THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ

34 3.9K 18
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN 1 : VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ 1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý: Thanh Trì là một huyện nằm ở phía Đông Nam của Hà Nội, là của ngõ đi vào thủ đô. Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân, phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thanh Oai và quận Hà Đông.Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn, với diện tích 63,17km 2 . Thanh Trì là vùng đất với địa hình bằng phẳng, nó là sản phẩm do phù sa hai con sông Hồng và sông Tô Lịch bồi đắp.Con sông Hồng chảy qua phía Đông của huyện, sông Tô Lịch chảy từ phía Bắc xuống phía Nam, chảy qua nhiều xã trong huyện. Phía Tây Nam có sông Nhuệ, phía Đông Bắc có sông Kim Ngưu và sông Lừ.Tuy nhiên, Thanh Trì cũng là vùng đất trũng .Trong những tháng mưa nhiều lượng nước tồn đọng nhiều gây ra ngập úng ở nhiều nơi, tác động xấu tới hoạt động nông nghiệp của huyện. 2. Điều kiện kinh tế Với tổng diện tích của cả huyện lên tới 63,17 km 2 trong đó diện tích đất khai thác nông nghiệp gần 4000 ha chiếm hơn 60% diện tích của cả huyện, diện tích đất phi nông nghiệp cũng chiếm gần 40% diện tích của cả huyện, số diện tích đất không được sử dụng là không đáng kể. Với diện tích đất canh tác nông nghiệp lên tới gần 4000 ha giá trị thu được từ hoạt động trong lĩnh vức nông nghiệp là rất lớn. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu của huyện là:trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, cây lương thực, trang trại trồng cây cảnh….Hiện nay Thanh Trì đang thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển nhiều khu nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, huyện Thanh Trì đang có chủ trương chuyển một phần đất canh tác nông nghiệp để phục vụ cho phát triển công nghiệp. Hiện có ngày càng nhiều những xí nghiệp, xưởng cơ khí được mở ra. Công nghiệp tại Thanh Trì đang được đầu tư phát triển mạnh với khu công nghiệp Ngọc Hồi ,nhà máy ABB, nhà máy may Đông Mỹ…Hoạt động sản xuất công nghiệp của các cơ sở nhỏ lẻ cũng đang rất phát triển Ngành dịch vụ của huyện đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Huyện đang thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao tỉ trọng của ngành dịch vụ. 1 Trong các năm gần đây, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Cơ cấu của ngành dịch vụ trong tổng giá trị của toàn huyện ngày càng gia tăng. Hệ thống giao thông, cơ sở vật chất của huyện luôn được tu bổ, nâng cao chất lượng. Tất cả các xã đều có đường nhựa, những đường đất trong huyện đã được thay thế bằng hệ thông đường bê tông, đường nhựa.Sự phát triển của hệ thống giao thông có tác động rất lớn tới sự phát triển của huyện. 3. Điều kiện xã hội Với số dân gần 200.000 người,mật độ dân số đạt 3400 người/km 2 , Thanh Trì có lực lượng lao động khoảng 40000 người. Chất lượng của lực lượng lao động đang ngày càng gia tăng. Thanh Trì cũng là mảnh đất giàu truyền thống. Tại đây có rất nhiều những làng nghề truyền thống nổi tiếng: trồng rau, nuôi cá, dệt lụa,làm bánh chưng….Thanh Trì cũng là mảnh đất nổi tiếng với truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Người dân Thanh Trì sống tình cảm, đùm bọc chung sức góp phần xây dựng Thanh Trì giàu mạnh. Tất cả các xã trong huyện đều có trạm y tế xã, được trang bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết. Các y bác sĩ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong hoạt động khám chữa bệnh. Huyện Thanh trì cũng có các cơ sở y tế đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài huyện:bệnh viện nông nghiệp 1, bệnh viện đa khoa Văn Diển, bệnh viện đa khoa Thăng Long. Về mặt giáo dục, tất cả các xã và thị trấn của huyện đều có các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Tất cả các trường đều dược cung cấp trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học. Chất lượng giáo dục của các trường ngày càng được nâng cao. Ngành giáo dục của huyện đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể, toàn thể nhân dân trong huyện. Rất nhiều quỹ khuyến học đã được lập ra nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em nhỏ. Các hoạt động văn hóa thể thao trong huyện diễn ra rất tích cực và sôi nổi. Tất cả các xã đều có nhà văn hóa - nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn nghệ vào những dịp lễ đặc biệt hoặc những ngày cuối tuần.Các câu lạc bộ thơ, dưỡng sinh, câu lạc bộ bóng bàn, bóng đá, cầu lông…được lập ra rất nhiều. Các câu lạc bộ thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, giao hữu với nhau nhằm nâng cao trình độ và học hỏi lẫn nhau. 2 PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN 1. Lĩnh vực kinh tế Nhìn chung các năm qua, kinh tế của huyện Thanh Trì tăng trưởng với tốc độ ổn định, ít có sự biến động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trung bình khoảng 12 %-14%/năm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đang thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ giá trị của lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỉ lệ giá trị của lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong tổng thu nhập của toàn huyện. Đi đôi cới với sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cũng tăng trưởng khá. Diện mạo kịnh tế của huyện đang có sự chuyển biến rõ rệt, chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trong huyện. Trong lĩnh vực nông nghiệp: Với diện tích đất canh tác nông nghiệp của huyện đạt gần 4000 ha. Một diện tích khá lớn, tập trung vào các loại cây lương thực, cây lúa, các trang trại cây cảnh…và những cây trồng có giá trị lớn.Năng suất lúa bình quân đạt 62,2 tạ/ha. Xu hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện là giảm diện tích đất dành cho nông nghiệp tuy nhiên phải luôn nâng cao nguồn thu từ lĩnh vực nông nghiệp bằng cách áp dụng kĩ thuật canh tác mới, những giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao…Huyện đang có chủ trương khuyến khích chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, các trang trại chăn nuôi… Lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra được những sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện mà còn cung cấp được những sản phẩm có chất lượng tốt cho nhân dân các huyện,quận nội thành xung quanh… Trong lĩnh vực công nghiệp:số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp ngày càng gia tăng.Giá trị từ lĩnh vực công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập của huyện. Tốc độ gia tăng giá trị của của lĩnh vực công nghiệp đạt trung bình khoảng 13% - 16% /năm. Tại huyện đang hình thành những khu tập trung công nghiệp tại các xã Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai-Vĩnh Quỳnh.Các làng nghề thủ công cũng đang phát triển mạnh mẽ với các làng nghề 3 Tân Triều, Hữu Hòa, Làng Chanh,Vạn Phúc… đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân cũng như giải quyết được tình trạng thiếu việc làm của địa phương. Các doanh nghiệp trong huyện đã và đang tích cực xây dựng chỗ đứng của mình trên thị trường, cung cấp những sản phẩm có chất lượng, uy tín đối với những khách hàng trong và ngoài huyện.Đặc biệt trong lĩnh vực thủ công nghiệp, một số sản phẩm còn được đem xuất khẩu sang các nước khác. Trong lĩnh vực dịch vụ: hoạt động thương mại dịch vụ của huyện ngày càng phát triển. Số lượng những doanh nghiệp tổ chức cá nhân tham gia vao hoạt động này ngày càng gia tăng và nguồn thu từ hoạt động này cũng đóng góp đáng kể vào nguồn thu của huyện.tốc độ tăng trưởng thu nhập của ngành dịch vụ đạt khoảng 14 % -16%/năm, tỉ trọng cũng như giá trị của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập của huyện cũng ngày càng gia tăng. Hoạt động dịch vụ vẫn phát triển ở những nơi có giao thông,cơ sở vật chất phát triển như ở Văn Điển, Ngọc Hồi…lĩnh vực trong hoạt động thương mại mới chỉ là buôn bán,vận tải, tư vấn…là chủ yếu. Sau đây sẽ là kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế năm 2011 của huyện năm vừa qua: 1.1 Trồng trọt 1.1.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2011: • Diện tích lúa cả năm : 3000 ha, sản lượng đạt 13500 tấn . • .Cây ngô,khoai :20 ha, sản lượng đạt 250 tấn . • Rau xanh :1600 ha, sản lượng đạt 32000 tấn . • Cam cảnh,quất cảnh :10 ha. • Cây cảnh :20 ha. 1.1.2 Kết quả đã thực hiện được trong năm qua : • Diện tích lúa cả năm đạt 2800 ha, đạt 93,33 % kế hoạch đặt ra; sản lượng đạt 14500 tấn, đạt 107,4 % kế hoạch đặt ra. • Diện tích ngô khoai cả huyện đạt 18 ha, đạt 90% kế hoạch đặt ra; sản lượng đạt 280 tấn đạt 112% kế hoạch. • Diện tích trồng rau xanh đạt 1800 ha, đạt 112,5 % kế hoạch năm. 4 • Diện tích trồng cam cảnh, quất cảnh đạt 15 ha đạt 150 % kế hoạch đặt ra, tao ra nguồn thu 4500 triệu đồng/năm. • Diện tích trang trại trồng cây cảnh đạt 22 ha, đạt 110 % kế hoạch, tạo ra nguồn thu 6000 triệu đồng/năm. • Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 69,8 triệu/ha, đạt 125,8% kế hoạch đặt ra, và tăng 11 triệu đồng /ha so với năm 2010. 1.1.3 Đánh giá kết quả đã dạt được trong lĩnh vực trồng trọt : 1.1.3.1 Mặt được : • Giá trị thu được từ lĩnh vực trồng trọt tăng khá,vượt kế hoạch đặt ra. • Năng suất lao động tăng mạnh do nhân dân sử dụng phân bón,kĩ thuật canh tác có hiệu quả cao. • Hệ thống thủy lợi đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. • Đã có sự chuyển đổi từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao. • Hoạt động nông nghiệp đang được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan, cán bộ của các cấp xã và huyện.Huyện đã có kế hoạch cụ thể đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp của huyện. 1.1.3.2 Một số tồn tại : • Vẫn chưa tận dụng được hết sức sản xuất của đất, nguồn thu từ trồng trọt vẫn còn thấp hơn so với năng lực. • Sự chuyển dịch sang cây trồng, mô hình mới có giá trị cao còn chậm. • Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ở một số nơi còn chưa hợp lý. • Chất lượng nguồn nước sử dụng cho trồng trọt chất lượng thấp. 1.1.3.3 Nguyên nhân • Một số người dân còn quá lạm dụng vào phân bón và thuốc trừ sâu, dẫn tới việc sử dụng quá mức ảnh hưởng xấu tới môi trường và đất canh tác. 5 • Số ít nông dân vãn giữ những thói quen canh tác cũ làm ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng. • Người dân có vẻ không còn thiết tha với hoạt động nông nghiệp, một số diện tích đất canh tác nông nghiệp bị bỏ hoang, sử dụng không hiệu quả. • Do thời tiết xấu đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của nhân dân nhất là vào những tháng mưa nhiều, lượng nước lớn, gây ngập lụt ở nhiều nơi… • Nguồn nước chủ yếu dùng cho chăn nuôi là từ sông hồng và sông tô lịch có chất lượng thấp.Đăc biệt sông to lịch đang bị ô nhiễm nặng. 1.2 Lĩnh vực chăn nuôi : Chăn nuôi không là thế mạnh của vùng, tuy nhiên chăn nuôi đang có những cơ hội tốt để phát triển. Nhân dân trong huyện mới chỉ tập trung vào gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trong và ngoài huyện. Những sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu về cả số lượng cũng như chất lượng của thị trường. Lĩnh vực chăn nuôi vẫn phát triển ổn định qua các năm tuy nhiên nó thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, dịch bệnh, nhu cầu thị trường nên còn có nhiều rủi ro…Hiện tại trong huyện đã và đang hình thành nhiều trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn có uy tín. 1.2.1 Một số chỉ tiêu trong lĩnh vực chăn nuôi trong năm vừa qua : • Trâu: 300 con • Bò: 400 con • Dê: 200 con • Lợn 40000 con • Gà 60000 con • Vịt 80000 con • Diện tích chăn nuôi thủy sản : 900 ha • Sản lượng thủy sản thu được 4000 tấn 6 1.2.2 Kết quả thực hiện kế hoạch năm vừa qua • Trâu :280 con đạt 93,33% kế hoạch đặt ra • Bò 450 con đạt 112,5% kế hoạch • Dê: 300 con đạt 150% kế hoạch • Lợn; 45000 con đạt 112,5% kế hoạch • Gà: 50000 con đạt 83,33 % kế hoạch đặt ra • Vịt 60000 con đạt 75% kế hoạch đề ra • Diện tích chăn nuôi thủy sản 1000 ha. • Sản lượng thủy sản thu được 5200 tấn. 1.2.2 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trong năm qua 1.2.2.1 Mặt được • Quy mô của hoạt động lớn, đem lại thu nhập lớn cho người dân. • Người dân nuôi những giống vật nuôi có năng suất cao,biết áp dụng kĩ thuật chăn nuôi hiệu quả. • Các hộ dân được hộ trợ từ hoạt động vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi • Công tác thú y đã được quan tâm và hoạt động có hiệu quả trong quá trình hỗ trợ các hộ chăn nuôi • Đã có những lớp do huyện lập ra để hướng dẫn những kĩ thuật chăn nuôi mới, có hiệu quả với các hộ chăn nuôi. • Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong huyện và các địa phương lân cận. • Hoạt động chăn nuôi thủy sản đã được kết hợp với các hoạt động ,quán ăn, khu sinh thái…tạo ra nguồn thu có giá trị lớn. 7 1.2.2.2 Một số tồn tại • Hiệu quả chăn nuôi vẫn chưa cao, kết quả đạt được vẫn có thể cao hơn nữa • Hoạt động chăn nuôi ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước, môi trường sống của khu dân cư xung quanh. • Hiện tượng gia súc, gia cầm bệnh được đem tiêu thụ vẫn còn tồn tại. • Sản lượng chăn nuôi gia cầm vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra trong năm. 1.2.2.3 Nguyên nhân • Một số hộ dân vẫn giữ thói quen chăn nuôi cũ, chưa áp dụng những kĩ thuật chăn nuôi mới có hiệu quả cao • Các hộ chăn nuôi mới chỉ chú trọng tới hiệu quả kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức tới việc xử lý chất thải • Công tác quản lý , kiểm tra chất lượng sản phẩm chăn nuôi của huyện còn lỏng lẻo chưa được chú trọng. • Hoạt động chăn nuôi gia cầm trong năm vừa qua chịu ảnh hưởng rất lớn do dịch cúm gia cầm, nhu cầu của thị trường giảm… • Công tác chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang mô hình trang tại lớn còn diễn ra chậm, phân tán… 1.3 Lĩnh vực công nghiệp 1.3.1 Đánh giá kết quả hoạt động của ngành công nghiệp năm vừa qua: 1.3.1.1 Mặt được • Số lượng các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng gia tăng. • Giá trị sản xuất, tỉ trọng của ngành công nghiệp ngày càng được nâng cao. • Có ảnh hưởng rất lớn tới công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa của huyện. • Góp phần giải quyết tinh trạng thiếu việc làm. 1.3.1.2 Một số tồn tại • Còn có nhiều cơ sở sản xuất tư nhân hoạt động khi không có giấy phép. • Một phần diện tích đất của khu công nghiệp Ngọc Hồi còn bị bỏ hoang, sử dụng không hiệu quả. 8 • Quá trình tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của những làng nghề còn gặp nhiều khó khăn. • Vấn đề an toàn lao dộng chưa được các chủ doanh nghiệp tư nhân chú trọng. 1.3.1.3 Nguyên nhân • Công tác quản lý kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở sản xuất còn lỏng lẻo, gặp nhiều khó khăn. • Vấn đề về quản lý đất đai của huyện còn nhiều bất cập • Nền kinh tế khó khăn, nhiều sản phẩm cùng loại tràn lan nên quá trình tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp gặp phải sự canh tranh rất lớn • Các chủ doanh nghiệp vẫn chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà quên đi sự an toàn của người lao động • Một số cơ sở,doạnh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lac hậu. 1.4 Lĩnh vực thương mại –dịch vụ 1.4.1 Mặt được : • Các loại hình kinh doanh cùng số lượng hàng hóa được buôn bán phong phú. • Các hoạt động kích cầu được tổ chức thường xuyên diễn ra trong địa bàn của huyện. • Các chợ, trung tâm thương mại được đầu tư, xây dựng rất lớn . • Giá trị cũng như tỉ trọng của ngành dịch vụ đang được cải thiện rõ rệt. 1.4.2 Một số tồn tại : • Một số chợ được xây dựng nhưng không được sử dụng hiệu quả • Vấn đề vệ sinh ở một số chợ vẫn chưa được chú trọng • Hoạt động dịch vụ vẫn còn có hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng… 1.4.3 Nguyên nhân : • Do chợ được xây dựng ở địa điểm không hợp lý và công tác tuyên truyền người dân vào chợ mới còn yếu kém. 9 [...]... động đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm 16 PHẦN 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ NĂM 2012 1 Đánh giá tình hình 1.1 Thuận lợi • Trong năm tới, huyện sẽ vẫn được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành cấp thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của huyện • Trình độ nhận thức cũng như trình độ sản xuất không ngừng nâng cao vì vậy công tác thực hiện... hoạch • Phối hợp với phòng Kinh tế than mưu UBND huyện ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất • Tham mưu UBND huyện huy động và bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ; phân bổ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện; hướng dẫn các xã các thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện 3 Phòng Tài nguyên môi trường • Chủ trì hướng dẫn UBND các xã quy trình vận động nhân dân dồn... sản xuất, phát triển kinh tế và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại các xã, thị trấn • Tổng hợp, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và các xã • Phối hợp với các đơn vị: Trung tâm chuyển giao KH công nghệ và khuyến nông – Viện Nông nghiệp Việt Nam; Trung tâm nấm – Viện di truyền; Chi cục BVTV Hà Nội; Chi cục thủy sản Hà Nội hướng dẫn các xã triển khai thực hiện... cán bộ còn hạn chế Thiếu vốn đầu tư các công trình phục vụ phát triển kinh tế 32 Hiệu quả sử dụng vốn của một số hộ nghèo còn chưa tốt Các hộ vẫn còn thái độ ỷ lại, Một vài hộ nghèo chưa tay nghề, kĩ thậu sản xuất còn thấp Cây mục tiêu Nâng cao hiệu quả công tác phát triển kinh tế xã hội Đẩy nhanh tốc đo chuyển dịch cơ cấu kinh tế d Xúc tiến, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong... 2012 2.1 Mục tiêu tổng thể Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh,bền vững, có cơ cấu hợp lý Lấy nông nghiệp là mũi nhọn, tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp –dịch vụ Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới Nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính... các xã, các hộ sản xuất thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp quy hoạch 5 Các phòng, ban khác của huyện: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao, các phòng, ban, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Huyện ủy, UBND Huyện tổ chức thực hiện, đản bảo hoàn thành kế hoạch của Huyện và theo yêu cầu của Thành phố 6 UBND các xã: • Căn cứ kế hoạch của Huyện; căn cứ Đề án phát. .. động của các hội đoàn thể 2.3.1 Mặt được • Tất cả các địa phương đều có hội nông dân, hội phụ nữ, doàn thanh niên, mặt trận Tổ quốc, hội cựu chiến binh… • Hội nông dân, hội phụ nữ luôn có những hoạt động hỗ trợ cho hội viên làm kinh tế như :hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, tập huấn, dạy nghề… • Hội cựu chiến binh, mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên…tích cực trong công tác tuyên truyền chính sách của. .. trong xã hội như đình công, khiếu kiện đất đai… gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh 17 • Tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp ,khó lường ảnh hưởng lớn tới kết quả của hoạt động nông nghiệp trong huyện • Tình trạng dịch bệnh ở một số vật nuôi cũng có tác động xấu tới tinh hình chăn nuôi trong huyện 2 Mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế xã hôi năm... dùng cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện khoảng 100 tỉ đồng.Huy động chủ yếu từ các nguồn sau: Từ ngân sách nhà nước : 50 tỉ đồng Nhân dân đóng góp 40 tỉ đồng Nguồn khác 10 tỉ đồng Với các hoạt động phát triển thì nhu cầu tài chính của từng lĩnh vực vụ thể là: Lĩnh vực Nhu cầu tài chính 5 15 7 25 20 4 2 14 8 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Cơ sở hạ tầng Giáo dục Y tế Quản lý... cứ Đề án phát triển kinh tế và đề án xây dựng nông thôn mới của xã, UBND các xã chủ động xây dựng kế hoạch và xây dựng các giải pháp, đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để tổ chức thực hiện • Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là người nông dân trên địa bàn để toàn dân hiểu rõ, tạo sự đồn thuận quyết tâm cao, phấn đấu thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế, đạt mục tiêu . nhau nhằm nâng cao trình độ và học hỏi lẫn nhau. 2 PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN 1. Lĩnh vực kinh tế Nhìn chung các năm qua, kinh tế của huyện Thanh Trì tăng trưởng với. vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ưu tiên chi cho các hoạt động đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm. 16 PHẦN 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ NĂM 2012 . : VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ 1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý: Thanh Trì là một huyện nằm ở phía Đông Nam của Hà Nội, là của ngõ đi vào thủ đô.

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan