1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010.DOC

62 1,6K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 535 KB

Nội dung

Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5

I Khái niệm,đặc điểm,bản chất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5

1 Khái niêm : 5

2 Đặc điểm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5

3 Bản chất của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6

II Quy trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6

1 Xây dựng kế hoạch 6

2 Thực hiện kế hoạch 7

3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 7

4 Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết 8

III Vai trò của kế hoạch 9

1 Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 9

2 Vai trò thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 9

CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA QUẬN THANH XUÂN 10

I.Giới thiệu về quận Thanh Xuân 10

1 Qúa trình hình thành quận Thanh Xuân 10

2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: 11

2.1 Điều kiện tự nhiên 11

2.2 Tài nguyên thiên nhiên: 11

2.3 Kết cấu hạ tầng: 12

2.4 Tiềm năng du lịch: 13

2.5 Nguồn nhân lực 14

II Kế hoạch phát triển kinh tế quận Thanh Xuân đến năm 2010 15

1 Mục tiêu và các chỉ tiêu 15

Trang 2

1.1 Mục tiêu 15

1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006 – 2010 16

2 Nội dung kế hoạch 17

2.1 Lĩnh vực kinh tế 17

2.2 Lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý đô thị: 20

III Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận đến năm 2010 25

1 Các kết quả đã đạt được 25

1.1 Về kinh tế 25

1.2.Về đầu tư xây dựng và quản lý đô thị 31

1.2 Công tác văn hóa – giáo dục – y tế - xã hội 37

1.3 Công tác vệ sinh môi trường,an ninh quốc phòng 42

2 Những hạn chế,tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch 42

2.1 Những hạn chế,tồn tại 42

2.3 Nguyên nhân 44

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 47

1 Về phát triển kinh tế 47

2 Về công tác đầu tư xây dựng, GPMB, quản lý đất đai, quản lý đô thị .49

3 Công tác văn hóa xã hội 54

4 Công tác an ninh quốc phòng 56

5 Công tác cải cách hành chính, thanh tra, tư pháp, xây dựng chính quyền, công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng 56

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Với kế hoạch đến năm 2010, phấn đấu xây dựng quận Thanh Xuân trởthành quận phát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội, cơ cấu kinh tếcông nghiệp - dịch vụ, có vai trò động lực phát triển của Thành phố Hà Nội ởcửa ngõ phía Tây Nam Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏiquận Thanh Xuân không ngừng vươn lên theo kịp tiến trình lớn mạnh củaThủ Đô, để thực hiện được điều này không thể không kể đến những đóng gópcủa ngành kế hoạch Đặc biệt , đối với cấp quận huyện thì vai trò này càng trởnên quan trọng và không thể thiếu , trong đó bản kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội cấp quận , huyện là một công cụ vô cùng quan trọng góp phần làm cho

bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương hoạt động ngày càng hiệu quả hơn

Mặc dù có tàm quan trọng như vậy nhưng hiện nay công tác thực hiện

kế hoạch ở cấp quận Thanh Xuân đang bộ lộ một số hạn chế , yếu kém khôngđáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương trong tình hình mới Vì vậy,việc tìm ra những giải pháp thiết thực , tối ưu nhất để nâng cao chất lượngthực hiện bản kế hoạch thực sự đang trở thành một yêu cầu tất yếu Với việc

thực hiện đề tài “ Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của quận Thanh Xuân đến năm 2010” em hy vọng sẽ đáp ứng một phần yêu

cầu đó

Dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội của quận,mục đích chính của việcthực hiện đề tài này là do em hy vọng có thể đóng góp những suy nghĩ, quanđiểm cũng như những tìm hiểu,nghiên cứu của mình cho việc đổi mới côngtác thực hiện kế hoạch phát triển kế hoạch tại Quận Từ đó,có thể đưa ra một

số giải pháp giúp cho việc thực hiện các bản kế hoạch thực sự có thể đi vàocuộc sống

Ngoài phần mở đầu, danh mục , bảng biểu , kết luận ,tài liệu tham khảothì kết cấu của bài bao gồm ba chương :

Trang 4

Chương một : Lý luận chung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chương hai : Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch Quận Thanh Xuân

Chương ba : Những giải pháp thực hiện kế hoạch

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Phạm văn Vận , cùngtập thể cán bộ phòng Tài Chính – Kế Hoạch quận Thanh Xuân , thành phố HàNội đã tận tình giúp em hoàn thành bài viết này Nhưng do kỹ thuật và trình

độ còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong khi làm bài Rấtmong nhận được sự đóng góp của thầy cô , các cô chú , các anh chị trong đơn

vị thực tập để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn nữa

Trang 5

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT

TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

I Khái niệm,đặc điểm,bản chất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

1 Khái niêm :

Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều vĩ mô nền kinh tế quốcdân,nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu,định hướng của chiến lược phát triểntheo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện phápđịnh hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời

kỳ kế hoạch

Từ đó,ta có thể đưa ra một định nghĩa chung về kế hoạch như sau ; Kếhoạch kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu,phương hướng,chínhsách, biên pháp kinh tế quốc dân được biểu hiện trong một hệ thống các bảngcân đối,trên cơ sở nhận thức và thỏa mãn các yêu cầu của các quy luật kinh tếcủa nền kinh tế quốc dân và trên cơ sở khai thác có hiệu quả kinh tế xã hộicao mọi tài nguyên nhân - tài – vật - lực của đất nước

2 Đặc điểm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Theo giáo sư Tony Killick ( viện nghiên cứu phát triển Oxford – Mỹ )đưa ra 6 đặc điểm sau đây trong một kế hoạch :

1 Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu chính trị của chínhphủ ,việc đặt ra kế hoạch nhằm xác định những mục tiêu chiến lược có liênquan trực tiếp đến sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế đất nước

2 Môt kế hoạch phát triển đề ra một chiến lược mà thông qua đó người

ta dự định được những mục tiêu , mà những mục tiêu này thường được biếnthành các chỉ tiêu cụ thể

3 Kế hoạch được thể hiện bằng một loạt các nguyên tắc và chính sáchđược phối hợp từ Trung ương, cos nhất quán về nội dung được xem như là

Trang 6

phương tiện tối ưu đẻ thực hiện các mục tiêu,chỉ tiêu và được sử dụng nhưmột khuôn mẫu để hướng dẫn các quyết định cụ thể.

4 Kế hoạch bao hàm toàn bộ nền kinh tế Việc lập kế hoạch quốc giabắt đầu bằng việc xây dựng các chiến lược mục tiêu và các chỉ tiêu quốc gia.Trên cơ sở đó, các ngành cụ thể hóa các chương trình và chiến lược trungthành các kế hoạch của ngnahf trong đó bao gồm các hoạt động cụ thể Cácngành cụ thể các yếu tố của vùng và mối liên hệ giữa các ngành

5 Để đảm bảo tính tối ưu và tính nhất quán,hệ thống kế hoạch phát triểnđược cụ thể hóa bằng các chương trình,các dự án xem như là các hoạt độngkinh tế cụ thể trong tương lai

6 kế hoạch phát triển thường kéo dài 5 năm và thể hiện như kế hoạchtrung hạn ,có thể kết hợp với kế hoạch viễn cảnh dài hạn và được bổ sungbằng kế hoạch hàng năm

3 Bản chất của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Bản chất của kế hoạch hóa trước hết được thể hiện là một loạt các mụctiêu kinh tế xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn một kếhoạch toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong nền kinh

tế quốc dân Một kế hoạch từng phần sẽ đề cập đến một phần của kinh tế Kếtiếp bản chất của kế hoạch hóa được đúc kết lại, đó là cách thức tác động,hướng dẫn và điêu khiển của chính phủ

II Quy trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

1 Xây dựng kế hoạch

Trên cơ sở đánh giá một cách cụ thể,chính xác thực trạng thực hiện cácnhiêm vụ và các chỉ tiêu kế của thời kỳ trước,xem xét kết quả của việc thựchiện các dự án ,chương trình xây dựng đã và đang triển khai cũng như các yếu

tố nguồn lực bên trong,bên ngoài cac nhà kế hoạch tiến hành:

- Cụ thể hóa và tính toán con số chỉ tiêu,mục tiêu phát triển

Trang 7

- Xác định cái giá phải trả cho mục tiêu đặt ra của thời kỳ kế hoạch Đây

là việc xác định nhu cầu về các yếu tố nguồn lực cần thiết cho việc thực hiệncác mục tiêu như : nhu cầu về vốn,nhu cầu lao động,tahy đổi các yếu tố vềcông nghệ - kỹ thuật,nguồn tài nguyên

- Đo lường các yếu tố nguồn lực hiện có trong thời kỳ kế hoạch nhưnguồn tích lũy,nguồn thu từ ngân sách,nguồn huy động vốn từ dân cư… cácnguồn lực vật chất cụ thẻ kết hợp với những giới hạn về trình độ, thể chế,cơchế hnahf chính,tổ chức sẽ là những ràng buộc tác động đến khả năng đạtđược những mục tiêu kinh tế xã hội đạt ra

- Cân đối các yếu tố nguồn lực chủ yếu trong thời kỳ kế hoạch ,thực chấtđây là việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cần có phản ánh thực trạng cânđối giữa mục tiêu với các yếu tố nguồn lực Trong đó,điều quan trọng là chỉ racác mất cân đối và hướng giải quyết các mất cân đối nhằm đạt được các mụctiêu đặt ra

2 Thực hiện kế hoạch

Trong bước này,vấn đề quan trọng trước hết là phải đưa ra được cácchính sách,cơ chế,chính sách khuyến khích hay rang buộc để tạo ra môitrường vĩ mô thích hợp cho các ngành,các cấp ,các đơn vị kinh tế,các doanhnhân có cơ hội phát huy nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra Mặtkhác các nhà tổ chức cần phải đặt ra các kiến nghị,giải pháp cần thay đổitrong thể chế,cơ chế hoàn thiện các tổ chức kinh tế,bộ máy quản lý có liênquan để xóa bỏ các trở ngại trong quá trình vận hành Toàn bộ các phươngtiện về chính sách,thể chế, công cụ này cần đặc biệt hướng vào việc khaithác,huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách có hiệu quả nhất đểthực hiện mục tiêu kế hoạch

3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

Cần phải xác định các dạng thức hoạt động triển khai công tác kếhoạch,theo dõi tổ chức quá trình đánh giá và thực hiện kế hoạch.Để đánh giá

Trang 8

tình hình thực hiện kế hoạch phải dựa trên các mục tiêu,các chỉ tiêu đã đềra,với các mục tiêu chỉ tiêu ấy kế hoạch đã hoàn thành,chưa hoàn thành hayvượt mức đề ra.Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế -xã hội đảm bảocác luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của các thời kỳ tiếptheo ví dụ các như các mục tiêu đinh hướng gắn kiền nhằm ổn định sự pháttriển vĩ mô của nền kinh tế như :

- Tăng trưởng kinh tế nhanh;

- Tăng thu nhập bình quân đầu ngươi;

- Giải quyết công ăn việc làm

- ổn đinh mức giá cả;

- Giảm thiểu đối nghèo và bất công trong thu nhập

4 Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết

Để xử lý những bất cập trong quy trình kế hoạch hóa cần lưu ý các vấn

đè cơ bản:

- Phải khẳng định quá trình kế hoạch hóa là vô cùng quan trọng và cácnhà lãnh đạo chính trị tất yếu có một mối quan hệ áp đặt nhất định đối với quátrình kinh tế Điều đó đòi hỏi các nhà kế hoạch phải có tác động tích cực nhấtbằng cách lồng ghép những cân nhắc kinh tế một cách kiên quyết vào trongcác quyết định chính trị,lượng hóa các yếu tố mà các nhà kế hoạch có thể tínhtoán được đẻ chứng minh tính chất đúng đắn của các vấn đề kinh tế

- Tăng cường cho các nhà lãnh đạo chính trị các kiến thức về kinh té họcnói chung và lĩnh vực kinh tế của riêng họ Điều đó sẽ giúp các nhà lãnh đạochính trị đưa ra các quyết định có căn cứ hơn, có hiệu quả hơn và đây cũngchính là mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hóa phát triển

- Trong nghững trường hợp cụ thể có thể thay đổi một cách linh hoạt đểgiải quyết tình trạng bế tắc Các nhà kế hoạch có thể bắt đầu bằng việc hìnhthành các mục tiêu và thứ tự ưu tiên rồi soạn thảo ra các kế hoạch lựa chọn

Trang 9

Việc đó giúp các nhà chính trị có căn cứ trong việc đánh giá mối quan hệ qualại giữa các mục tiêu khác nhau.

III Vai trò của kế hoạch

1 Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Kế hoạch hóa không chỉ là lập kế hoạch mà còn là quá trình tổ chức,thực hiện và theo dõi, đánh giá kết quả Lập kế hoạch là lựa chọn một trongnhững phương án hoạt động cho tương lai của toàn bộ hay từng bộ phận củanền kinh tế Còn tổ chức theo dõi và thực hiện bằng hệ thống các chính sách

áp dụng trong thời kỳ kế hoạch xem như là những cam kết của chính phủ đốivới hệ thống kinh tế Mặt khác kế hoạch còn là công cụ quản lý vĩ mô nềnkinh tế

2 Vai trò thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Chính là sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu,kết hợp với cácnguồn lực sẵn có và việc tổ chức các hệ thống, các đơn vị, cá nhân và phốihợp hoạt động của những bên, những bộ phận trong hệ thống tổ chức có liênquan với nhau, thông qua những cơ chế, thể chế và cách thức tiến hành cụ thểnhằm tiến đến mục tiêu, hoàn thiện kế hoạch một cách tốt nhất

Trang 10

CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ

HOẠCH CỦA QUẬN THANH XUÂN

I.Giới thiệu về quận Thanh Xuân

1 Qúa trình hình thành quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân_Thành Phố Hà Nội được thành lập theo nghị định74/CP Chính Phủ ngày 22/11/1996,chính thức hoạt động có hiệu lực từ ngày01/1/1997

Quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam Thành phố Hà Nội: Bắc giápquận Đống Đa và Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai,Nam giáp huyện Thanh Trì, Tây giáp huyện Từ Liêm và Thị xã Hà Đông(Tỉnh Hà Tây).Diện tích tự nhiên 913,2 ha Dân số tính đến tháng 10/2004 là192.377 người

Bộ máy hành chính Nhà nước của Quận được tổ chức thành 11 đơn vịcấp phường: Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh XuânTrung, Nhân Chính, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Đình, KimGiang,Khương Trung,Khương Mai

Trên địa bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, Học viện, TrườngĐại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp Nhà nước củaThủ đô và Bộ ngành Trung ương

Đường Nguyễn Trãi, vành đai 3, Trường Chinh là những trục giaothông chính nối Quận với Trung tâm Thành phố, các quận huyện và tỉnh bạn Nhân dân Quận Thanh Xuân đã có nhiều đóng góp sức người, sức củatrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô, bảo vệ đất nước góp phần làmnên truyền thống lịch sử Cách mạng, văn hóa và lối sống mang bản sắc riêngcủa người Hà Nội

Trang 11

8 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc , các đoàn thể vànhân dân trong quận đoàn kết, ra sứ thi đua xây dựng quận trên tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội và giành được những kết quả quan trọng.

2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:

2.1 Điều kiện tự nhiên

Quận Thanh xuân được thành lập theo Nghị định 74/CP của chính phủ

và đi vào hoạt động từ 1/1/1997 với 11 đơn vị hành chính cấp phường, códiện tích tự nhiên 913,2ha Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô Có cácđường giao thông huyết mạch đi qua đó là Quốc lộ số 1, Quốc lộ số 6 và 2tuyến đường vành đai của Thành phố là đường Vành Đai 2, Vành đai 3 nênrất thuận tiện cho việc giao lưu mở rộng thị trường phát triển kinh doanh dịch

vụ Quận thuộc khu vực dự kiến phát triển đô thị của Thành phố trung tâm do

đó có lợi thế để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội; địa hình củaquận tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quá trình phát triển đô thị Trên địabàn quận có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, có 8 trường Đại học, Cao đẳng,

5 trường Trung học chuyên nghiệp dạy nghề và nhiều Nhà máy xí nghiệp vớiđông đảo đội ngũ các nhà khoa học, công nhân kỹ thuật lành nghề là nguồnlực dồi dào cho sự phát triển của quận

2.2 Tài nguyên thiên nhiên:

So với các quận nội thành của Hà nội, quận Thanh Xuân có quỹ đấttương đối lớn và thuận lợi cho việc bố trí xây dựng mới các công trình côngcộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Ngoài 80,275ha đất canh tác nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trên địa bàn quận nhìn chung các công trình

về nhà ở của dân giá trị thấp, bố trí không phải mặt đường; các công trìnhkiến trúc khác chất lượng còn thấp, trị giá không lớn thuận lợi cho giải phápmặt bằng đền bù ít tốn tiền, đây là điều kiện thuận lợi, là tiềm năng lớn trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân

Trang 12

2.3 Kết cấu hạ tầng:

+Hệ thống cung cấp điện: Hiện nay trên địa bàn quận có hơn 180 trạmbiến thế 6-10/0,4KV - Tổng công suất 88,990KVA và 2 trạm cắt điện 6KV.Các nhà máy, xí nghiệp, khu nhà ở lớn các trạm biến thế sử dụng trạm xây,còn lại đa số là trạm biến thế treo; mật độ trạm được đánh giá là lớn, bán kínhphục vụ trung bình 200m nên điều kiện phân phối thuận lợi, hệ thống đườngdây cột điện cơ bản được cải tạo, nâng cấp, dây tải điện chủ yếu là cáp kín độ

an toàn cao Hệ thống chiếu sáng toàn bộ các tuyến ngõ xóm, phố có mặt cắt

từ 2m trở lên đều được lắp đặt đèn cao áp chiếu sáng

+Cấp nước: Ngoài hệ thống đường ống truyền dẫn và ống phân phốitrên địa bàn quận có một số trạm cấp nước cục bộ của các cơ quan đơn vịdoanh nghiệp có công suất từ 800-6000m3/ngày đêm

Hiện tại đa số các phường còn khó khăn về nước sinh hoạt, một sốphường hệ thống đường ống dẫn xuống cấo chậm được sửa chữa nên nguồnnước yếu và thiếu nhất là vào mùa hè, một số khu dân cư đến nay vẫn phảidùng giếng nước khoan

+Giao thông:

Mô hình mạng lưới giao thông đường bộ của quận Thanh Xuân chưahoàn chỉnh và đồng bộ do quận mới thành lập Trên địa bàn quận có 2 đườngquốc lộ chính ra vào trung tâm Thành phố là quốc lộ 6 và quốc lộ 1A; đườngvành đai gồm có Vành đai2 và Vành đai 3 Một số đường khu vực được hìnhthành từ lâu xuấ phát trên cơ sở tuyến đường liên xã, liên huyện hoặc đến cáckhu nhà ở đều được xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế quy hoạch Đến naycác tuyến đường ngõ xóm cơ bản được cải tạo nâng cấp bê tông hoá

Nút giao thông quận có nhiều nút giao thông cắt, hiện có 2 nút đồngmức là Ngã tư vọng và Ngã tư sở

Đường sắt tuyến đi phía nam chạy qua địa bàn quận Thanh Xuân từNgã tư vọng đến đường Định Công dài 1350m

+Thông tin liên lạc:

Trang 13

Quận Thanh Xuân có các tổng đài: Đại La dung lượng 4024 số,Thương Đình dung lượng 4756 số, Thanh Xuân Nam dung lượng 1008 số,Thanh Xuân Bắc dung lượng 1264 số Ngoài tổng đài Thanh Xuân Bắc sửdụng 100% công suất, còn lại mới chỉ sử dụng khoảng 70% công suất.

Tuyến thông tin bưu điện phục vụ thuê bao chủ yếu đi nổi treo cùng cácloại dây khác không đảm baỏ an toàn và làm mất mỹ quan đô thị

2.4 Tiềm năng du lịch:

Quận Thanh Xuân nắm tiếp giáp với các huyện ngại thành, khu vựcngoại ô đang được đầu tư xây dựng thành khu du lịch của Hà nội tạo thànhmột quần thể du lịch thu hút khách du lịch

Quận có 29 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có một số di tích khá nổitiếng; đa số các di tích đều có giá trị lich sử, đây là nền tảng có thể khơi dậy

và phát huy, vừa phục vụ cho yêu cầu xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc vừa óthể khai thác hình thành các điểm phục vụ kinh doanh du lịch Trên địa bànquận ngoài một số khu nhà cao tầng đã được xây dựng theo quy hoạch vớikiến trúc tương đối hoàn chỉnh, còn có khu làng xóm cũ đang dần được đô thịhoá dọc theo các trục đường lớn nhìn chung phía sâu trong làng vẫn giữ đượcnét cổ truyền nhà thấp, có sân vường rộng nằm đan xen là nhiều công trình ditích đình chùa tạo nên cảnh quan chung của khu vực

Hiện tại trên địa bàn quận còn nhều hồ, an, đầm được quy hoạch để cảitạo kết hợp với xây dựng công viên cây xanh tạo nên những khu vực vui chơigiải trí có cảnh quan đẹp Sông Tô Lịch và sông Lừ chảy qua địa bàn quậnhiện là tuyến thoát nước chính đang được đầu tư naọ vét làm sạch dòng chảy,trồng cây xanh kết hợp với làm đường dạo 2 bên sẽ tạo nên một trục khônggian đẹp cho quận Trên địa bàn phường Kim Giang quận đang dự kiến xâydựng trường đua ngựa, là trường đua đầu tiên của Hà nội, đây sẽ là một trongnhững lợi thế tạo thành một quần thể vui chơi giải trí và du lịch trên địa bànquận

Trang 14

2.5 Nguồn nhân lực

Dân số của quận khi mới thành lập (1997) là 133.400 người với 32.185

hộ, đến thời điểm giữa năm 2003 dân số trên 18 vạn người với gần 50 nghìn

hộ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 67,7% dân số Do đặc điểm về

sự hình thành nên quận có cơ cấu dân cư khá phức tạp Ngoài bộ phận chủ yếudân cư là các gia đình cán bộ, công nhân, bộ đội, công an, các trường đại học còn có bộ phận dân cư làm nghề nông Mật độ dân số trung bình toàn quạnnăm 2002 khoảng trên 19 nghìn người/km2 Trên địa bàn còn có một bộ phậnđáng kể người lao động ngoại tỉnh đến làm ăn, sinh sống tạm thời

Do là quận ven đô đang trong quá trình phát triển đô thị và xây dựng nêndân số có xu hướng tăng nhanh Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã cóchuyển biến tích cực phù hợp với quá trình đô thị hoá toàn quận đến năm 2001:lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và có chiều hướng giảm rõ rệt ước tínhkhoảng 0,93%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có chiềuhướng ổn định chiếm 36,31%; lao động các ngành thương mại dịch vụ chiếm

tỷ lệ rất cao và có chiều hướng tăng lên chiếm 62,75% Về lao động đang làmviệc theo khu vực: khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất gần 2/3 lựclượng lao động của quận; số lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ thấphơn khoảng 34,63%; lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nướcngoài từ 2-3%

Hiện tại tỷ lệ lao động của quận chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp sovới mức bình quân của Thành phố và giảm đáng kể qua từng năm lao động

có trình độ công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ khá caogần 20%; Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 25%đây là một lợi thế rất lớn của quận Mặt khác trên địa bàn quận có nhiềutrường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu khoa học đây là nguồn tiềm năngrất lớn về chất xám, lao động kỹ thuật để tham gia vào công cuộc phát triểnkinh tế - xã hội trên địa bàn

Trang 15

Tuy nhiên do những điều kiện khách quan của một quận mới thành lậphiện vẫn còn một số lượng tương đối lớn lao động không có việc làm, còn sốlượng không nhỏ học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng,trung học đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm ổn định Đây là trở ngạikhông nhỏ cho sự phát triển kinh tế đặt ra những vấn đề về quản lý nguồn laođộng đang có xu hướng tăng nhanh dưới tác động của quá trình đô thị hoá.

II Kế hoạch phát triển kinh tế quận Thanh Xuân đến năm 2010

1 Mục tiêu và các chỉ tiêu

1.1 Mục tiêu

Đến năm 2010, phấn đấu xây dựng quận Thanh Xuân trở thành quậnphát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội, với cơ cấu kinh tế côngnghiệp - dịch vụ, có vai trò động lực phát triển của Thành phố Hà nội ở cửangõ phía Tây Nam Cụ thể:

- Xây dựng quận thành một khu đô thị mới văn minh, hiện đại, với hệthống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ ngang tầm với các nước trong khu vực

- Xây dựng quận thành một trong các khu vực kinh tế trọng điểm củaThành phố vèe tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp mũi nhọn

và các hoạt động dịch vụ; đồng thời là khu vực đào tạo cung cấp nguồn nhânlực có chất lượng cao của Thành phố và cả nước

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận theo hướng:công nghiệp - dịch vụ

- Xây dựng Thanh Xuân trở thành khu vực được đảm bảo tốt về anninh, chính trị, trật tự xã hội và có môi trường xanh, sạch, đẹp của Thủ đô

Trang 16

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đầu người trên địa bàn quậnhàng năm thời kỳ 2001-2005 từ 9% đến 10%, thời kỳ 2006-1010 tăng từ 8%đến 9%.

Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế,hoàn thành vượt mức nhiệm vụthu,chi ngân sách cho đúng luật Tiếp tục tạo mọi điều kiện cho phát triểnkinh tế,khai thác mọi tiềm năng,nguồn vốn,tăng cường xã hội hóa đầu tư,thúcđẩy các thành phần kinh tế tăng trưởng ,tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việclàm

Phấn đấu hoàn thành các nội dung đề án số 30,31,32 của thành ủy và 3

kế hoạch thực hiện các đề án của Quận ủy đã được UBND quận cụ thể hóabằng các kế hoạch số 32 về cải cách hành chính,kế hoạch số 34 về nâng caohiệu quả kinh tế,kế hoạch số 35 về cải thiện môi trường và tập trung cao thựchiện kế hoạch số 19/KH – UB của UBND quận về tăng cường công tác quản

lý đầu tư xây dựng,quản lý xây dựng,quản lý đất đai,quản lý TTXD,đô thị

Giữ vững ổn định về ANCT,TTATXH,tăng cường công tác quốcphòng gắn với đẩy nhanh quá trình đô thị hóa,làm chuyển biến rõ các mặt đờisống kinh tế,chính trị,văn hóa,xã hội trên địa bàn quận

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực của chính quyền.Phấn đấu hoànthành mục tiêu Đại hội Đảng bộ quận lần thứ 2 (2000 – 2005) đã đề ra

1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006 – 2010

- Tốc độ tăng GTSX bình quân 14.5% (TP là 14,5% - 15,5%)

- Tốc độ tăng bình quân TMDV 10,5 – 11%

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống < 1,05% ở năm 2010

- Giải quyết việc làm bình quân 4000- 4500 lao động/năm

- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 95% ở năm 2010

- Tỷ lệ trểm suy dinh dưỡng trong độ tuổi < 10% ở năm 2010

- Tỷ lệ hộ nghèo đến 2010 giảm còn dưới 1% so với hộ dân và bìnhquân hàng năm giảm 30% số hộ hiện có

Trang 17

- Tỷ lệ phổ cập THPT và tương đương trong độ tuổi đến 2010 là 80%

- Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch 100% ở năm 2010

- 100% trạm y tế đủ điều kiện CSVC và đội ngũ cán bộ hoạt động cóhiệu quả ở năm 2010

- Hệ thống GTĐT cơ bản hoàn thành các tuyến đường chính giải quyết

cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông

2 Nội dung kế hoạch

2.1 Lĩnh vực kinh tế.

Tiếp tục đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân,tăng cường công tácquản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,tạo mội điềukiện để doanh nghiệp phát triển Quản lý tốt nguồn thu ngân sách

Trong thời kỳ đầu của kế hoạch 2006-2010 quận triển khai thực hiệnquyết định 142/QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc chuẩn bị cácđiều kiện để chuyển dần Ban quản lý chợ thành doanh nghiệp kinh doanh theoluật

Tạo điều kiện để các hoạt động tài chính ngân hàng thương mại và cáctrung tâm giao dịch,siêu thị,trung tâm thể thao văn hóa,vui chơi giải trí,cóđiều kiện phát triển trên địa bàn quận

Tăng cường công tác thu ngân sách trên địa bàn quận,đảm bảo thu đúngthu đủ,thu công khai và tận dụng tất cả các nguồn thu cho ngân sách để pháttriển kinh tế của quận

Bối cảnh quốc tế trên cũng đòi hỏi quận phải nhanh chóng nâng caohiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tránh được những khókhăn gây ra từ quá trình phân công lại lao động quốc tế và tổ chức lại nềnkinh tế thế giới Bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế

đã có; cần mở rộng hơn nữa mối quan hệ kinh tế với các nước khối EU, cácnước có nền kinh tế phát triển đón dòng đầu tư từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và cácnước Đông Á tranh thủ tối đa hiệp định thương mại thế giới để tạo ra những

Trang 18

khả năng mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư và phát triểnnhững mối hợp tác kinh tế khác.

Có cơ chế phù hợp để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoàinhà nước và khai thác lợi thế của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn phát triểnkinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động

Trong đó bản kế hoạch đề ra:

KH 2009 KH 2010

3 Tổng giá trị sản xuất (Gía 1994) 9572,732 10630,700

5 Vốn đầu tư ngân sách do quận quản lý 110,0 110,1

6 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cơ

cấu ngành

a1 Vốn sự nghiệp có tính chất xây XDCB 17 17

b Vốn do thành phố đầu tư trên địa bàn 127 79

Đơn vị : Tỷ đồng

 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

- Duy trì tăng trưởng ổn định các cơ sở công nghiệp hiện có ở 3 khuvực tập trung là Thượng Đình, Nhân Chính, Giáp Bát theo hướng đầu tưchiều sâu, thay đổi thiết bị và công nghệ mới để nâng cấp chất lượng và hạnchế ô nhiễm

- Đẩy mạnh phát triển các ngành địch vụ: thương mại, du lịch, đào tạonghề, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, pháp luật, dịch vụ

Trang 19

đối ngoại trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của quận, coi đó

là một trong những khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của quận

- Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 dựkiến là 12,5%-13,5%/ năm với điều kiện khả năng huy động vốn cao (mỗinăm khoảng 170-200 tỷ đồng)

- Tập trung ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn: cơ khí, sản xuất thiết

bọ điện, điện tử, tin học, chế biến nông sản, dệt, da giầy, may mặc, vật liệuxây dựng cao cấp

- Định hướng tổ chức không gian công nghiệp: cơ bản duy trì 3 khucông nghiệp hiện có Hạn chế bố trí các doanh nghiệp công nghiệp mới rangoài 3 khu đó

* Ngành xây dựng: Dự kiến tốc dộ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005tăng 12%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng 10%/năm

* Tiểu thủ công nghiệp:

- Dự kiến tốc độ tăng trưởng: giai đoạn 2001-2005 tăng 24,5%; giaiđoạn 2006-2010 tăng 21,5%

- Hướng quy hoạch phát triển các ngành: chế biến nông sản, lâm sản,dệt, may mặc, cơ khí xây dựng và cơ khí dân dụng

- Tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp phát triển, cùng với các doanhnghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, tạo thành cơ cấu kinh

tế công nghiệp nhiều tầng liên kết chặt chẽ với nhau

+ Dịch vụ:

* Định hướng phát triển các ngành dịch vụ

- Phát triển dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống

- Phát triển các trung tâm thương mại

- Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ cao cấp: tài chính, ngân hàng, tưvấn, bảo hiệm, du lịch

* Quy hoạch hệ thống chợ

Trang 20

- Xoá các chợ tạm, chợ cóc, ổn định và khai thác có hiệu quả các chợThượng Đình, Khương Đình, Thanh Xuân Bắc, Kim Giang.

- Hình thành khuôn viên các chợ đầu mối theo đúng vị trí quy hoạch.+ Nông nghiệp thuỷ sản:

Từ 2005 trở đi, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thuỷ sản sẽ khôngđáng kể Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địabàn quận năm 2005 là 0,016% và năm 2010 là 0,006%

2.2 Lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý đô thị:

Trên cơ sở kết quả của kế hoạch 19/KH- UB,UBND quận tiếp tục thựchiện một số nhiệm vụ chính trong lĩnh vực đầu tư,triển khai xây dựng khu didân,hoàn thiện xây dựng một số trường theo quy hoạch đã được thành phốphê duyệt Cải tạo và quy hoạch lại một số trường học để đảm bảo các trường

đủ điều kiện về cơ sở vật chất ,phấn đấu được công nhận trường chuẩn quốcgia

Tăng cường đầu tư theo hướng xã hội hóa và phối hợp đầu tư xây dựngcác khu công viên cây xanh Nhân Chính,hồ điều hòa Khương Đình và HạĐình Phối hợp với sở giao thông công chính để cải tạo và mở rộng hệ thốngcấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân và đảm bảo cho việc cấp hoat nướckhông ngập úng Đầu tư cải tạo và hoàn thiện các công trình công cộng phục

vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Tăng cường sửdụng hợp lý và có hiệu quả vốn đầu tư,chống thất thoát lãng phí và thamnhũng trong đầu tư xây dựng

Hoàn thành xây dựng quy hoạch chi tiết tất cả các phường,quản lý đôthị theo quy hoạch được duyệt

Quận cũng đã chú trọng đầu tư XDCB.Trong đó đầu tư xây dựng cơbản từ nguồn vốn ngân sách được tổng hợp như sau:

- Tổng số vốn quản lý từ năm 2006 – 2010 là 157 tỷ đồng,được chia racác ngành giao thông đô thi 60 tỷ,giáo dục đào tạo 49 tỷ, y tế 1,9 tỷ, văn hóathể thao 22 tỷ, các ngành khác 24,1 tỷ

Trang 21

- Vốn do thành phố đầu tư trên địa bàn quận là 821 tỷ,dược chia ra cácngành giao thông đô thị 283 tỷ,giáo dục đào tạo 75 tỷ, văn hóa thể thao 326

tỷ, nhà ở 120 tỷ,các ngành khác 17 tỷ

Trang 22

Chỉ tiêu Giai đoạn 2001 – 2005 Giai đoạn 2006 – nay

Cơ cấu theo ngành(%) Tổng vốn đầu tư(Tỷ đồng) Cơ cấu theo ngành(%) Tổng vốn đầu tư(Tỷ đồng)

Chia ra các ngành:

Trang 23

2.3 Công tác giáo dục đào tạo – văn hóa – TT-TDTT-công tác y tế - dân số

và giải quyết việc làm.

Duy trì phổ cập THCS đúng độ tuổi,tiếp tục hoàn tất các điều kiện đểchuyển các trường mần non sang bán công,thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáodục

Tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia về y tế,nâng cao trách nhiệmchăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,đảm bảo nâng cao chất lượng sống.Công tác phòng bệnh ngày càng được chú trọng,không đẻ xảy ra các vụ dịchnguy hiểm

Đẩy mạnh có chiều sâu phòng trào toàn dân tham gia giữ gìn vệ sinh côngcộng,nâng cao chất lượng và duy tì vệ sinh đô thị,khắc phục tình trạng đổ phếthải,không đúng nơi quy định,từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường

Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa, lấy mục tieu chính là xâydựng người Hà Nội văn minh – thanh lịch và hiện đại làm nông cốt

Công tác giải quyết việc làm được chú trọng,quận phấn đấu bình quân mỗinăm giải quyết từ 4000 – 4500 việc làm cho người lao động

Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình,tuyên truyềnsâu rộng tromng nhân dân Pháp lệnh dân số,duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên củaquận còn < 1,05% ở năm 2010

Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân xuống dưới 1% so với số hộ dân hiện có ở giaiđoạn 2006-2010 và bình quân hàng năm giảm 30% số hộ nghèo hiện có Giaiquyết tốt chính sách đối với người có công,gia đình chính sách,hộ nghèo,cô đơn

LAO ĐỘNG – VĂN HOÁ – XÃ HỘI

Trang 24

Chỉ tiêu Đơn

vị

Thực hiện 2000

TH 2001

TH 2002

TH 2003

TH 2004

TH 2005

KH 2006

KH

2007 KH 2008

KH 2009

KH 2010

Số người được giải

quyết việc làm/năm

Trang 25

III Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận đến năm 2010

- Vị trí địa lý của quận rất thuận tiện cho phát triển thương mại và dịch

vụ, mở rộng giao lưu hàng hoá, có thể trở thành trung tâm phát luồng, phục

vụ phần lớn nhu cầu hàng hoá cho các tỉnh phía bắc và phía nam

- Trên địa bàn quận có khá nhiều di tích lịch sử văn hoá và có nhiềutrường đại học, viện nghiên cứu nên có lợi thế thúc đẩy phát triển văn hoá -

Là quận nội thành của Thủ đô, quận Thanh Xuân có nhiều điều kiệnthuận lợi để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, đó là:

- Giá trị SXCN chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế 78,7% tổng giá trịsản xuất trên địa bàn, trong đó có nhiều ngành sản xuất mũi nhọn của Thành

Trang 26

phố, đây là lợi thế quan trọng để thu hút lực lượng lao động và tạo đà thúcđẩy các hoạt động dịch vụ.

- Vị trí địa lý của quận rất thuận tiện cho phát triển thương mại và dịch

vụ, mở rộng giao lưu hàng hoá, có thể trở thành trung tâm phát luồng, phục

vụ phần lớn nhu cầu hàng hoá cho các tỉnh phía bắc và phía nam

- Trên địa bàn quận có khá nhiều di tích lịch sử văn hoá và có nhiềutrường đại học, viện nghiên cứu nên có lợi thế thúc đẩy phát triển văn hoá -

Các thành phần kinh tế phát triển khá,số lượng doanh nghiệp ngoàiquốc doanh tăng nhiều Quận đã tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tếtrên địa bàn quận phát triển;công tác quản lý nhà nước về kinh tế trên dịa bàntừng bước được nâng cao.Đã hoàn thành việc chuyển đổi HTX theo luật.Thực hiện đề án 17/TU về phát triển kinh tế HTX, UBND quận đã tạo điềukiện thúc kinh tế HTX trên địa bàn phát triển ,xây dựng và triển khai thựchiện đế án phát triển kinh tế HTX và kin h tế tư nhân đạt hiệu quả

- Công nghiệp : trên địa bàn quận đang được chuyển dịch theo hướngcông nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Quận Thanh Xuân có các khu côngnghiệp tương đối phát triển so với các quận khác trong đó 2 khu công nghiệptruyền thống Giáp Bát và Thượng Đình với các ngành nghề sản xuất đa dạngphong phú như: dệt, thuốc lá, cao su, hoá chất, xe có động cơ, khoáng phi kimloại, thiết bị điện, chế biến thực phẩm, cơ khí, giày da, chế biến gỗ v.v

Trang 27

Ngành công nghiệp giai đoạn 1996 - 2000 tuy phải vượt qua khó khăn,thách thức của cơ chế thị trường nhưng đã có bước phát triển Giai đoạn 2001

- 2005 tuy còn nhiều khó khăn nhưng tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá.Nhịp độ tăng giá trị sản xuất trong 10 năm đạt 21,2%; thời kỳ 1996 - 2000bình quân 26,5%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 là 16%/năm Năm 2005 đạt 3.318

tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994) tăng gấp 2,1 lần năm 2000 và 6,8 lầnnăm 1995 Hai năm 2006-2007 tăng bình quân 24,4%/năm và năm 2007 đạt4.826 tỷ đồng Công nghiệp trung ương chiếm 4%, công nghiệp quốc doanhđịa phương chiếm 18%, các thành phần kinh tế khác chiếm đến 78% Sốlượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng khá, từ 13.810 cơ sở năm 2000 đãtăng lên khoảng 17.870 cơ sở năm 2005 và trên 20.600 cơ sở năm 2007, chủyếu là các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh

Về cơ sở vật chất và công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp: cácdoanh nghiệp như ô tô Hoà Bình, phân xưởng bóng đèn của Công ty liêndoanh bóng đèn phích nước rạng đông, một số doanh nghiệp sản xuất giàyvải, giầy da, may mặc, cao su có công nghệ hiện đại, còn lại hầu hết các cơ

sở công nghiệp thuộc các ngành cơ khí hoá chất, dệt có cơ sở vật chất và quy

mô khá lớn nhưng công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp

Trong cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận năm 2003, công nghiệp

- xây dựng - tiểu thủ công nghiệp chiếm 78,7%, trong đó chủ yếu là côngnghiệp trung ương, công nghiệp ngoài quốc doanh đã ó sự phát triển đáng kểsong vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ

Trang 28

CÔNG NGHIỆP

Chỉ tiêu Đơn

vị

Thực hiện 2000

Thời kỳ 2001 – 2005 Giai đoạn 2006 - 2010 Bình quân

năm thời kỳ

2001 - 2005

Bình quân năm thời kỳ

2006 - 2010

TH 2001

TH 2002

TH 2003

TH 2004

TH 2005 KH

2006

KH 2007

KH 2008 KH 2009 KH 2010

1 Tổng giá trị

sản xuất

Tỷ đồng 2.184,349 2.631,074 3.464,184 4 257,45 4.380,263 5 521,252 6 294,227 7 238,361 8 324,115 9 572,732 10.630,700 4.050,8448 8.412,027

- Công nghiệp

ngoài quốc doanh

Tỷ đồng

60,950 138,640 247,814 478,827 556,225 336,722 420,900 505,080 606,096 727,315 909,144 8.854,704 351,6456

2 Giá trị tăng

them

Tỷ đồng

83,274 446,725 833,11 793,267 122,812 1.140,99 772,975 944,134 1.085,75 1.203,62 1.057,97 667,3806 1.012,8896

- Công nghiệp

ngoài quốc doanh

Tỷ đồng

20,101 77,690 109,174 231,013 77,398 219,503 84,178 84,180 101,016 121,219 181,829 142,9556 114,4844

Trang 29

- Dịch vụ : Các hoạt động dịch vụ đang phát triển Trên địa bàn quậnchưa hình thành các trung tâm thương mại lớn, các loại hình dịch vụ caocấp (tài chính, bảo hiểm, tư vấn, du lịch ) đã hình thành nhưng chưa pháttriển Hệ thống màng lưới chợ hiện có 5 chợ được đầu tư xây dựng theoquy hoạch, bước đầu hoạt động chưa ổn định song cần phải được tăngcường quản lý để khai thác hiệu quả hơn.

- Nông nghiệp : Sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng giảm, giá trịsản xuất nông nghiệp năm 2005 chỉ chiếm 0,045% trong cơ cấu kinh tế trênđịa bàn quận Phấn đấu đến năm 2010 chỉ còn chiếm 0,018%

Trang 30

BẢNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

Chỉ tiêu Đơn vị Thực

hiện 2000

quân năm thời

kỳ 2001 2005

-Bình quân năm thời

kỳ 2006 2010

-TH 2001

TH 2002

TH 2003

TH 2004

TH 2005

KH 2006

KH 2007

KH 2008

KH 2009

KH 2010

Trang 31

Hoàn thành và vượt mức thu ngân sách nhà nước trên địa bàn,năm

2001 thu từ sự nghiệp kinh tế của Quận là 34,78 tỷ,năm 2004 ước đạt 77,6 tỷ.Trong đó thu thuế ngoài quốc doanh của quận thực hiện năm 2001 là 14,3 tỷđồng,năm 2004 dự kiến thu 58 tỷ đồng gấp hơn 3 lần năm 2001 Giai đoạn2001- 2004 thu từ sự nghiệp kinh tế của quận tăng bình quân 45%/năm

Hoàn thiện báo cáo quyết toán thu chi ngân sách năm 2007 trìnhHĐND quận phê chuẩn và báo cáo thành phố

Tổng thu NSNN trên địa bàn quận 7 tháng đầu năm 2009, thực hiện

365 tỷ 762 triệu đồng, đạt 82,4 % KH thành phố giao và 79,6 % KHHĐNDquận quyết định,tăng 80% so với cùng kỳ năm 2007; trong đó số quận thu 302

tỷ 865 triệu đồng đạt 76,6% KH thành phố giao và 73,7 % HĐND quận quyếtđịn, tăng 71% so với cùng kỳ 2007; ước cả năm 2008 vượt 28% thu 570.198triệu

Chi ngân sách 7 tháng,thực hiện 99 tỷ 137 triệu đồng( bao gồm cả chitiêu thành phố), đạt 45,8% KH năm; trong đó chi thường xuyên thực hiện 65

tỷ 754 triệu đồng, đạt 54,4% KH ; ước thực hiện cả năm 211,151 triệuđồng,đạt 97% KH thành phố giao đầu năm và bằng 87 % dự toán do HĐNDgiao Đảm bảo tiết kiệm,đúng quy định

1.2.Về đầu tư xây dựng và quản lý đô thị

1.2.1 Về đầu tư xây dựng:

Trong 4 năm đầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của quận liên tục tăng,sốlượng và chất lượng công trình hoàn thành đạt chất lượng cao,đã giải quyếtmột phần nhu cầu dân sinh trên địa bàn quận:

- Hạ tầng đo thị,hạ tầng xã hội và các công trình phúc lợi công cộngđược đầu tư và quan tâm thường xuyên

- Khu đô thị mới Nhân Chính đã được xây dựng,đưa vào xây dựngmột phần

Ngày đăng: 28/09/2012, 11:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN - Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010.DOC
BẢNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN (Trang 30)
BẢNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN - Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2010.DOC
BẢNG THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w