Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang. (Trang 35)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Khuôn Hà là một xã miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang cách trung tâm thành phố khoảng 127km có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.545,33ha, có vị trí tiếp giáp với:

Phía Bắc giáp xã Phiên Luông - huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang Phía Nam giáp xã Lăng Can

Phía Đông giáp xã Sinh Long, xã Thượng Lâm Phía Tây giáp xã Phúc Yên

Xã Khuôn Hà được chia thành 12 thôn xóm các thôn liền kề, nối tiếp nhau, có cùng địa chất, thủy văn và các vấn đề dân sinh xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa thế

Địa hình của xã đa dạng và phức tạp được bao bởi các dãy núi đá vôi cao và hiểm trở chạy theo nhiều hướng khác nhau. Diện tích rừng của xã rất lớn, chiếm 84,42% tổng diện tích tự nhiên của xã. Với đặc thù đất đồi núi là chủ yếu đã ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư. Phần lớn đất đai có độ dốc vừa và lớn nên trong lâm nghiệp cần phải chọn mô hình hợp lý.

Xã Khuôn Hà có tổng diện tích là 14.545,33ha phân thành nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu gồm các loại đất: Đất feralit, đất mùn trên núi, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Xã Khuôn Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi cao và được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả năm thường tập trung và mùa này. Mùa khô khí hậu khô hanh và kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp và có thể thấp xuống hơn 4oC.

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Hàng năm còn có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như dông, mưa đá, lũ lụt, sương muối… gây ra những thiệt hại đáng kể cho đời sống nhân dân, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

4.1.1.4. Sông suối, thủy văn

Xã có 104,5ha đất mặt nước chuyên dùng và các con suối nhỏ. Đây là nguồn cung cấp nước và sinh hoạt của nhân dân trong xã, nhưng do lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn đến chế độ thủy chế thất thường, đặc biệt là việc thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô.

Tầng nước mặt: Trong địa bàn xã có nhiều suối chảy qua cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã, ngoài ra xã còn có diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Tuyên Quang là nơi nuôi trồng thủy sản và săn bắt các loài cá quý hiếm như: cá Dầm Xanh, cá Anh Vũ, cá Triên, cá Bống… và phát triển du lịch sinh thái.

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm rất phong phú với trữ lượng lớn phân bốđều trong toàn xã.

Tuy trong xã phân bố hệ thống suối rải rác và có mặt nước lòng hồ thủy điện nhưng một số nơi vẫn thiếu nước sinh hoạt và sản xuất do địa hình xã phức tạp. Một số thôn bản vẫn chưa có hệ thống nước sạch, lấy nước từ các khe suối, nước không đảm bảo vệ sinh.

4.1.1.5. Sinh vật

Xã có diện tích rộng lớn nên rất nên phong phú đa dạng về các loài sinh vật cả về động và thực vật:

+ Động vật: có các loài động vật quý hiếm trong sách đỏ như voọc, hươu, nai, rắn hổ mang chúa… đang có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Thực vật: có nhiều kiểu rừng khác nhau, trong rừng có nhiều loại thảo dược, gỗ quý hiếm như: Thảo dược: Tam thất, Hoàng tinh,... Gỗ: Nghiến, Đinh, Lim, Lát hoa,…

Xã có hệ động thực vật như vậy cũng là một thuận lợi không nhỏ góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã.

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

Địa bàn xã có các loại tài nguyên khoáng sản như: vàng, quặng,…Tuy nhiên trữ lượng không nhiều nên chưa được chú trọng đầu tư khai thác với

quy mô lớn. Ngoài ra xã còn có trữ lượng đá vôi dồi dào đây là nguồn cung cấp cho xây dựng.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Dao sau di dân Dự án thủy điện Tuyên Quang. (Trang 35)