Hạn chế của công tác quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” pot (Trang 56 - 58)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý nợ xấu còn chưa được đáp ứng tốt so với khả năng của chi nhánh SGD1 , cụ thể;

- Hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC) còn nhiều

hạn chế. Các nghiệp vụ xử lý nợ của công ty cũng còn một số nhược điểm, chưa

thực sự chủ động trong các công tác thu hồi nợ, chưa có đầy đủ chức năng nghiệp

vụ của một công ty chuyên đề về xử lý nợ như ở các nước khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Đến năm 2009, tổng dư nợ xấu thu được của CN SGD 1 là 13.486 triệu đồng, chỉ hoàn thành 70.17% kế hoạch H.O giao. Thu nợ xấu chưa đạt được kế hoạch giao. Bên cạnh hiệu quả hoạt động của BAMC, còn là do những diễn

biến xấu của nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vốn đã có tình hình tài chính yếu kém, hiệu quả kinh doanh không cao, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của chi nhánh Sở giao dịch 1. Kết quả xử lý nợ như vậy thực sự còn rất hạn chế, chưađáp ứng kế hoạch được giao.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa các phòng ban với BAMC còn một vài hạn chế

nhất định. Đó là nguyên nhân gây nên các phòng ban chức năng tại chi nhánh SGD1 bị hạn chế trong quản lý, điều hành, nắm bắt tình hình xử lý nợ của BAMC. Mặt

khác, BAMC cũng gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin cũng như sự tư vấn

từ các phòng ban có liên quan tại chi nhánh Sở giao dịch 1 về các khoản nợ mà công ty nhận xử lý.

- Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu chưa thực sự đa dạng. Biện pháp chủ yếu xử lý nợ xấu mà Ngân hàng đầu tư và phát triển sử dụng ngày nay là đẩy

mạnh thu hồi nợ trực tiếp,cơ cấu lại con nợ,xử lý tài sản đảm bảo, dùng quỹ dự

phòng rủi ro,dùng các biện pháp pháp lý và nguồn chính phủ để xử lý. CN SGD 1

chưa thực hiệnđược nhiều biện pháp thu hồi nợ xấu, làm tăng thêm chi phí và giảm

lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh các biện pháp truyền thống, cần phải

có các biện pháp xử lý, tái cơ cấu các khoản nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp để họ

có thể hoạt động hiệu quả cao hơn, như vậy ngân hàng có thể đẩy mạnh công tác

thu hồi nợ xấu.

- Về việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ. Các văn bản liên quan tới nợ xấu chưa được cụ thể hóa, chồng chéo lên nhau, do đó ngân hàng chưa chủ động được trong xử lý tài sản đảm bảo. Xử lý tài sản đảm bảo này cũng là một trở

ngại không nhỏ với ngân hàng khi ho chưa được tự phát mại tài sản, nhất là khi khách hàng không thỏa thuận, hợp tác và nhiều khi cơ quan chức năng không hỗ trợ

hiệu quả. Hay khi bán tài sản trên đất của doanh nghiệp nhà nước, giá trị quyền sử

dụng đất thường bị chính quyền địa phương thu vào ngân sách nhà nước, không dùng để trả ngân hàng.

Chương III. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” pot (Trang 56 - 58)