Thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang. (Trang 32 - 33)

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nghiên cứu thông qua việc sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn của phiếu điều tra đã được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp điều tra hộ:

+ Chọn hộđiều tra: Chọn hộ trong 5 thôn của xã có cộng đồng dân tộc Dao tái định cư là các thôn Hợp Thành, Ka Nò, Nà Thom, Nà Chang, Nà Muông.

+ Chọn mẫu điều tra: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với số lượng mẫu là 45 hộ (theo số liệu thu thập của tác giả năm 2014 cộng đồng dân tộc Dao tại xã Khuôn Hà có 151 hộ. Để đảm bảo tính chính xác tôi chọn 30% trong tổng số mẫu).

Căn cứ vào phân loại hộ theo thu nhập ở khu vực nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 thì:

Hộ nghèo: Từ 400.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo: Từ 401.000 520.000 đồng Hộ trung bình: Từ 521.000 620.000 đồng Hộ khá: Trên 620.000 đồng

+ Hộ nghèo: Cộng đồng dân tộc Dao có 51,66% là hộ nghèo: 0,5166 * 45 = 23 hộ nghèo

+ Hộ cận nghèo: Cộng đồng dân tộc Dao có 19,21% là hộ cận nghèo: 0,1921 * 45 = 9 hộ cận nghèo

+ Hộ trung bình: Cộng đồng dân tộc Dao có 19,86% là hộ trung bình: 0,1986 * 45 = 9 hộ trung bình

+ Hộ khá: Cộng đồng dân tộc Dao có 9,27% là hộ khá: 0,0927 * 45 = 4 hộ khá

Với số lượng hộ đã tính toán ở trên tiến hành điều tra trên 5 thôn (Hợp Thành, Ka Nò, Nà Thom, Nà Muông, Nà Chang) có cộng đồng dân tộc Dao định cư như sau:

Bảng 2.1: Phân bổ số lượng mẫu điều tra Thôn Loại hộ Hợp Thành (hộ) Ka Nò (hộ) Nà Thom (hộ) Muông (hộ) Chang (hộ) Nghèo 5 4 5 4 5 Cận nghèo 2 2 2 1 2 Trung bình 2 2 2 1 2 Khá 1 1 1 0 1

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ,… Tình hình sản xuất trồng trồng trọt, chăn nuôi, các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, và nhu cầu của hộ… những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể và trả lời chính xác đầy đủ.

Từ kết quả thu thập được tiến hành phân tích, xử lý số liệu để từ đó phân tích thông tin, đánh giá thực trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, tình hình cộng đồng dân tộc Dao hiện nay.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Phỏng vấn các hộ đã chọn bằng bảng hỏi, kiểm tra tính xác thực thông tin bằng quan sát trực tiếp.

+ Phân tích SWOT: Là công cụ rất hiệu quả để xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) tác động đến tiến trình phát triển của cộng đồng.

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi điều tra thực địa quan sát để thu thập thông tin về tình hình cơ sở hạ tầng ở địa phương, cơ sở vật chất và điều kiện sống của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân định cư tại địa phương, phỏng vấn không chính thức cán bộ và người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang. (Trang 32 - 33)