Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Cấu trúc
Nội dung
………… o0o………… Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học 1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG 1: CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) Ở TIỂU HỌC Từ năm học 1996- 1997 môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) được chính thức đưa vào dạy đại trà ở tiểu học. Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các môn học trước nó như "Khoa học thường thức" (1956), "Tìm hiểu khoa học" (1986), "Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội"(1993). Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở tiểu học, sau năm 2000 môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc lại thành các môn: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Các môn học này được kế thừa, bổ sung và hoàn thiện từ các chủ đề và phân môn của môn TN-XH và môn Sức khoẻ trước đây. Đây là những môn học có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kép của giáo dục tiểu học: tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học tốt các môn học tương ứng ở các lớp trên, hoặc bước vào cuộc sống lao động. II. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Các môn về TN-XH nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban đầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển cho các em năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Cụ thể: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: * Con người: học sinh có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện: + Sinh học: sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường. + Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động, sáng tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình và cộng đồng. * Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khoẻ tinh thần. * Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (Biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (Biết được nơi bản thân, gia đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châu lục và các nước trên thề giới). * Thế giới vật chất xung quanh: 2 + Giới tự nhiên vô sinh: các vật thể, các chất + Giới tự nhiên hữu sinh: động, thực vật Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề về dân số, môi trường. 2. Về kỹ năng: Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng như: - Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với đời sống hàng ngày. - Biết phân tích, so sánh, dánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. - Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 3. Về thái độ: hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như: - Ham hiểu biết khoa học. -Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống. - Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, sống hoà hợp với môi trường và cộng đồng. III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC MÔN VỀ TN-XH 1. Đặc điểm chương trình Chương trình các môn TN-XH ( Khoa học, Lịch sử và Địa lý) có những đặc điểm sau: 1.1. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Dạy học theo tư tưởng tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: " Dạy học theo tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau"(Hội nghị về khoa học giáo dục của UNESCO- Paris, 1972). Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợp nhất các khoa học. Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về TN - XH ở các khía cạnh sau: - Các môn về TN-XH xem xét tự nhiên- xã hội- con người trong một thể thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố cơ bản. - Chương trình các môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Sức khoẻ, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống. - Tuỳ theo trình độ nhận thức của HS ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc cho phù hợp. Cụ thể: 3 + Chương trình môn TN-XH (lớp1,2,3) được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, được mở rộng và nâng cao dần qua các lớp. + Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề : Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. + Chương trình môn Địa lý và Lịch sử được tích hợp theo quan điểm liên môn, bao gồm các kiến thức về lịch sử và địa lý Việt Nam, sơ lược địa lý thế giới. 1.2.Trong chương trình môn cácTN-XH, kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó nhằm phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh. 1.3. Chương trình các môn về TN-XH (Đặc biệt là môn TN-XH, Khoa học) được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo, thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện cho giáo viên có thể vận dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. 2. Phân phối chương trình: Môn Lớp Số tiết/ tuần Tổng số tiết TN-XH 1 1 35 2 1 35 3 2 70 Khoa học 4 2 70 5 2 70 Lịch sử và Địa lý 4 2 (ĐL: 1, LS:1) 70 5 2 (ĐL: 1, LS:1) 70 IV. ĐẶC ĐIỂM SÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN VỀ TN-XH 1. SGK môn TN-XH và môn Khoa học a. Cách trình bày chung: SGK môn TN-XH, môn Khoa học chủ yếu được trình bày bằng những hình ảnh phong phú, sinh động, màu sắc tươi sáng bao gồm kênh hình và kênh chữ phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. - Khác với SGK môn TN- XH cũ, kênh hình làm nhiệm vụ kép: vừa đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh thông qua các kí hiệu: + " Kính lúp": Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. + " Dấu chấm hỏi": Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời. + "Cái kéo và quả đấm": Yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập. + "Bút chì": Yêu cầu học sinh vẽ những gì đã học. 4 + "Ống nhòm": Yêu cầu HS làm nhiệm vụ thí nghiệm, thực hành. + Bóng đèn toả sáng: bạn cần biết. - Kênh chữ: Chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu học sinh làm việc, trả lời câu hỏi. Ở một số bài ở lớp 2 và lớp 3 và nhất là trong môn Khoa học, kênh chữ đã được tăng cường, đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin của bài học. b. Cách trình bày một chủ đề: Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và một hình ảnh tượng trưng cho chủ đề đó. Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và một hình ảnh khác nhau. Cụ thể: Chủ đề "Con người và sức khoẻ" được phân biệt bởi màu hồng với kí hiệu là một cậu bé; chủ đề "Xã hội" được phân biệt bởi màu xanh lá cây với kí hiệu là một cô bé; chủ đề "Tự nhiên" được phân biệt bởi màu xanh da trời và có kí hiệu là một ông Mặt Trời. Riêng SGK môn Khoa học: chủ đề" Con người và sức khoẻ" được kí hiệu là 2 học sinh nam, nữ; chủ đề " Vật chất và năng lượng" có kí hiệu Mặt trời; chủ đề " Động vật và thực vật" có kí hiệu là 2 bông hoa hướng dương; chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên" có kí hiệu là bầu trời xanh. c. Cách trình bày một bài học: Mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau để học sinh tiện theo dõi. So với sách giáo khoa cũ, cấu trúc của mỗi bài học linh hoạt, mềm dẻo hơn. Có thể bắt đầu bằng những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh huy động vốn hiểu biết của mình hoặc liên hệ thực tế rồi mới đi đến phát hiện kiến thức mới của bài qua việc quan sát các hình ảnh trong SGK hay các mẫu vật. Cũng có thể bắt đầu bằng lệnh yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh trong SGK hay quan sát thiên nhiên, học ngoài hiện trường để tìm ra kiến thức mới rồi mới tới những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kết thúc bài học thường là trò chơi hoặc yêu cầu học sinh vẽ, hoặc tiến hành các thí nghiệm, hoặc thực hành những điều mà các em đã học. Với cấu trúc như vậy, mỗi bài học là một chuỗi các trình tự hoạt động học tập của học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên lựa chọn các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Cuốn sách được coi là người bạn của HS, vì vậy, cách xưng hô với học sinh là "bạn". 2. Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý a. Khổ sách: 17 x 24. b. Cách trình bày chung của cuốn sách: - Kênh chữ: Khác với SGK môn TN-XH 1,2,3, trong SGK môn Lịch sử và Địa lý kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức, thể hiện nội dung trọng tâm của bài được đặt trong phần đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra còn có những câu hỏi và lệnh ở giữa bài được in nghiêng để học sinh dễ nhận biết và được dùng để hướng dẫn HS làm việc với kênh hình và liên hệ thực tế để tìm ra kiến thức mới. 5 - Kênh hình: So với SGK phần Lịch sử và Địa lý trước đây, kênh hình được tăng lên không những về số lượng mà còn cả về thể loại. Kênh hình không chỉ minh hoạ cho kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS. c. Cách trình bày một bài học: Khác với SGK môn TN-XH và môn Khoa học, cấu trúc mỗi bài học trong môn Lịch sử và Địa lý gồm có 3 phần: - Phần cung cấp kiến thức bằng kênh hình, kênh chữ. - Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập: + Câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi ý giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng. + Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến thức của học sinh sau mỗi bài học. - Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung màu. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1: 1. Phân tích mục tiêu của các môn về Tự nhiên và Xã hội 2. Phân tích đặc điểm chương trình các môn về Tự nhiên và Xã hội. Cho ví dụ minh hoạ. 3. Phân tích đặc điểm sách giáo khoa các môn: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Chương II PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN - XH I. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN – XH Một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở bậc tiểu học nói chung, trong các môn về TN-XH nói riêng là đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH được hiểu là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đặc điểm chương trình và SGK các môn về TN-XH, từ quan điểm đổi mới PPDH ở bậc tiểu học, việc sử dụng PPDH các môn về TN-XH cần dựa trên các định hướng cơ bản sau: - Đề cao vai trò chủ thể của người học: Đây chính là cách dạy học hướng tập trung vào học sinh, học sinh thực sự là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng. Trong dạy học các môn TN-XH, thay cho việc chủ yếu là giảng giải, thuyết trình, đọc, nói theo tài liệu có sẵn, GV cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của HS để tổ chức cho các em tự phát hiện tri thức mới của bài học. GV thiết kế, hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho HS thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết, tổ chức các hoạt động như quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập qua đó giúp HS lĩnh hội kiến thức của bài học một cách tích cực, chủ động. 6 - Đưa các PPDH mới vào quá trình dạy học các môn về TN-XH trên cơ sở phát huy những ưu điểm của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong dạy học các môn về TN-XH không phủ nhận việc sử dụng các PPDH truyền thống như gỉang giải, hỏi đáp Tuy nhiên, GVcần sử dụng các PPDH này theo quan điểm phát triển, kích thích, phát huy vai trò chủ động, tích cực nhận thức của HS, tạo mọi điều kiện cho HS được tham gia tích cực vào việc xây dựng bài học. Bên cạnh phát huy ưu điểm của các PPDH truyền thống, cần vận dụng một cách linh hoạt các PPDH mới như thảo luận, điều tra, đóng vai, động não Đây là các PPDH yêu cầu HS phải hoạt động tích cực với các nguồn tri thức như vật thật, tranh ảnh, sơ đồ ,đồng thời vận dụng vốn tri thức, vốn hiểu biết của mình để tự phát hiện kiến thức của bài học. - Liên quan đến việc đổi mới PPDH, đòi hỏi phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới cách đánh giá trong dạy học các môn về TN-XH. II. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH Các môn về TN-XH tích hợp kiến thức của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học các môn này cũng rất phong phú và đa dạng. Trong các giáo trình giáo dục học dành cho các hệ đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường sư phạm hiện nay, các nhà giáo dục học vẫn sử dụng cách phân loại các PPDH theo nguồn tri thức và đặc điểm tri giác thông tin theo các nhóm sau: -Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời. -Nhóm các phương pháp dạy học trực quan. -Nhóm các phương pháp dạy học thực hành. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm các môn về TN-XH, vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, các phương pháp dạy học được dùng phổ biến trong dạy học các môn về TN-XH là: các phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, quan sát, thí nghiệm, kể chuyện, điều tra, thảo luận 1. Các phương pháp thuyết trình: 1.1.Khái niệm: Thuyết trình là phương pháp dạy học thông dụng, trong đó giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ hiểu cho học sinh tiếp thu. 1.2. Các dạng thuyết trình được sử dụng trong dạy học các môn TN-XH: a. Giảng giải: Là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói của mình để làm sáng rõ những khái niệm, thuật ngữ, bản chất lô gic của một hiện tượng nào đó, những mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. 7 Phương pháp này thường được sử dụng trong các bài học lĩnh hội tri thức mới về những vấn đề khó, phức tạp mà học sinh không đủ khả năng tự tìm hiểu qua các hoạt động độc lập. Giảng giải còn được dùng để hướng dẫn cách thức tiến hành các hoạt động của học sinh. Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Lời nói của giáo viên phải rõ ràng, chính xác, sinh động, giàu hình ảnh, tốc độ vừa phải. - Ngắn gọn dễ hiểu đối với học sinh: sử dụng những từ ngữ đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh nhưng không làm cho học sinh hiểu sai khái niệm khoa học được đề cập đến. - Cần sử dụng giảng giải theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tránh lạm dụng nó. b. Kể chuyện: Là dạng thuyết trình đặc biệt, được sử dụng trong dạy học môn TN-XH, nhất là với nhóm kiến thức lịch sử. Kể chuyện là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm đến học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, hoặc một hiện tượng tự nhiên, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ. * Ưu điểm của phương pháp kể chuyện. - Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện tượng, về những nhân vật dễ gây hứng thú cho học tập cho học sinh. - Việc kể chuyện góp phần phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. - Sức mạnh của chuyện kể của giáo viên còn ở sự tạo ra cho học sinh niềm tin vào cái Chân - Thiện - Mỹ, vào sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra khi kể lại những câu chuyện, học sinh được tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình từ đó phát triển ngôn ngữ, tư duy, khả năng diễn đạt của các em. *Tình huống sử dụng : Giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện khi giới thiệu bài mới để gây hứng thú học tập cho học sinh, hoặc có thể sử dụng xen kẽ trong tiết học, vào cuối tiết học, cũng có thể giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện trong phần lớn thời gian của tiết học nhất là khi dạy các bài học trình bày các sự kiện lịch sử như diễn biến của cuộc khởi nghĩa, trận đánh trong phân môn Lịch sử. * Ví dụ về sử dụng phương pháp kể chuyện. - Ví dụ sử dụng phương pháp kể chuyện khi bắt đầu bài học. Không khí gồm những thành phần nào? (Khoa học 4) 8 Để gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò cho học sinh, GV có thể bắt đầu bài học bằng chuyện kể sau : Người đầu tiên trên thế giới phát hiện tra các thành phần của không khí là nhà bác học người Pháp tên là Lavôdiê. Ông đã khám phá ra các thành phần của không khí bằng cách nào? Không khí gồm những thành phần nào? Bài học hôm nay bằng các thí nghiệm chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi này. * Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp kể chuyện Khi sử dụng phương pháp kể chuyện cần lưu ý một số vấn đề sau : - Lựa chọn các câu chuyện sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học. - Xác định thời điểm sử dụng kể chuyện (vào giai đoạn nào của tiết học). - Dự kiến được các PP, phương tiện có thể sử dụng kết hợp với kể chuyện - Lời kể của giáo viên phải sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, uyển chuyển, kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, với việc sử dụng các phương tiện trực quan cần thiết. Có như vậy mới lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh. - Dành thời gian cho học sinh thảo luận hoặc cho học sinh kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình. 2. Phương pháp quan sát. Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của các môn về TN-XH, nhất là môn TN-XH lớp 1,2,3 và môn Khoa học. 2.1 Khái niệm: Phương pháp quan sát là cách thức tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm, qua đó rút ra được những kết luận khoa học. 2.2. Tác dụng của phương pháp quan sát: Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thông qua việc tổ chức cho học sinh quan sát mới hình thành cho các em những biểu tượng và những khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy và ngôn ngữ cho các em. 2.3 Cách thức sử dụng: Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để dạy các bài học mà học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức từ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hội xung quanh hoặc từ tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, mẫu vật. Có thể tổ chức cho học sinh tiến hành quan sát theo trình tự sau: * Lựa chọn đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng đang xảy ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vật thật hay tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp. 9 * Xác định mục đích quan sát: Trong một bài học không phải mọi kiến thức cần cung cấp cho học sinh đều được rút ra từ quan sát, vì vậy khi đã chuẩn bị được đối tượng quan sát cần xác định việc quan sát phải đạt những mục đích nào ? Ví dụ: Quan sát các loại quả (TN-XH 3) Nếu như đối tượng quan sát là các loại quả thật thì giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các giác quan khác nhau để quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị, dùng tay (hoặc dao) bổ đôi quả để quan sát thịt và hạt của các loại quả, so sánh chúng với nhau. Trong trường hợp chỉ có tranh vẽ các loại quả thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhận xét về màu sắc, hình dạng, kích thước, dựa vào kinh nghiệm của mình để nhận xét mùi vị của quả. *Tổ chức và hướng dẫn quan sát: - Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp là tuỳ thuộc vào số đồ dùng dạy học có được. Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể có một đối tượng quan sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng. Nếu đối tượng quan sát là vật thật (động, thực vật tươi sống, các dạng vật liệu thường dùng ), GV cần khuyến khích học sinh sử dụng các giác quan khác nhau vào quá trình quan sát nhằm thu được biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về đối tượng. Trong trường hợp đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình, các diễn biến thí nghiệm GV hướng dẫn HS sử dụng thị giác để quan sát các đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch. - Cần hướng dẫn HS quan sát đối tượng theo một trình tự nhất định: từ tổng thể đến các chi tiết, bộ phận, từ bên ngoài vào bên trong. - Cần hướng dẫn HS so sánh, liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. *Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát: Kết thúc quan sát từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến. * Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung. 2.4. Một số điểm lưu ý khi sử dụng PP quan sát Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau: - GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm tổ chức cho HS quan sát. - Cần chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học: tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ, bản đồ - GV cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi, bài tập chính để hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng có mục đích, có trọng tâm. Những câu hỏi đó cần bắt đầu bằng những từ chỉ hành động mà muốn trả lời được học sinh phải sử dụng các giác 10 [...]... PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH 1 Ý nghĩa của phương tiện dạy học các môn về TN-XH Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi nhận thức cảm tính còn chiếm ưu thế, do đó phương tiện dạy học có vai trò rất lớn Các môn về TN-XH có nhiều phương tiện dạy học nhất so với các môn học khác ở trường tiểu học cả về số lượng và chủng loại Có tới 90% số tiết cần sử dụng đồ dùng dạy học ở các mức độ khác nhau Các phương. .. định hướng đổi mới phương pháp dạy học các môn vềTN-XH 2 Cho ví dụ về tổ chức cho học sinh quan sát trong dạy học các môn vềTN-XH 3.Cho ví dụ về tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong dạy học các môn về TNXH 4 Cho ví dụ về phương pháp thí nghiệm trong dạy học các môn về TN-XH 5 Tại sao trong quá trình dạy học các môn TN-XH, giáo viên cần vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau Cho ví... sử dụng trong dạy học các môn về TN-XH theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học 1 Dạy học trên lớp Trong dạy học các môn TN-XH có thể vận dụng ba hình thức tổ chức dạy học trên lớp: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học đồng loạt cả lớp 1.1 Dạy học theo nhóm 24 a Ưu điểm: - Là hình thức tổ chức dạy học rất sinh động Cụ thể : + Khi làm việc theo nhóm học sinh có thể học hỏi lẫn nhau Từng em trong... sạch đẹp? Trở về lớp GV có thể tổ chức trò chơi đóng vai để giới thiệu về trường học của mình 3 Trò chơi trong dạy học các môn về TN-XH 3.1 Ý nghĩa của trò chơi trong dạy học các môn về TN-XH Đối với học sinh tiểu học học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên vui chơi vẫn chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, trò chơi được xem là phương pháp, là... quá trình dạy học người giáo viên cần vận dụng chúng hết sức linh hoạt, đảm bảo cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú Khi lựa chọn phương pháp cho một bài dạy cụ thể, cần phải chú ý một số vấn đề sau: + Các phương pháp sẽ dùng có phù hợp với mục tiêu bài dạy không ? 21 + Nội dung bài học này nên sử dụng những phương pháp dạy học nào? Phương pháp nào là chủ đạo, phương pháp nào... Cho ví dụ minh hoạ 6 Trình bày ý nghĩa, cách thức sử dụng phương tiện dạy học các môn TN-XH Chương III HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH I SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH Các môn về TN-XH cũng giống như các môn học khác ở trong trường tiểu học nước ta, được tiến hành theo hình thức lớp - bài Đây là hình thức dạy học cơ bản nhất vì các kiến thức được truyền thụ một cách... động 3 Tự làm đồ dùng dạy học Trong bất kỳ điều kiện kinh tế nào thì việc tự làm các đồ dùng dạy học luôn đóng một vai trò quan trọng, ngay cả ở các nước phát triển người ta vẫn khuyến khích giáo viên và học sinh làm đồ dùng học tập Đồ dùng dạy học tự làm không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về giáo dục * Các hướng tự làm đồ dùng dạy học: - Tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho môn học. .. cây sẽ bị chết, dù được cung cấp đầy đủ nước, chất khoáng và ánh sáng 4 Phương pháp thí nghiệm Thí nghiệm là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Khoa học vì đây là môn học tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm (Vật lý, Hoá học, Sinh học) 4.1 Tác dụng của phương pháp thí nghiệm Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thí nghiệm tuy không nhiều... trường (TN-XH 3) -Ôn tập: Xã hội (TN-XH 3) -Tìm hiểu lịch sử, địa lý địa phương - Tìm hiểu con người và môi trường III VẤN ĐỀ LỰACHỌN, VẬN DỤNG PPDH CÁC MÔN VỀ TN-XH Do nội dung các môn về TN-XH rất phong phú và đa dạng nên các phương pháp dạy học các môn học này cũng rất đa dạng Bản thân mỗi phương pháp dạy học trên đây dều có những ưu và nhược điểm nhất định, không có phương pháp nào được coi là vạn... định phương hướng - Mặt trời mọc ở phương nào? - Mặt trời mọc ở phương Đông - Mặt trời lặn ở phía nào ? - Mặt trời lặn ở phương Tây Một số học sinh nhắc lại : Mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây GV: Hai phương hướng còn lại : Bắc và Nam chúng ta có thể xác định như thế nào? GV nêu qui ước xác định phương hướng bằng Mặt trời: Nếu một người dang thẳng 2 cánh tay sao cho phía tay phải là là phương . Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học 1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG 1: CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TỰ NHIÊN. VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) Ở TIỂU HỌC Từ năm học 1996- 1997 môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) được chính thức đưa vào dạy đại trà ở tiểu học. Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở. dạy học các môn về TN-XH. II. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH Các môn về TN-XH tích hợp kiến thức của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học