Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” pot (Trang 42 - 45)

- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Do tình trạng bong bóng trong thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng tín

dụng địa ốc đã nổ ra, rồi sau đó lan rộng thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự

kiện ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ vào tháng 9.2008 như cú vỡ của

một khối ung,tiếp theo đó là hàng loạt vụ phá sản. Ngành tài chính Mỹ suy sụp, dẫn

tới sự chao đảo của tài chính toàn cầu. Tình hình nghiêm trọng đến mức đảo quốc

Iceland cũng trượt tới bờ vực phá sản.

Cuộc khủng hoảng được "châm ngòi" bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới

chuẩn dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề

nhất tới các nền kinh tế phát triển bởi lẽ ngành tài chính chiếm vị trí trọng yếu của

nghiệp và người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển vì họ phụ thuộc vào tín dụng

nhiều hơn so với các nước đang phát triển.

Dù vậy, cuộc khủng hoảng nổ ra rõ ràng đã khiến các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự tính ban đầu. Ví dụ như

tháng 1-2009, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã sửa lại dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2009 xuống còn 6,7%, thấp hơn 1,8 % so với dự báo hồi tháng 11 năm 2008. Người ta cũng ước tính các nước phát triển bị suy thoái nặng hơn so với những báo cáo trước đó, ví dụ, tháng 1-2009, người ta đã phải trừ từ 1,3% đến 2,8% trong dự báo tăng trưởng ở Anh năm 2009. Nếu những nền kinh tế mới nổi cố gắng duy trì sự tăng trưởng hiện nay thì họ có thể sẽ phát triển vượt lên các nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại sẽ tạo ra một vài sự bất ổn

chính trị nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng chậm lại đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Chẳng hạn, ở Trung Quốc mọi người đều

tin rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm 8,0% là đủ để có công ăn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp và các nông dân di cư ra thành thị. Và khi tốc độ tăng trưởng ở dưới

tỷ lệ này thì người dân sẽ lo lắng và xã hội có thể sẽ lộn xộn. Điều này có thể khiến

môi trường kinh doanh trở nên ảm đạm, cản trở các nhà đầu tư và làm tăng những

mối nguy cho nền kinh tế.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với ngành tài chính ngân hàng thế

giới nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bởi vậy, Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Cuộc khủng

hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã có những tác động tiêu cực đến toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Đã có lúc tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam bị đe

dọa, các khoản nợ xấu ngày càng tăng, làm tổn thất nghiêm trọng tới lợi ích của

ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã nhiều lần có sự thay đổi về lãi suất, thậm chí

một tháng có tới 4 lần thay đổi, về dự trữ nội ngoại tệ. Nguồn vốn huy động cũng có

thời điểm bị thu hẹp, làm giảm hoạt động kinh doanh, giảm tính thanh khoản của

ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng cũng đã có những dự báo về tình hình sát nhập, mua lại những ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp, tình hình tài chính ảm đạm.

- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ

Hầu hết Chính phủ các nước đều nhận ra tác động tiêu cực của các khoản nợ

về xử lý nợ xấu. Hành lang pháp lý phải thuận lợi, rõ ràng và đủ mạnh để giải quyết

nợ xấu, cụ thể là phải có các Luật có hiệu lực về thế chấp, tịch thu tài sản và phá sản

ngân hàng, có những chính sách hợp lý, thích hợp có giới hạn ngân sách cứng đối

với những doanh nghiệp có vấn đề.

Ở các nước phát triển trên thế giới đã ban hành Luật để xử lý thu hồi nợ xấu

vì đây là vấn đề bức thiết của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có

các biện pháp hợp lý và xử lý nợ thực sự hiệu quả để tránh tình trạng thủ tục rườm

rà kéo dài qua nhiều tầng lớp.

- Môi trường tự nhiên

Những biến động lớn về khí hậu, thời tiết gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh

doanh sản xuất đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu

tố rất khó dự đoán, thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát

của con người. Bởi vậy khi có thiên tai xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp sẽ không có

nguồn thu … điều đó đồng nghĩa với ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách

hàng.

- Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng bởi những

biến động từ nền kinh tế thế giới , và đây là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong

hoạt động kinh doanh của nền kinh tế , từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực của nền

kinh tế mà ngân hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất.

Sự biến đổi các mối quan hệ quốc tế,các quan hệ ngoại giao của Chính phủ

cũng là một trong các nguyên nhân gây rủi ro lớn cho kinh doanh tín dụng của ngân

hàng. Ngoài ra hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào truyền

thống,tập quán, thói quen của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn

và hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Những tác động của môi trường bên ngoài tới bên vay khiến họ bị tổn thất tài chính , từ đó không thực hiện được đầy đủ và đúng hạn cam kết trả nợ gốc và lãi đối

với ngân hàng thậm chí là mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản hoặc giải thể. Nhóm tác động bất khả kháng như thay đổi về lãi suất,biến động thị trường,

nguyên nhân do thay đổi chính sách của kinh tế vĩ mô tạo nên những gánh nợ nần không đáng có cho khách hàng.

- Nhân tố từ phía khách hàng

Người đi vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao nên rất

có thể gặp phải rủi ro, mất sạch vốn nên khó có thể hoàn trả ngân hàng các khoản

nợ đúng hạn. Ngoài ra, nhiều người vay không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có

khả năng tính toán , dự đoán những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng ứng

biến và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có tài chính không minh bạch gây ra rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh

nghiệp.

Một số khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, tiến độ thông thường của

chủ đầu tư đối với Doanh nghiệp xây dựng và bán được hàng đối với Doanh nghiệp thương mại và sản xuất là rất chậm dẫn đến các doanh nghiệp này không có nguồn để trả Ngân hàng theo đúng hạn đã cam kết. Trong khi đó các Doanh nghiệp này bị

chiếm dụng vốn, đồng thời vẫn phải trả lãi cho ngân hàng nên dẫn đến tình hình tài chính ngày càng khó khăn.

Khách hàng thực hiện các hợp đồng với các đối tác bị kéo dài vì nhiều

nguyên nhân khác nhau: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Vì vậy, khách hàng không có nguồn tiền để thanh toán với các khoản vay cho ngân

hàng, cũng như khoản nợ khác, dẫn tới bị nợ quá hạn trong thời gian dài. Từ đó,

ngân hàng lại có thêm các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” pot (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)