Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang.

74 452 0
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHẨU THỊ CHANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC DAO SAU DI DÂN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Niên khóa : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHẨU THỊ CHANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC DAO SAU DI DÂN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Niên khóa : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lưu Thị Thùy Linh Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang với đề tài: “ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang” Khóa luận được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nơi đào tạo giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Lưu Thị Thùy Linh giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong kha Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, các ban ngành cùng nhân dân trong xã, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng cũng không tránh khỏi những sai xót mong thầy, cô chỉ bảo, góp ý để bài khóa luận của tôi được tốt hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Chẩu Thị Chang DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân bổ số lượng mẫu điều tra 25 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Khuôn Hà năm (2011 - 2013) 29 Bảng 4.2: Dân số và lao động của xã Khuôn Hà năm 2013 31 Bảng 4.3: Kết quả sản xuất của xã Khuôn Hà qua 3 năm 2011 - 2013 32 Bảng 4.4: Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2013 37 Bảng 4.5: Kết quả sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra năm 2013, tính BQ/hộ 39 Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng của nhóm hộ điều tra năm 2013, tính BQ/hộ 41 Bảng 4.7: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của nhóm hộ điều tra năm 2013, tính BQ/hộ 42 Bảng 4.8: Tổng hợp thu nhập từ nông nghiệp của nhóm hộ điều tra 43 Bảng 4.9: Bình quân thu nhập từ TTCN và dịch vụ của nhóm hộ điều tra năm 2013 45 Bảng 4.10: Tổng hợp thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, TTCN và dịch vụ của nhóm hộ điều tra, tính BQ/hộ 46 Bảng 4.11: Thu nhập bình quân đầu người của cộng đồng người Dao sau di dân 47 Bảng 4.12: Tình hình nhân khẩu và lao động năm 2013 của nhóm hộ điều tra (tính BQ/hộ) 48 Bảng 4.13: Trình độ học vấn của chủ hộ 49 Bảng 4.14: Thực trạng chăm sóc sức khỏe của nhóm hộ điều tra năm 2013 51 Bảng 4.15: Thực trạng tham gia hoạt động xã hội của nhóm hộ điều tra năm 2013 52 Bảng 4.16: So sánh một số chỉ tiêu của cộng đồng dân tộc Dao trước và sau di dân 54 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt ANCT BQ CBXH CC CNH - HĐH CN - TTCN DS - KHHGĐ DV ĐVT GV GTSXBQ HCN HK HN HTB HS KT - XH KHKT LĐ LĐNN LĐPNN LĐTBXH NK NN TH THCS THPT TNBQ TTATXH Tr.đ UBND SL Chú giải : An ninh chính trị : Bình quân : Công bằng xã hội : Cơ cấu : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp : Dân số - Kế hoạch hóa gia đình : Dịch vụ : Đơn vị tính : Giáo viên : Giá trị sản xuất bình quân : Hộ cận nghèo : Hộ khá : Hộ nghèo : Hộ trung bình : Học sinh : Kinh tế - xã hội : Khoa học kỹ thuật : Lao động : Lao động nông nghiệp : Lao động phi nông nghiệp : Lao động thương binh xã hội : Nhân khẩu : Nông nghiệp : Trường hợp : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Thu nhập bình quân : Trật tự an toàn xã hội : Triệu đồng : Ủy ban nhân dân : Sản lượng MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn 4 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới 14 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thông tin 23 3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 23 3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp 24 3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 4.1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Khuôn Hà 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.1.1. Vị trí địa lý 27 4.1.1.2. Địa hình, địa thế 27 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết 27 4.1.1.4. Sông suối, thủy văn 28 4.1.1.5. Sinh vật 28 4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29 4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất của xã Khuôn Hà năm 2011- 2013 29 4.1.2.2. Tình hình sử dụng nhân khẩu và sử dụng lao động của xã Khuôn Hà 31 4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Khuôn Hà qua 3 năm (2011 -2013) 32 4.1.2.4. Thực trạng phát triển xã hội của xã Khuôn Hà qua 3 năm 2011 - 2013 33 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao thời điểm trước di dân 34 4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của cộng đồng dân tộc Dao thời điểm trước di dân (2003) 34 4.2.1.1. Thực trạng về sản xuất của các hộ trong cộng đồng dân tộc Dao thời điểm trước di dân 34 4.2.1.2. Về thu nhập của các hộ dân trong cộng đồng dân tộc Dao thời điểm trước di dân 34 4.2.1.3. Về nghề nghiệp và tập quán sản xuất của cộng đồng dân tộc Dao thời điểm trước di dân 34 4.2.2. Thực trạng phát triển xã hội của cộng đồng dân tộc Dao thời điểm trước di dân (2003) 35 4.2.2.1. Về dân số 35 4.2.2.2. Về giáo dục 35 4.2.2.3. Về chăm sóc sức khỏe 36 4.2.2.4. Về văn hóa - xã hội 36 4.2.2.5. Về môi trường 37 4.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân (2013) 37 4.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân (2013) 37 4.3.1.1. Thực trạng sản xuất của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân 37 4.3.1.2. Tổng hợp nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, TTCN, dịch vụ 46 4.3.2. Thực trạng phát triển xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân (2013) 48 4.3.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra 48 4.3.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ 49 4.3.2.3. Đời sống xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân 49 4.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân 53 4.4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển KT - XH của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân 55 4.5. Một số đề xuất chủ yếu để phát triển KT - XH cộng đồng dân tộc Dao sau di dân 57 4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 57 4.5.2. Giải pháp đầu tư bổ sung quỹ đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân tộc Dao di dân 58 4.5.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực toàn diện cả về trí và thể lực 59 4.5.4. Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề sản xuất phi nông nghiệp 59 4.5.5. Giải pháp về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 60 4.5.6. Giải pháp trong kinh tế - xã hội 60 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 I. Tài liệu tiếng Việt 65 II. Tài liệu mạng 66 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, mức sống của người dân có chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, vấn đề an sinh xã hội còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó xã hội tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực như tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy mại dâm,… đặt ra những yêu cầu phát triển ổn định mọi mặt về kinh tế - xã hội đó là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định song kết quả đạt được vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao GDP năm 2013 tăng 5,42%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của 2012. Khu vực dịch vụ tăng 6,56% cao hơn mức tăng 5,95% của năm 2012. Nước ta đi lên bằng sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Cũng trong thời kì hiện nay khủng hoảng kinh tế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cả ở thành thị lẫn nông thôn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhập siêu ở mức cao. Với tình trạng này sẽ dẫn tới hàng loạt vấn đề xã hội khác. Để đương đầu với những khó khăn trong quá trình phát triển Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước đưa đất nước ta phát triển bền vững và toàn diện. Trong văn kiện hội nghị lần thứ V của BCHTW khóa IX chỉ rõ: “Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại. Từ nay đến năm 2015 tập trung mọi nguồn lực để thực hiện từng bước cơ bản mục tiêu tổng quát và lâu dài đó” (Nguyễn Lân Dũng, 2008). 2 Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng năm 2003 theo Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2003 của Thủ Tướng Chính phủ. Công trình được xây dựng trên sông Gâm thuộc địa bàn huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Nhiệm vụ chính của dự án là cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ CNH, HĐH đất nước, đồng thời góp phần phòng chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước tưới cho sản xuất vào mùa khô vùng hạ du. Để hoàn thành công trình yêu cầu phải di dời số lượng lớn hộ dân sinh sống thuộc vùng lòng hồ và cộng đồng dân tộc Dao cũng thuộc diện đó. Năm 2004 cộng đồng dân tộc Dao di chuyển về tái định cư tại xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình. Sau 9 năm sinh sống tại nơi ở mới đời sống kinh tế - xã hội của người Dao có sự thay đổi gì và trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội gặp những thuận lợi và khó khăn ra sao. Xuất phát từ vấn đề đó, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang” là cần thiết. Tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần giải quyết được những tồn tại trên và góp phần tạo ra bộ mặt mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao nói riêng và xã Khuôn Hà nói chung. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân. - Phân tích thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang. - Tài liệu, số liệu thu thập được phải chính xác, khách quan, trung thực. - Giải pháp đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa phương. [...]... cứu - Địa điểm thực tập: Xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - Thời gian thực tập: 22/01/2014 - 30/05/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao trước khi di dân - Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân - Phân... cấu kinh tế và đời sống xã hội Tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất Kết quả của sự tăng trưởng kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách hàng, còn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới kết quả đó [8] 6 * Phát triển kinh tế - xã hội Phát triển kinh. .. tựu mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế nước ta nói chung, của sự phát triển kinh tế nông thôn nói riêng 12 * Phát triển kinh tế - xã hội: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển a, Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế - Tổng thu nhập - Giá trị xuất nhập khẩu - Thu nhập bình quân đầu người - Tổng giá trị sản xuất (GO) - Chi phí trung gian (IC) - Giá trị gia... tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu tại xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu được thu thập qua 3 năm 2011 - 2013 của xã Khuôn Hà trong đó tập trung chủ yếu vào số... kinh kế - xã hội - Chỉ số về cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - Chỉ số về hoạt động ngoại thương (X - M) - Chỉ số về mức tiết kiệm - đầu tư (I) - Chỉ số về cơ cấu nông thôn và thành thị - Chỉ số về sự liên kết kinh tế c, Các chỉ số về phát triển xã hội - Tuổi thọ bình quân trong dân số - Mức tăng dân số hàng năm - Tình hình chăm sóc sức khỏe - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên - Tình hình giáo... tố kinh tế và xã hội, bởi vậy nó chứa đựng bản chất kinh tế - xã hội sâu sắc Đây là một trong các điều kiện 13 mấu chốt phân biệt hai bộ phận biến động dân số Trong lịch sử cận đại phát triển xã hội loài người, các luồng di cư từ châu Âu sang châu Mỹ, châu Đại Dương đã để lại những dấu ấn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Có nhiều định nghĩa về di dân được đưa ra, mỗi định nghĩa xuất phát. .. khó khăn của cộng đồng dân tộc Dao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội - Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng trong thời gian tới 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thông tin 3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp Những tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ sở, các phòng ban của Ủy... cầu của người tiêu dùng, áp dụng công nghệ mới vào công tác bảo quản và chế biến nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm Phát triển kinh tế có tác động mạnh mẽ tới các mặt của xã hội, cả chiều thuận và chiều nghịch Do vậy để có được sự phát triển toàn di n và bền vững 9 cần sự phát triển đồng đều không chỉ riêng ngành kinh tế hay riêng một lĩnh vực mà là toàn bộ nền kinh tế và xã hội Tóm lại: phát triển. .. số liệu được thực hiện trên bảng tính Excel 26 - Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh thời điểm trước di dân và sau di dân, so sánh giữa các hộ nghèo, cận nghèo, trung bình, khá để thấy rõ tình hình phát triển KT - XH của cộng đồng dân tộc Dao Từ đó xác định được những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục - Phương pháp đánh giá phân tích tổng hợp: Sau khi đã thu... triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và của cả loài người trong quá trình sống [16] * Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH Là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật . dân tộc Dao sau di dân. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang. - Tài. Dao sau di dân. - Phân tích thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh t - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân. sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao nói riêng và xã Khuôn Hà nói chung. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan