1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội nông thôn của hai xã Tây Bắc vùng Xuân Mai: Nhuận Trạch và Hoà Sơn (Thuộc tỉnh Hoà Bình) trong quá trình đô thị hoá theo quy hoạch thành thị xã Xuân Mai - Hà Tây

71 1,6K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 219,77 KB

Nội dung

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội nông thôn của hai xã Tây Bắc vùng Xuân Mai: Nhuận Trạch và Hoà Sơn (Thuộc tỉnh Hoà Bình) trong quá trình đô thị hoá theo quy hoạch thành thị xã Xuân Mai - Hà Tây

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của luận văn

- Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những nămqua nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi và phát triển theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá Tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định Đã làm cho tốc độ

đô thị hoá phát triển rất nhanh, thực sự làm thay đổi diện mạo các vùng nôngthôn trên cả nước

- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp chuyển sang côngnghiệp và dịch vụ là xu thế tất yếu Các vùng nông thôn xưa kia bỗng nhiêntrở thành đô thị với các nhà máy và khu công nghiệp mọc lên rất nhanh chỉtrong vòng vài năm và thực sự làm biến dạng bộ mặt nông thôn ở các vùngven đô

- Hà Tây là một tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý, cửa ngõ của thủ đô HàNội, đất đai rộng, cao mà thoáng rất phù hợp để phát triển công nghiệp và mởrộng thủ đô cùng các khu công nghiệp vệ tinh của thủ đô Hà Nội đã đượcchính phủ phê duyệt đó là chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - MiếuMôn

- Do mở cửa nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế trong khu vực,nên trong những năm qua tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đặc biệt Xuân Mai là

đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội Từ đó diện tích sản xuất nông nghiệp hầuhết được chuyển thành đất xây dựng cơ bản đô thị, điều đó đã ảnh hưởng rấtnhiều đến đời sống xã hội nông thôn vốn bao đời nay cầy sâu cuốc bẫm vớicác tập quán cổ truyền không thay đổi

Trang 2

+ Các yêu cầu gì cần giải quyết nhằm phát huy tác động tích cực vàkhắc phục tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn củavùng?

Điều này đang là vấn đề lớn đặt ra cho các nhà lãnh đạo địa phương pải

có chiến lược đảm bảo cho quá trình đô thị hóa được tiến hành và phát triểnbền vững tại vùng đô thị Xuân Mai - Hà Tây

Từ yêu cầu khách quan đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng phát triển kinh tế xã hội nông thôn của hai xã Tây Bắc vùng Xuân Mai: Nhuận Trạch và Hoà Sơn (Thuộc tỉnh Hoà Bình) trong quá trình đô thị hoá theo quy hoạch thành thị xã Xuân Mai - Hà Tây" là góp phần nghiên cứu lý luận và

giải đáp những vấn đề có tính thực tiễn đề cập ở trên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội và Đô thị hóacủa vùng Xuân Mai trước và sau thời kỳ quy hoạch phát triển các khu côngnghiệp và đô thị, tìm ra những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến pháttriển kinh tế - xã hội nông thôn vùng Xuân Mai Từ đó đề xuất một số giảipháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnhhưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội nôngthôn vùng nghiên cứu

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Đô thịhóa và phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ giữa chúng, ảnh hưởng củaquá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế, xã hội nông thôn hiện nay

- Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hộinông thôn của vùng nghiên cứu thời kỳ trước và sau khi có quy hoạch pháttriển Đô thị hóa Phân tích các ảnh hưởng, tác động của quá trình Đô thị hoá

Trang 3

ngoại sinh và yếu tố phi kinh tế ngoại sinh đến phát triển kinh tế xã hội củavùng nghiên cứu.

- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu có khả thi nhằm thúcđẩy quá trình đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế xã hội nông thôn trongvùng có hiệu quả cao và bền vững trên cơ sở phát huy được những tác độngtích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến phát triểnkinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

Câu hỏi chính

Quá trình đô thị hóa đưa ra các ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triểnkinh tế xã hội nông thôn của vùng Xuân Mai? Các giải pháp hữu hiệu nàođảm bảo quá trình phát triển Đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế xã hộinông thôn bền vững?

tế xã hội của vùng?

5 Cần đề xuất hoặc khuyến cáo gì để thúc đẩy nhanh quá trình đô thịhóa tạo ra các ảnh hưởng hữu hiệu đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn cóhiệu quả cao bền vững?

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội liên quan, phụ thuộc vào quá trìnhphát triển đô thị hóa của vùng nghiên cứu.

Đối tượng trực tiếp là nghiên cứu các loại ảnh hưởng, mức ảnh hưởngcủa quá trình phát triển các khu đô thị hóa, KCN tập trung tác động đến cáchoạt động phát triển kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Về nội dung

Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, CNH đếnphát triển kinh tế xã hội nông thôn của vùng Xuân Mai, trên cơ sở đó đề xuấtphương hướng phát triển và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đô thịhóa gắn liền với phát triển kinh tế xã hội nông thôn bền vững/

1.4.2 Về không gian

Nghiên cứu vùng nông thôn của thị trấn và các xã phụ cận thuộc thị trấnXuân Mai, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây Các xã này đã và đang nằm trongquy hoạch mở rộng và nâng cấp thị trấn Xuân Mai thành thị xã Xuân Mainằm trong chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn đã đượcchính phủ phê duyệt thuộc vệ tinh của Thủ đô Hà Nội

1.4.3 Về thời gian

Nghiên cứu thực trạng những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đếnđời sống kinh tế xã hội nông thôn với phạm vi thời gian từ năm 2001 đến nay.Định hướng và giải pháp phát triển cho các năm 2008 - 2010 - 2015

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Đề tài góp phần hoàn thiện về phương pháp luận và kiến thức thựctiễn về những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hộinông thôn vùng Xuân Mai

- Đưa ra các đánh giá cụ thể, phân tích có hệ thống các tác động có tínhtích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa và CNH đến phát triển kinh tế xã

Trang 5

giải pháp chủ yếu nhằm phát huy được những ảnh hưởng tích cực và khắcphục những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa, CNH đến phát triểnkinh tế xã hội nông thôn bền vững tới năm 2015.

- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tốt cho các cấp lãnh đạo địaphương vùng đô thị Xuân Mai và các xã của vùng đô thị có hoàn thiện quyhoạch phát triển kinh tế xã hội tương hợp với phát triển đô thị của vùng Đềtài là tài liệu tốt cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùngXuân Mai nói chung và bổ xung vào định hướng chiến lược phát triển cộngđồng cho các xã hiện đang là vùng khó khăn, các đồng bào dân tộc thiểu sốsinh sống

1.6 Dự kiến những đóng góp của luận án

- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tốt cho các cấp lãnh đạo địaphương vùng đô thị Xuân Mai và các xã của vùng đô thị có hoàn thiện quyhoạch phát triển kinh tế xã hội tương hợp với phát triển đô thị của vùng Đềtài cũng là tài liệu tốt cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tếvùng Xuân Mai nói chung và bổ xung vào định hướng chiến lược phát triểncộng đồng cho các xã hiện đang là vùng khó khăn, các đồng bào dân tộc thiểu

số sinh sống

1.6.2 Về mặt thực tiễn

Trang 6

- Chỉ ra các hưởng, tác động khác nhau của quá trình đô thị hóa vàCNH đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn vùng Xuân Mai, Hà Tây Đưa racác giải pháp khắc phục khó khăn, khai thác triệt để những thuận lợi của quátrình đô thị hóa và cộng đồng nông thôn để phát triển kinh tế xã hội cho vùngmột cách bền vững.

- Giúp cho lãnh đạo các cấp ở vùng có các chính sách hỗ trợ tốt chophát triển kinh tế xã hội nông thôn

PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

NÔNG THÔN VÙNG XUÂN MAI - HÀ TÂY

1.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn hiện nay

1.1.1 Các khái niệm về phát triển kinh tế xã hội và cơ cấu nông thôn

a Phát triển kinh tế xã hội nông thôn: phát triển kinh tế xã hội nôngthôn có thể hiểu được là phát triển tổng hợp liên ngành kinh tế và xã hội trênmột vùng lãnh thổ nhất định hoặc từng vùng nhất định

Phát triển nông thôn mang tính lãnh thổ bao hàm phát triển các ngành,các hoạt động trên một vùng lãnh thổ hoặc cả khu vực nông thôn Vì vậy, pháttriển nông thôn có thể gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Phát triển kinh tế nông thôn gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp cáchoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp gắn với nông nghiệp, công nghiệpphi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ

Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở nông thôn gồm hệ thống đường giaothông, hệ thống cung cấp điện, nước, phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt,

Trang 7

đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống các dịch vụ tài chính, tín dụng,bảo hiểm…

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội gồm văn hóa giáo dục, y tế,nhà ở, môi trường và các vấn đề xã hội khác; hình thành và phát triển thiết kếnông thôn: hình thành nếp sống văn hóa, bảo vệ truyền thống, văn hóa và pháttriển cộng đồng

b Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong đó sự pháttriển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sựphát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến sự phát triển của cộng đồng, sựphát triển của cộng đồng người này không làm ảnh hưởng thiệt hại đến lợi íchcủa cộng đồng người khác và sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâmphạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người thì không

đe dọa sự sống còn hay làm suy giảm điều kiện sống của các loại sinh vậtkhác trên hành tinh

c Cơ cấu kinh tế nông thôn

-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung: cùng với việc tăng dân số, đôthị và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Trên góc độ dân số và lao động, đô thịhóa và quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số từ khu vực I sang khu vực II vàkhu vực II của nền kinh tế Những người nông dân trước đây gắn bó vớiruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thị, họ bị mất phần lớn ruộng đấtcanh tác Với số tiền được Nhà nước đền bù, họ dùng để tạo nghề mới, tìmviệc làm mới, xây dựng nơi cư trú mới… và nhiều vấn đề khác cũng thay đổi.Trong quá trình đô thị hóa, cơ cấu kinh tế trong vùng và cả nền kinh tế cũngthay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II vàIII Khi đô thị mở rộng ra vùng ngoại vi, nhằm giải quyết vấn đề quá tải dân

số, hình thành các khu dân cư đô thị ở các vùng ngoại vi thì các hoạt độngthương mại, dịch vụ phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng

Trang 8

khu vực III Ngoại thành là nơi có sự thay đổi mạnh mẽ về các hoạt độngthương mại, dịch vụ

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực đô thị mới: Trong quá trình đôthị hóa, kinh tế ở các đô thị mới tăng trưởng nhanh chóng nhờ có sự tập trunglực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiệnđại Thực chất quá trình tăng trưởng kinh tế là quá trình tăng việc làm ở đôthị Quá trình đó vừa làm tăng tổng việc làm vừa chuyển đổi cơ cấu kinh tếtrong kinh tế đô thị Ngược lại việc chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đôthị làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xãhội, tăng GDP bình quân đầu người ở đô thị

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực giáp ranh: Khu vực giáp ranhgiữa đô thị và nông thôn luôn chịu ảnh hưởng của cả những ngoại ứng tíchcực lẫn tiêu cực Mật độ dân cư ở khu vực này sẽ tăng dần, đất đai thay đổinhanh về mục đích sử dụng Một phần những người nông dân nội thành mualàm nhà nghỉ, một phần sẽ trở thành nơi cung cấp dịch vụ giải trí cho dân cưnội thành Cơ cấu kinh tế thay đổi vào đó là khu vực III

e Khái niệm về lao động việc làm và thất nghiệp trong nông thôn

* Khái niệm về lao động

* Khái niệm việc làm

* Thất nghiệp trong nông thôn

f Khái niệm về phân tầng xã hội và tiêu chí xác định

Trang 9

1.1.2 Lý luận về đô thị hóa - công nghiệp hóa và quan hệ với phát triển kinh tế xã hội nông thôn

1.1.2.1 Các khái niệm về đô thị hóa, công nghiệp hóa và thị dân

a Khái niệm về đô thị, đô thị hóa và công nghiệp hóa

* Khái niệm về đô thị

Đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện:

- Về phân cấp quản lý, đô thị là một thành phố, thị xã, thị trấn được cơquan Nhà nước có thẩm quyền thành lập

- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chí sau:

+ Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như:vùng liên tỉnh; vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc vùng trongtỉnh, trong thành phố hoặc trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng tronghuyện

+ Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phinông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụcác hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩnthiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ítnhất là 4.000 người và mật độ dân số tổi thiểu phải đạt 2000 người/km2

* Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đôthị của các nhóm dân cư Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tácđộng đến đô thị hóa cũng thay đổi thì các điều kiện tác động đến đô thị hóacũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới mà biểu hiện tậptrung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động

Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội của đô thị

và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,dịch vụ… Do vậy đô thị hóa gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội

Trang 10

Tóm lại: đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sảnxuất trong nền kinh tế quốc dân bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hìnhthức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện đạitheo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy môdân số.

* Khái niệm công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa nông thôn là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn, phân công lại lao động và ngành nghề, đa dạng hóa kinh tế nôngthôn theo hướng ngày càng nâng cao tỷ trọng của các hoạt động công nghiệp

và phi nông nghiệp khác bằng việc áp dụng ngày càng rộng rãi và có hiệu quảnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh nông - lâm - ngưnghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp để không ngừng phát triển kinh tế

và nâng cao mọi mặt đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn, bảo vệ môitrường và phát triển bền vững

b Khái niệm về tầng lớp thị dân và vai trò của thị dân

* Khái niệm về tầng lớp thị dân

* Vai trò của tầng lớp thị dân

1.1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

- Điều kiện tự nhiên: Trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì

đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Những vùng có khí hậuthời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác

sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớnhơn Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn từ

đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thị hóa giữa các vùng

- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thịtương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó.Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh Sự

Trang 11

vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóanông thôn và các vùng ven biển.

- Văn hóa dân tộc: Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình vànền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…nói chung và hình thái đô thị nói riêng

- Trình độ phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyếtđịnh trong quá trình đô thị hóa Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tàichính Để xây dựng nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn.Nguồn đó có thể từ trong nước hay từ nước ngoài Trình độ phát triển kinh tếthể hiện trên nhiều phương diện: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấungành của nền kinh tế, sự phát triển của thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế,trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục của dân cư,mức sống dân cư

- Tình hình chính trị: Ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóangày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời

kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài,phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triểnkinh tế vượt bậc

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa

- Nhân tố về vốn: Đây là nhân tố không thể thiếu để đầu tư xây dựngcũng như phát triển trang thiết bị, công nghệ cho quá trình công nghiệp hóa.Các nguồn vốn có thể huy động cho sự nghiệp CNH nông thôn trước hết là(1) vốn của các hộ gia đình tại nông thôn; (2) vốn của các hộ gia đình ở thànhthị đầu tư về nông thôn; (3) vốn của các doanh nghiệp; (4) vốn tín dụng ngânhàng; vốn đầu tư của Nhà nước; (5) vốn nước ngoài Vấn đề cần quan tâm làvai trò của Nhà nước mà ở đây là cơ chế chính sách huy động các nguồn vốnnày và cơ cấu đầu tư phân bổ của Nhà nước vào khu vực này như thế nào đểthúc đẩy quá trình CNH nông thôn

Trang 12

- Nhân tố về lao động: Kinh nghiệm cho thấy ở các nước đang pháttriển có tình trạng dư thừa lao động do hệ quả của chính sách dân số trong khilại thiếu lao động được đào tạo có tay nghề Cơ cấu lao động trong nông thôn(lao động phổ thông,, lao động kỹ thuật, lao động quản lý, lao động nôngnghiệp, lao động phi nông nghiệp) không những là các chỉ tiêu cần phải tínhtoán kỹ trong quá trình CNH mà còn là một số các chỉ tiêu đánh giá quá trìnhthực hiện CNH

Để CNH đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ chuyên môn, kỹthuật, tay nghề nhất định và được bố trí sử dụng hợp lý để thực hiện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh mang tính công nghiệp Như vậy, ngoài trình độ vàloại hình lao động, quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi được đảm bảo tính đồng

bộ của nguồn lao động Vấn đề này liên quan trực tiếp đến chính sách đào tạodạy nghề của mỗi quốc gia ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa

- Trình độ khoa học công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ đượcphản ánh bằng thực trạng cơ khí hóa, tự động hóa, hóa học hóa, công nghệsinh học và kỹ năng quản lý… Trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ Mộtquốc gia khi tiến hành công nghiệp hóa, đặc biệt là trong nông nghiệp, nôngthôn cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ khoa học côngnghệ cho người lao động tới một trình độ nhất định mới có khả năng tiếp nhậnchuyển giao công nghệ

-Nhân tố vật chất, cơ sở hạ tầng: Điều này liên quan đến các nguồn lực

tự nhiên và kinh tế như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cơ sở chế tạomáy công cụ, các cơ sở nghiên cứu triển khai công nghệ mới, các cơ sở hạtầng như đường sá, thông tin… Tất cả các điều kiện này đảm bảo đáp ứng nhucầu đầu vào và đầu ra của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đối vớikhu vực nông thôn tự bản thân nông nghiệp nông thôn không thể tạo ra đượccác tiền đề vật chất này mà cần phải có hỗ trợ đầu tư từ các khu vực kinh tế

Trang 13

Thể chế chính sách: Thể chế luật pháp có ảnh hưởng lớn tới tốc độ pháttriển của quá trình CNH Đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn, cácchính sách liên quan trực tiếp đến quá trình CNH có thể bao gồm các chínhsách đất đai; chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế, chính sách bảo

hộ và khuyến khích xuất khẩu

Quy hoạch phát triển nông thôn đòi hỏi: (1) Xác định chiến lược pháttriển của từng ngành kinh tế và các lĩnh vực xã hội ở mỗi địa phương nhưtỉnh, huyện, xã hay cộng đồng (2) kế hoạch phối hợp giữa các ngành chuyênmôn, riêng biệt ở từng địa phương, địa bàn nông thôn; (3) kế hoạch phối hợphoạt động của các ngành chuyên môn với các cấp chính quyền ở nông thônliên quan tới lĩnh vực quản lý Nhà nước về tài chính công, trong đó phải giảiquyết việc phân cấp quản lý giữa các ngành chuyên môn với các cấp chínhquyền, giữa các cấp trung ương với các cấp địa phương

1.1.3 Các mối quan hệ ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh

tế xã hội và cơ cấu kinh tế nông thôn

1.1.3.1 Đô thị hóa tác động đến cơ cấu ngành nghề nông thôn

Phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với tiến trình đô thị hóa, phấn đấugiảm dần giữa thành thị và nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôntheo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, phát triểnsản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng các loạinông sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao

Sự phát triển của các ngành công nghiệp và xây dựng trong quá trình

đô thị hóa: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cho các huyệnquản lý đã từng bước được phục hồi và phát triển nhưng tốc độ phát triển cònchậm trong mối tương quan với công nghiệp trung ương và công nghiệp docác thành phố quản lý, phần công nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở cáchuyện quản lý có quy mô nhỏ, có tốc độ tăng trưởng chậm hơn Vì vậy , tỷtrọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng càng chiếm tỷ trọng nhỏtrong tổng số các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Trang 14

Sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý

có sự phát triển không đều giữa các xã, thị trấn Cơ cấu giữa các ngành nghềcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý phụ thuộc vào nguồn lựcphát triển của huyện, nhất là nguồn lực cho sự phát triển tiểu thủ công nghiệp,trong đó có sự đóng góp rất lớn của các làng nghề thủ công truyền thống

- Sự phát triển của các ngành dịch vụ trong các ngành dịch vụ hoạtđộng thương mại đã từng bước mở rộng đáp ứng nhu cầu sản xuất của nôngdân trong huyện, nhất là nhu cầu đầu ra cho các ngành nông nghiệp và tiểuthủ công nghiệp Các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí đã được chú ý pháttriển và bước đầu phát huy hiệu quả Vì vậy, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong

cơ cấu kinh tế của các xã đều có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ

- Xu hướng chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp những chuyển biếntrong nông nghiệp ở Xuân Mai giai đoạn 1990 - 2000 gắn liền với bối cảnhchuyển sang nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động ngày càng mạnh củaquá trình đô thị hóa Ở đây đã có sự thay đổi cả về tính chất và động lực.Nông nghiệp đang từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa với cấutrúc đa dạng và năng động tốc độ tăng giá trị sản lượng tuy cao nhưng chưa

có bước tiến trong cơ cấu

PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Nhuận Trạch là một xã của huyện miền núi Lương Sơn-tỉnh Hoà

Trang 15

3.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Với tổng diện tích tự nhiên 1560ha có 1 con sông Bùi chảy qua xã.Ngoài quốc lộ 6, Nhuận Trạch còn tiếp giáp với thị trấn Hương Sơn

Xã Nhuận Trạch được coi là cửa ngõ của Tỉnh Hoà Bình tiếp giáp vớiQuốc lộ 6 nối với thủ đô Hà Nội Xã nằm trong vùng quy hoạch Thành phốXuân Mai thuộc chuỗi đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội là Sơn Tây-Hoà Lạc-Xuân Mai-Miếu Môn

Xã Nhuận Trạch có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu trao đổihàng hoá dịch vụ, có điều kiện tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật,các công nghệ mới và đô thị hoá nhanh Vừa qua, Chính phủ đã chính thứcphê duyệt thị xã Xuân Mai gồm: Thị trấn Xuân Mai, Thuỷ Xuân Tiên, HoàSơn, Hoàng Văn Thụ (Tỉnh Hà Tây) và Xã Nhuận Trạch (Tỉnh Hoà Bình)

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết

Xã Nhuận Trạch nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ mang khí hậu nhiệtđới gió mùa, có hai loại gió chính là gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng

10, khoảng thời gian này mưa nhiều, chiếm khoảng 70 - 75% tổng lượng mưa

cả năm, chủ yếu vào các khoảng tháng 7, 8 hàng năm Bên cạnh đó nhữngtháng này còn hay có gió bão gây lụt lội Từ tháng 11 đến tháng 4 là gió mùaĐông Bắc thời tiết khô hanh, mưa ít, thời tiết lạnh nhất vào tháng giêng vàtháng 2 Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 - 26oC Số giờ nắng trung bìnhtrong năm từ 1416 - 1700 giờ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1767 mm,

Trang 16

Toàn xã Nhuận Trạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 1560 ha trong đóđất nông nghiệp chiếm 65% Vì vậy, Nông nghiệp ở đây chiếm tỷ trọng caotrong cơ cấu các ngành kinh tế của thị trấn, tốc độ phát triển trung bình Đấtnông nghiệp qua 3 năm có biến động giảm tương đối đáng kể, năm 2003 cótăng 14 ha nhưng là do khai hoang, năm 2005 giảm mạnh 33 ha và bình quânqua 3 năm giảm 19,5 % số tuyệt đối là 47 ha Đất trồng cây hàng năm qua 3năm cũng giảm mạnh , tuy nhiên diện tích đất chuyên lúa lại tăng, có đượcđiều này là do trong những năm qua công tác tưới tiêu được quan tâm cải tạo

và nâng cấp Diện tích đất nông nghiệp của thị trấn đã rất nhỏ thêm vào đódiện tích đất lúa 1 vụ, 2 vụ lại chiếm phần lớn trên 60% tổng diện tích trồngcây hàng năm Vì vậy, điều kiện đất đai của nông hộ đã kìm hãm sự phát triểncủa kinh tế hộ

Trong những năm qua dân số của thị trấn ngày một tăng do nhiềunguyên nhân khác nhau, ngoài việc các hộ tự ý trao đổi mua bán đất cho nhauthì thị trấn cũng tiến hành phân cấp đất trong quỹ đất chưa sử dụng của thịtrấn cho các hộ sử dụng Vì vậy, diện tích đất thổ cư qua 3 năm tăng 59 ha(21.16%) Đất chuyên dùng của xã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn sở dĩ nhưvậy là do địa bàn xã có nhà máy và trại chăn nuôi của liên doanh Chính phủ

mở rộng sản xuất Qua 3 năm diện tích đất chưa sử dụng đã giảm đáng kể20%/năm, tuy nhiên số lượng diện tích này còn khá nhiều Phần lớn đất chưa

sử dụng là đất mặt nước và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp nhưng lạichưa được khai thác

Qua đây cho thấy, trong 3 năm từ 2003 – 2005 diện tích đất trên địa bàn

xã có sự biến động nhẹ

3.1.2.2 Dân số và lao động (biểu 3)

Theo xu hướng chung của toàn xã hội, dân số và số hộ của thị trấn cũng

Trang 17

Vì đất nông nghiệp giảm nên số hộ làm nông nghiệp của xã cũngchuyển dần sang làm nghề khác Vì vậy, số hộ nông nghiệp giảm dần qua cácnăm, qua ba năm giảm tổng số hộ nông nghiệp giảm 110 hộ Ngược lại vớinông nghiệp thì thị trấn có số hộ hoạt động trong các ngành nghề khác lạichiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng Cho thấy xã rất chú trọng đến phát triển

TM – DV và các ngành nghề khác

3.1.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật (biểu 4)

- Về giao thông: Xã Nhuận Trạch có 1 trục đường quốc lộ chạy qua đãtạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá dịch vụ của thịtrấn với các vùng xung quanh, tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ pháttriển.Hệ thống đường trong các thôn xóm đã được bê tông hoá rất nhiều, tạođiều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân.Song bên cạnh đó còn một số khu vực chưa chú ý đến đường đi lại nên đường

đi vẫn là đường đất, về mùa mưa rất bất tiện Đây là vấn đề đòi hỏi các cấplãnh đạo nên cùng với nhân dân giải quyết

- Về thuỷ lợi: Hệ thống trạm bơm qua 3 năm chỉnh tu sửa lại, mặc dùdiện tích cần được tưới tiêu còn rất nhiều nhưng trạm bơm chưa được đầu tưxây dựng, mương máng thuỷ lợi mới được kiên cố được 1,5km trong 21kmkênh mương Hệ thống kênh mương này trong những năm qua mặc dù đượcquan tâm tu sửa nhưng do vốn đầu tư ít nên vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầutrong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, với hệ thống thuỷ lợi như vậy đã đưađược nước tới phần lớn các thửa ruộng Song đối với các thửa ruộng ở xa cáctrạm bơm, bà con nông dân vẫn phải dùng gầu tát nước, các vùng đất chuyênmầu phải múc nước tưới thủ công

- Về điện: Với mức trang bị về điện như vậy đã đủ cung cấp điện24/24h cho sản xuất và sinh hoạt của các hộ, nhưng dòng điện cung cấp cònrất yếu

Trang 18

- Bưu điện, chợ: Xã đã có 1 bưu điện văn hoá xã được xây dựng khangtrang và trang bị tiện nghi khá đầy đủ, mạng lưới điện thoại tăng nhanh Bêncạnh những khu chợ buôn bán nhỏ, xã có một chợ lớn hoạt động buôn bándịch vụ vào tất cả các ngày trong tuần Hàng năm xã luôn đầu tư tu sửa vànâng cấp cơ sở hạ tầng ở chợ.

- Năm 2003 đã đầu tư nâng cấp 2 cổng chợ và xây dựng thêm hệ thốngthoát nước Năm 2005 đầu tư cho việc cải tạo khu vệ sinh chợ Với việc đầu

tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại như vậy cho nên hàng hoá rất đadạng và phong phú, chất lượng đảm bảo tốt giá cả ổn định Công tác quản lýthị trường được từng bước đi vào nề nếp Ban quản lý chợ được kiện toàn đủ

về số lượng và chất lượng

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Xã Nhuận Trạch (biểu 5)

Qua biểu 5 cho thấy, qua các năm giá trị sản xuất của các ngành đềutăng lên, vì vậy tổng giá trị sản xuất của toàn xã cũng tăng lên qua các năm.Trong tổng giá trị sản xuất của xã thì giá trị sản xuất do thương nghiệp và dịch

vụ mang lại giá trị cao nhất trên 40,28%

Giá trị sản xuất ngành nông nghiêp tuy chỉ chiếm một tỷ trọng tươngđối (37,34% năm 2005) nhưng đã giảm dần qua các năm, Ngành chăn nuôi,trong những năm qua số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm luôn tăngkhá nhanh

Với kết quả sản xuất kinh doanh tăng nhanh như vậy nên mặc dù tổng

số nhân khẩu và tổng số hộ của xã tăng qua các năm, nhưng giá trị sản xuấtbình quân một hộ vẫn tăng đều qua 3 năm Điều này cho thấy cơ cấu kinh tếcủa thị trấn đang chuyển hướng tích cực vừa tạo việc làm cho lao động dưthừa vừa nâng cao thu nhập cho hộ

3.1.2.4 Tình hình đời sống văn hoá, giáo dục, y tế ở xã

Trang 19

Trong những năm qua không những đời sống vật chất của người dânđược nâng lên rõ rệt, mà cả đời sống tinh thần cũng đã được cải thiện rấtnhiều Nhà ở đã được xây dựng kiên cố rất nhiều và không còn nhà lợp rạ.Các tiện nghi sinh hoạt được mua sắm và nâng cao dần Còn về văn hoá tinhthần cũng được chú ý rất nhiều, hầu như các khu của xã đều có nhà văn hoáriêng, xã đã xây dựng và tu sửa sân văn hoá có quy mô hơn nhằm phục vụ chonhân dân giải trí thông qua hoạt động văn hoá nghệ thuật Các tầng lớp lứatuổi được quan tâm chú ý, các em nhỏ thì có đội thiếu niên để sinh hoạt, thanhniên thì có đoàn thanh niên, phụ nữ thì có hội phụ nữ, người già có hội ngườicao tuổi Ngoài ra các cụ già còn được tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền đểnâng cao sức khoẻ.

Về giáo dục đã được ưu tiên phát triển, toàn xã đã có 3 trường học mầmnon, 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở Các em nhỏ đến tuổi đếntrường đều đã được đến trường Với đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tìnhnên số em bỏ học không còn nhiều Mỗi năm xã lại đầu tư thêm các trườngsửa sang lại trường lớp, trang bị và nâng cao dần các công cụ giảng dạy,những trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, nâng cao trình độ vănhoá cho nhân dân Công tác y tế đã có một trạm xá, một bệnh viện của xã,ngoài ra còn có bệnh viện 24 của quân đội Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầucho nhân dân được quan tâm, chất lượng khám và chữa bệnh có tiến bộ Tinhthần và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên Các chương trình

y tế quốc gia được triển khai thực hiện tốt

Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển về đời sống như vậy thì những tệ nạnnhư cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm lại cũng phát triển không ngừng.Điều này cũng là vấn đề đang gây nhức nhối cho lãnh đạo và nhân dân

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 20

Đề tài được chúng tôi nghiên cứu trong bối cảnh vùng đô thị Xuân Maiđang từng bước chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để có được một thị xã XuânMai trong những năm tới Việc tìm ra những ảnh hưởng của quá trình đô thịhoá đến việc phát triển kinh tế – xã hội nông thôn vùng đô thị Xuân Mai (gồmthị trấn Xuân Mai và 6 xã phụ cận nằm trong quy hoạch), trực tiếp là hai xã

TN và Hoàng Văn Thụ Đòi hỏi phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu chínhxác và sát thực Phương pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính kế thừa của lịch

sử trong quá trình phảt triển, đảm bảo cơ sở lý luận và tính thực tiễn sâu sắc

Trong luận văn này chúng tôi lựa chọn những phương pháp chủ yếugồm:

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên: Chúng tôi tiến hành lựa chọn điều tra 1 xã, vớitổng số mẫu điều tra là 30 hộ gồm: Nông dân sản xuất nông nghiệp thuần tuý,công nhân, cán bộ viên chức và tiểu thương

3.2.2 Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp (các tư liệu đã công bố) các cơ quan, cácngành, ở thôn, xã có liên quan đến mục tiêu đề ra

- Thu thập số liệu sơ cấp: Thiết kế mẫu phiếu điều tra, các bảng hỏi vàcâu hỏi phỏng vấn

- Tham khảo các kết quả nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hội nghị, hộithảo, các sách báo, niên giám thống kê

3.2.3 Phương pháp so sánh

Qua việc so sánh các chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu tuyệt đối để thấy đượcmức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến từng lĩnh vực kinh tế xã hộicủa địa bàn nghiên cứu

Trang 21

3.2.4 Phương pháp dự báo

Là phương pháp nghiên cứu dựa vào phân tích các mức độ ảnh hưởngcủa quá trình đô thị hoá đến thực trạng kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu,

từ đó đưa ra dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1 Các chỉ tiêu về thể hiện quá trình đô thị hoá

- Số lượng, tỷ lệ và biến động dân số thành thị

- Số lượng, tỷ lệ, xu hướng biến động của lao động, hộ phi nông nghiệp

- Số lượng, tỷ lệ, xu hướng đầu tư vốn cho các ngành

- Số lượng cơ cấu kinh tế giữa các ngành

- Số lượng các trung tâm công nghiệp, thương mại, xí nghiệp, tiểu thủcông nghiệp

3.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng của qua trình ĐTH đến phát triển kinh tế - xã hội

3.3.2.1 Các chỉ tiêu về mức độ ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến phát triển kinh tế

- Giá trị tổng sản phẩm hàng hoá

Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ của tất cả các ngành

- Giá trị sản phẩm các ngành

- Số lượng tỷ lệ lao động từng ngành qua các năm

- Số lượng người có việc làm

- Thu nhập bình quân/ lao động

3.3.2.2 Các chỉ tiêu về mức độ ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến phát triển xã hội

- Tỷ lệ xoá mù chữ

Trang 22

- Số lượng các câu lạc bộ văn hoá

- Một số chỉ tiêu phản ánh tệ nạn xã hội

- Tỷ lệ người được dùng nước sạch

4.1 Khái quát quá trình ĐTH vùng đô thị Xuân Mai

Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập chuỗi đô thị: Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn, đây là chuỗi đô thị vệ tinh có vai trò hỗ

trợ phát triển cho thủ đô Hà Nội trong tiến trình phát triển, hướng tới mục tiêuphát triển bền vững

Trong quy hoạch mở rộng, thị xã Xuân mai sẽ bao gồm thị trấn Xuân Mai và 6 xã lân cận gồm: Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiên, Hoà Sơn, Thanh Bình, Nhuận Trạch và Hoàng Văn Thụ Thị xã sẽ được mở rộng với quy

mô diện tích là 5792 ha và dân số là 69 vạn dân Theo quy hoạch tổng thể thìthị xã sẽ bao gồm:

+ Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng tại xã Thuỷ Xuân Tiên

+ Cụm công nghiệp cơ khí chế tạo tại Sơn Linh

+ Khu đất dự phòng công nghiệp

+ Công viên trung tâm hồ Thuỷ Xuân Tiên

+ Khu các trường chuyên nghiệp xóm làng

+ Lâm viên núi Nuốt

+ Trung tâm dịch vụ công cộng đô thị

+ Trường đại học Lâm Nghiệp Việt Nam

Từ những quy hoạch chung như vậy, trong thời gian vừa qua ban chỉđạo nâng cấp thị trấn đã tiến hành xây dựng đề án phát triển tổng thể của vùng

dự kiến sẽ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh vào cuối năm 2006 và đang tiến hành

Trang 23

giải quyết các tranh chấp về đất đai, địa giới hành chính, đồng thời triển khaimột số hạng mục nằm trong quy hoạch

Xã Nhuận Trạch đóng vai trò là trung tâm với hệ thống cơ sở hạ tầngtương đối đầy đủ, hoạt động kinh tế chủ yếu là TM – DV, CN – TTCN cònnông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp Các xã còn lại thỉ sản xuất nông nghiệp

là hoạt động chủ yếu quyết định đến thu nhập của xã, tuy nhiên tỷ trọng nàytrong những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần Ngược lại, doanh thu

từ các hoạt động TM – DV, CN – TTCN đang có xu hướng tăng nhanh do có

sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào đây, những dấu hiệu nàycho thấy tác động tích cực của quá trình đô thị hoá Bên cạnh đó, các xã nàycòn có ngành nghề truyền thống mà chủ yếu là mây giang đan vừa có tác dụngtăng thu nhập vừa giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân trong những lúcnông nhàn

Nhân tố con người luôn là mối quan tâm đặc biệt của thị trấn cũng nhưtoàn vùng đô thị trong quá trình phát triển Nhận thức được tầm quan trọng đóthì trong những năm qua, xã Nhuận Trạch cũng như thị trấn Xuân Mai và các

xã lân cận nằm trong quy hoạch đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất, muasắm trang thiết bị phục vụ cho ngành giáo dục và y tế nhằm hỗ trợ chăm lonuôi dưỡng những nhân tài cho thị xã trong tương lai Bên cạnh đó, nhiều hoạtđộng mang tính khích lệ tinh thần như thành lập các quỹ học tập, các hoạtđộng văn hoá thể thao, đại hội thanh niên tuổi trẻ Xuân Mai, bà mẹ trẻ emđược chăm lo chu đáo Vấn đề tăng dân số cũng được các cấp lãnh đạo củavùng đô thị quan tâm, hiện tỷ lệ sinh cũng như tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của

cả vùng đô thị đạt thấp, số bà mẹ có sinh con thứ ba còn không nhiều

Theo sự phân loại đô thị nước ta hiện nay và căn cứ vào mật độ dân số,các thức tổ chức kinh doanh thì thị xã Xuân Mai trong tương lai được xếp vào

đô thị loại 5 Tức chỉ là trung tâm tổng hợp kinh tế xã hội hoặc trung tâm sản

Trang 24

xuất tiểu thủ công nghiệp Qua đây cho thấy quá trình đô thị hoá của vùng cònđang ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

Trong chỉ đạo định hướng cũng như trong chủ trương chính sách củacác cấp lãnh đạo là khi thực hiện quá trình nâng cấp xã phải hạn chế tối đakhả năng xâm lấn đất nông nghiệp Tuy nhiên, để thực hiện được điều này làrất khó khăn vì yêu cầu của quá trình đô thị hoá cũng như CNH – HĐH, thực

tế một phần đất nông nghiệp đã và sẽ đang bị mất đi do nhu cầu nhà ở, giaothông, cho xây dựng cơ bản, khu công nghiệp Nhưng dù sao xu hướng nàycũng có lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nôngthôn trong thời kỳ đổi mới

Tóm lại, quá trình ĐTH của vùng đô thị Xuân Mai tuy đã diễn ra rất dàinhưng do bị gián đoạn và nhiều nguyên nhân khác nên chỉ trong mấy năm trởlại đây mới lấy lại được nhịp độ phát triển Với sự lỗ lực của các cấp lãnh đạo

từ trung ương đến địa phương nên quá trình đô thị hoá của vùng đô thị XuânMai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, để nâng cấp và mởrộng thị trấn Xuân Mai thành công và đạt chất lượng đô thị cao thì còn nhiềuvấn đề khó khăn cần phải thận trọng trong quá trình ĐTH của vùng đô thị

Trang 26

Bảng 1b:

Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hoà Sơn

Chỉ tiêu SL (triệu) 2000Cơ cấu (%) SL (triệu) 2005Cơ cấu (%) Tốc độ

II Các chỉ tiêu bình quân

Trang 28

Bảng 2b:

Tình hình sử dụng đất của xã Hoà Sơn

Chỉ tiêu ĐVT SL 2000Cơ cấu (%) SL 2005Cơ cấu (%) 2005/2000

Trang 29

Số hộ đã vay(hộ)

Hộ đã trảđúng hạn

Số hộ đã vay(hộ)

Hộ đã trảđúng hạnĐược vay Dưới

Trang 32

Bảng5:

Cơ sở vật chất hạ tầng của hai xã Nhuận Trạch và Hoà Sơn

Xã Nhuận Trạch Tiên

Xã Hoà Sơn

3 Công trình thuỷ lợi

Trang 33

Bảng 6:

Tình hình sản xuất trồng trọt của 2 xã Nhuận Trạch và Hoà Sơn

Diễn giải

2000 2005 Tốc độ tăng BQ(%)Diện

tích (ha)

Năngsuất (tấn/

ha)

Diệntích(ha)

Năngsuất (tấn/

ha)

Diệntích

Năngsuất

Trang 35

2000 2005

Tốc độpháttriển

Ngày đăng: 21/03/2013, 15:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 15: Thành phần và tính chất nước sông Bùi tại xã Nhuận Trạch - Thực trạng phát triển kinh tế xã hội nông thôn của hai xã Tây Bắc vùng Xuân Mai: Nhuận Trạch và Hoà Sơn (Thuộc tỉnh Hoà Bình) trong quá trình đô thị hoá theo quy hoạch thành thị xã Xuân Mai - Hà Tây
Bảng 15 Thành phần và tính chất nước sông Bùi tại xã Nhuận Trạch (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w