửdụng đất thì giấy chứng nhận được cấp theo số liệu diện tích đo đạc thực tế;người sử dụng đất không được truy nhận số tiền sử dụng đất đã nộp (nếu có) đối
Trang 26với phần diện tích ít hơn so với diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụngđất.
- Trường hợp số liệu đo đạc thực tế theo đúng quy phạm kỹ thuật về đo đạcđịa chính mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sửdụng đất thì giải quyết theo quy định sau:
Trường hợp ranh giới thửa đất hiện nay không thay đổi so với thời điểm cógiấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đấtliền kề mà diện tích đo đạc thực tế khi cấp giấy chứng nhận nhiều hơn diện tíchghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận được cấp theo diện tích
đo đạc thực tế; người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phầndiện tích nhiều hơn so với diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Trường hợp ranh giới thửa đất hiện nay có thay đổi so với thời điểm cógiấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tíchghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóđất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền củangười sử dụng đất trước đó, đất đã được sử dụng ổn định và không có tranh chấpthì giấy chứng nhận được cấp cho toàn bộ diện tích đo đạc thực tế của thửa đất vàthực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với phần diện tích chênh lệch theo quyđịnh của pháp luật về đất đai
- Trường hợp ranh giới thửa đất hiện nay có thay đổi so với thời điểm cógiấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tíchghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóđất xác nhận diện tích nhiều hơn là do lấn, chiếm thì xử lý theo quy định tạikhoản 4 và khoản 5 Điều 14 hoặc khoản 2 Điều 15 Nghị định 181/2004/NĐ-CP
1.7.6 Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đối với thửa đất
- Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa gồm có:
+ Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa của người sử dụng đất đối với trườnghợp tách thửa, hợp thửa theo yêu cầu của người sử dụng đất và trường hợp táchthửa, hợp thửa do nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm 1 khoản 1Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
Trang 27+ Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đấtquy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp tách thửa,hợp thửa do nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm 1 khoản 1 Điều
99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì phải có thêm văn bản quy định tại điểm akhoản 1 Điều 140 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
- Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất được thựchiện như sau:
+ Người sử dụng đất có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa lập một(01) bộ hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
+ Ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc chậm nhất là ngày làmviệc tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môitrường (gọi chung là cơ quan Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm gửi hồ
sơ cho Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địachính
+ Đối với trường hợp hợp thửa không phải trích đo địa chính thì ngaytrong ngày nhận được hồ sơ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Vănphòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính,trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.Đối với trường hợp tách thửa hoặc trường hợp hợp thửa mà phải trích đođịa chính thì trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược hồ sơ, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích đođịa chính thửa đất mới tách hoặc mới hợp thửa, làm trích lục bản đồ địa chính,trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp
+ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượctrích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môitrường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký giấy chứngnhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới
+ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
tờ trình, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi giấy chứng nhậncho cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc
Trang 28+ Ngay trong ngày nhận được giấy chứng nhận đã ký hoặc chậm nhất làngày làm việc tiếp theo, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm traobản chính giấy chứng nhận đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất; gửi bảnlưu giấy chứng nhận đã ký, bản chính giấy chứng nhận đã thu hồi hoặc một trongcác loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50của Luật Đất đai đã thu hồi cho Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất trựcthuộc; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng Đăng ký Quyền
sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc